• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • 80% trẻ em Trung Quốc là do ông bà trông nom chăm sóc, liệu có ổn không?

    2013-09-12 16:46:46     CRIonline


    Các bạn thân mến, một thăm dò đối với hơn 20 nghìn người cho thấy, trong các gia đình bình thường ở Trung Quốc, 54% trẻ em dưới 3 tuổi là dò bà nội chăm sóc, 23% do bà ngoại chăm sóc. Ngoài ra, có 15% do bảo mẫu trông nom, 5% do mẹ nghỉ làm trông nom chăm sóc. Cũng tức là có gần 80% trẻ em là do ông bà trông nom. Nhìn từ con số thống kê của Cục Dân chính Trung Quốc cho thấy, ông bà trông nom trẻ em dường như là sự lựa chọn tất yếu của xã hội. Từ năm 2008 đến năm 2010, thành phố Bắc Kinh hàng năm có hơn 170 nghìn trẻ chào đời, năm 2011 có 190 trẻ sơ sinh, năm 2012 có hơn 190 nghìn trẻ sơ sinh, con số này còn sẽ tiếp tục tăng lên cho đến năm 2014, số trẻ em sẽ tiếp tục tăng nhanh. Mặt khác, đến năm 2010, thành phố Bắc Kinh có hơn 2,35 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 18,7% dân số hộ khẩu thường trú, hơn nữa đang tăng lên với tốc độ 170 nghìn người mỗi năm, đến năm 2015 số người cao tuổi chiếm 23% tổng dân số thành phố. Một mặt là trẻ sơ sinh không ngừng tăng lên, mặt khác là ngày càng nhiều người cao tuổi từ xã hội trở về gia đình, đã thay đổi "chiến trường chính" của cuộc sống. "Chăm sóc cháu" tất trở thành sự gửi gắm cuộc sống của những người cao tuổi này. Vậy thì ông bà chăm sóc cháu có những lợi hại gì? Giáo dục cách thế hệ liệu có ổn không? Trong tiết mục Lăng kính cuộc sống hôm nay, chúng tôi xin cùng các bạn trao đổi về vấn đề này. 

    A:Nội dung mà chúng ta thảo luận hôm nay có liên quan chặt chẽ đến các bậc phụ huynh. Đúng vậy, việc giáo dục con cái như thế nào đã trở thành tiêu điểm quan tâm của các bậc phụ huynh. Trong khi đó, những băn khoăn và khó xử nảy sinh từ việc ông bà nuôi dạy cháu đã trở thành hiện tượng phổ biến mà những người làm cha làm mẹ ở Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay.

    B:Vâng. Điều tra cho thấy, trong số những người cao tuổi Trung Quốc trông cháu, 24% có trình độ văn hoá đại học, khoảng 43% có trình độ văn hoá trung học cơ sở, 21% có trình độ văn hoá tiểu học, còn có 11% chưa bao giờ đi học. Trong quá trình trông cháu, phần lớn người cao tuổi cảm thấy vấn đề khó nhất chính là "sự bất đồng về quan niệm với bố mẹ cháu", 1/4 người cao tuổi có cảm giác như vậy. Ngoài ra, còn có 21% người cao tuổi cảm thấy không đủ sức, 16% cảm thấy hiệu quả giáo dục của mình không rõ rệt, và hơn 44% thừa nhận mình quá quan tâm và chiều chuộng các cháu.

    A:Ông bà trông cháu thì thường hay nuông chiều, nên tất nhiên sẽ khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt, hiện nay tất cả những người làm cha mẹ đều phải đối mặt với vấn đề này trong khi nuôi dạy con cái. Anh TL có nhìn nhận như thế nào đối với vấn đề này?

      C: Theo phân tích của chuyên gia, ông bà trông nom chăm sóc nuôi dạy cháu dễ gây ra sáu thói hư: Một là ích kỷ, làm việc thường lấy mình làm chính, việc gì cũng cũng chỉ biết đến mình, không biết đến người khác; hai là bướng bỉnh, ngang tàng và kiêu ngạo, quan hệ giữa các thành viên gia đình bị đảo lộn, ra bên ngoài xã hội không biết tôn trọng người khác; ba là khả năng thích ứng xã hội kém, tính cách có khuynh hướng lập dị, thiếu nhiệt tình; bốn là tinh thần tự chủ và khả năng tự chăm sóc kém, quá ỷ lại người khác; năm là không tiếc của, trong tiêu dùng hay đua đòi khoe khoang; sáu là học tập bị động, thiếu tinh thần chịu khó nghiên cứu, có tâm lý chán học.

      B: Vâng, tất cả các bậc phụ huynh đều phải đối mặt với những thói quen không tốt này, nếu muốn giải quyết vấn đề này cần cả hai thế hệ ông bà và bố mẹ cùng giải quyết, thay đổi quan niệm giáo dục gia đình. Anh thấy có đúng không?

    C: Vâng, đúng vậy. Ví dụ như tính bướng bỉnh, ngang tàng và kiêu ngạo của trẻ em, phụ huynh cần đưa ra quy định kịp thời, đúng lúc với con cái theo đặc điểm độ tuổi của trẻ em. Tủ đựng đồ chơi, kệ sách nhỏ, ngăn kéo của mình đều phải tự thu dọn ngăn nắp, đồ chơi lấy ra chơi xong phải cất về chỗ cũ, nếu không mẹ sẽ tịch thu, nhưng chú ý thái độ của mẹ cần phải kiên quyết chứ không nên hung dữ. Sử dụng cách đó, phụ huynh cần phải dùng lời lẽ kiểu trò chơi để trao đổi với trẻ em, đồng thời phải kịp thời khẳng định và khen thưởng ơối với những biểu hiện tốt của trẻ em.

    A:Ngoài ra, cá nhân LQ thì cho rằng, vun đắp cho trẻ em những thói quen tốt, đòi hỏi mọi người trong gia đình phải thống nhất ý kiến trong việc nuôi dạy trẻ, để cho trẻ có tư duy độc lập. Những việc gì con cái có thể tự suy nghĩ, thì nên để con tự suy nghĩ. Những vấn đề gì con cái có thể tham gia thảo luận và đưa ra quyết định, thì nhất định nên cho con cái tham gia, cũng để con cái nêu ý kiến. Bồi dưỡng cho con cái tinh thần khắc phục khó khăn. Khi con cái gặp khó khăn, cha mẹ không nên giải quyết hộ con.

    B:Ngoài ra, Sảnh Hoa còn phải bổ xung thêm một điều. Nuôi dạy con cái phải bắt đầu từ bản thân mình, phải làm gương cho con cái. Bởi vì bố mẹ không những là người thầy đầu tiên mà còn là người thầy tốt nhất của trẻ, trẻ sẽ lấy người nhìn thấy đầu tiên làm đối tượng mô phỏng. Anh Thanh Long thấy có đúng không ạ?

    C: Vâng, chị nói rất đúng. Bởi vậy các vị chuẩn bị nghỉ hưu ở nhà chăm sóc trẻ em cũng cần phải cố gắng trở thành "phụ huynh cách thế hệ" lý tưởng. Cư dân mạng đã thông qua Tiểu Blog trưng cầu thu thập được 10 "tiêu chuẩn tư cách" làm "phụ huynh cách thế hệ" lý tưởng bao gồm: Có sức khoẻ, tâm hồn trẻ trung, thích nuôi dạy các cháu; sức khoẻ tâm thần, tình cảm ổn định; thói quen vệ sinh gia đình và cá nhân tốt, không hút thuốc lá, không uống rượu; hiểu biết kiến thức dinh dưỡng bữa ăn và chăm sóc cuộc sống của trẻ em; tính tình vui vẻ, kỹ năng giao tiếp tốt; thích hoạt động ngoài trời, thường xuyên đưa trẻ em ra ngoài nhận biết thế giới chung quanh; có cơ sở văn hoá nhất định, có thể giáo dục vỡ lòng đối với trẻ em. Khéo hướng dẫn giáo dục; có thể nhận biết nhanh nhạy những thay đổi về thể chất và tâm lý của trẻ em, kịp thời trao đổi với cha mẹ của trẻ em; sẵn sàng và khéo tiếp thu kiến thức mới, quan niệm mới, dùng quan niệm và phương pháp giáo dục gia đình hiện đại giáo dục trẻ em.

    A:Ông bà trông nom dạy bảo cháu được tốt cũng không phải là chuyện dễ dàng. Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát nhi đồng rất dễ thương: Thương yêu con xin hãy ôm ấp con do Từ Anh Hạn và Đoàn Lệ Dương hai ngôi sao nhỏ của Trung Quốc thể hiện.

    Lời ca có đoạn: Nếu như thực sự thương yêu con xin hãy ôm ấp con, luôn ở bên con. Nếu như thực sự thương yêu con xin hôn lên má con. Nếu như thực sự thương yêu con xin hãy khen ngợi con.

    B: Bài hát này rất đáng yêu. Hoan nghênh quý vị và các bạn quay trở lại chương trình. Chúng ta hãy tiếp tục đề tài thảo luận hôm nay: Ông bà trông cháu có được không? Vậy, các nước trên thế giới có "tuyệt chiêu" gì ứng phó vấn đề này không nhỉ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

    A: Đúng vậy, đối với những người điều kiện kinh tế khả giả mà nói thì hai vợ chồng một người không đi làm, ở nhà trông nom con cái, làm công việc nội trợ thì không có vấn đề gì, báo giới cũng từng giới thiệu, hiện nay có một xu thế là ngày càng có nhiều chị em trí thức nhưng lại ở nhà trông nom con cái, làm công việc nội trợ. Trong khi đó, mời người giúp việc có tốt chất cao trông nom con cái cũng mất khá nhiều tiền. Thế nhưng, những gia đình có đủ điều kiện kinh tế để vợ hoặc chồng ở nhà, hay mời người trông nom con cái cũng không phải là nhiều.

    B:Trung Quốc và nước ngoài đều gặp phải vấn đề tương tự, đây cũng là nguyên nhân trực tiếp chính giải thích vì sao ở nhiều nước và khu vực phát triển, chính phủ vẫn dành sự ủng hộ to lớn cho việc nuôi dạy con cái, một nguyên nhân trực tiếp khác là giảm nhẹ gánh nặng, khuyến khích sinh đẻ, nhằm ứng phó hiện tượng "xã hội già hoá". Anh Thanh Long có biết các nước khác trên thế giới có những biện pháp gì để giải quyết vấn đề này?

    C: Vâng, tại các nước, có một sự hỗ trợ trực tiếp nhất là trợ cấp nuôi con, những gia đình có con đều được nhận trợ cấp tiền mặt trực tiếp. Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là trợ cấp nuôi con ở Xin-ga-po. Ở xin-ga-po, nếu cứ sinh con là được thưởng tối thiểu 9 nghìn Đô la Xin-ga-po, tức khoảng 43 nghìn 300 Tệ. Ở nước Anh, gia đình có một đứa con, mỗi năm được ưu đãi thuế nhiều nhất là 3265 Bảng Anh, tức khoảng 31 nghìn Tệ. Ngoài hoàn thuế trực tiếp cho gia đình nuôi con ra, Công ty cũng có lợi. Chính phủ Anh khuyến khích doanh nghiệp mua phiếu ưu đãi nuôi con. Mỗi năm, mỗi doanh nghiệp nhiều nhất có thể cung cấp phiếu ưu đãi nuôi con trị giá 1 nghìn Bảng Anh, tức khoảng 9490 Tệ cho viên chức của mình, viên chức có thể dùng phiếu ưu đãi này trả chi phí chăm sóc trẻ em.

    A:Đúng vậy, ngoài hai trường hợp trên, còn có một cách hỗ trợ là trực tiếp mở trường hay trợ cấp cho dự án gửi trẻ, ở nhiều nước và khu vực, ngân sách công đầu tư cho nhà gửi trẻ rất nhiều. Có nhiều nhà gửi trẻ, trung tâm gửi trẻ nửa ngày, trung tâm cung cấp dịch vụ gửi trẻ tạm thời, v.v. Việc mà các cơ quan chức năng của chính phủ phải làm là quản lý tốt.

    B:Được biết, có một số dịch vụ công cộng hết sức chu đáo. Thí dụ như, một số nhà trẻ sẽ kéo dài thời gian tan học, để bố mẹ ở cơ quan không cần lo vấn đề đón con. Có một số khu chung cư còn xây dựng những trung tâm hoạt động, để trẻ em sau khi tan học có người trông nom, không chạy lung tung.

    C: Tôi xin bổ sung thêm một điều, còn có một biện pháp nữa là đào tạo, giám sát quản lý những người chăm sóc, nuôi dạy trẻ em: Rất nhiều người cho dù không phải lo về kinh tế, cũng không muốn tìm bảo mẫu cho trẻ em, lý do đa số là vì lo ngại vấn đề tố chất của bảo mẫu. Ngoài tìm cách đảm bảo tố chất ra, một số địa phương cũng đang cung cấp một cách sáng tạo sự "lựa chọn bảo mấu" nhiều hơn. Lấy ví dụ Hồng Công Trung Quốc, Hồng Công có một "Chương trình hàng xóm láng giềng hộ trông trẻ em". Phụ nữ nội trợ gia đình có thể đăng ký làm "người tình nguyện bảo mẫu cộng đồng", qua xét duyệt, đào tạo , sát hạch nghiêm ngặt, họ mới có thể làm việc, hơn nữa tư liệu hồ sơ đều được cơ quan Chính quyền cất giữ bảo tồn. Cơ quan hữu trách thẩm tra nghiêm ngặt đối với cả hai bên, sau đó giới thiệu người thích hợp nhất với gia đình cần bảo mẫu, cha mẹ tan tầm là có thể trực tiếp đến nhà "bảo mẫu" đón con. "Bảo mẫu" thực ra là người tình nguyện, chỉ thu một ít tiền tượng trưng mà thôi.

    B: Việc nuôi dạy thế hệ sau không chỉ là vấn đề gia đình, cần tăng cường dịch vụ công cộng. Vậy, chi tiêu công về mặt nuôi dạy trẻ ở Trung Quốc là bao nhiêu nhỉ? Con số tham khảo chính thức duy nhất của "Bảng quyết toán chi tiêu ngân sách công trong cả nước năm 2012" cho thấy, có một nội dung là "phúc lợi nhi đồng", con số là 4 tỷ 707 triệu Nhân dân tệ. Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số cả nước Trung Quốc lần thứ 6 cho thấy, Trung Quốc có 75,53 triệu trẻ từ 0 đến 4 tuổi, cứ cho là khoản chi tiêu phúc lợi nhi đồng này chi tiêu hết cho từng đấy cháu, trung bình mỗi cháu chỉ có 62,3 Nhân dân tệ/năm. Tuy con số này chỉ là tính toán sơ bộ, nhưng cũng đủ để nói rõ vấn đề này. Anh thấy thế nào?

    C: Vâng. Chúng ta hãy so sánh với các nước, theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, tỉ trọng chi tiêu ngân sách về mặt nuôi dạy con cái chiếm trong GDP của 33 nước thành viên của Tổ chức này, Hàn Quốc ít nhất cũng chiếm 0,57%, Pháp nhiều nhất lên tới 3,68%. Còn Hà Lan được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc chọn là nước có tình hình phúc lợi trẻ em tốt nhất trong các nước giàu có, chiếm 2,86 %. Qua so sánh các con số đó chúng ta thấy, đầu tư của Trung Quốc trong việc nuôi dạy, chăm sóc thế hệ con cái còn kém rất nhiều, còn cần tăng cường mức lớn cường độ các dịch vụ công cộng.

    B:Chúng tôi đã đề cập tới các cơ sở hạ tầng công cộng, có thể nói, hiện nay, nội địa Trung Quốc vẫn còn khá thiếu những cơ sở hạ tầng này, nếu không có những dịch vụ công cộng và biện pháp ưu đãi này, việc nuôi dạy con của hai vợ chồng làm công ăn lương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong tình hình dịch vụ công cộng chưa hoàn thiện, các bậc phụ huynh chỉ có thể chọn cách khá truyền thống đó là gửi "ông bà trông cháu".

    A:Vì vậy, thảo luận vấn đề lợi và hại trong việc ông bà nuôi dạy cháu không phải là quan trọng nhất, mà phải dựa trên tình huống có lựa chọn. Điều quan trọng là trước tình hình thiếu sự hỗ trợ của dịch vụ công, những gia đình thu nhập ba cọc ba đồng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy con cái, không thể đưa con đến chỗ làm, lại càng không thể để con ở nhà, phần lớn các gia đình đều phải nhờ ông bà giúp chăm nom cháu. Vậy thì, muốn giải quyết vấn đề này thì không những các bậc phụ huynh phải thay đổi quan niệm, cùng ông bà nội ngoại cố gắng góp sức nuôi dạy con cái, về cơ bản vẫn cần phải có sự đầu tư lớn hơn của nhà nước để cải thiện dịch vụ công.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>