• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Giáo dục song ngữ đã bắc nhịp cầu cho các dân tộc Tân Cương đi ra thế giới

    2013-08-21 16:33:09     CRIonline

    LQ – Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san văn hóa". Đến với tiết mục này hôm nay, ngoài LQ ra còn có anh HA. Xin mời anh HA.

    HA – Xin chào LQ, xin chào quý vị vị và các bạn.

    LQ – Các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san văn hóa" hôm nay, trước hết HA và LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Giáo dục song ngữ đã bắc nhịp cầu cho các dân tộc Tân Cương đi ra thế giới

    HA- Sau đó là bài: Ông Hoàng Cách Thắng với họa phái Ly Giang

    LQ - Thưa quý vị và các bạn, để nâng cao trình độ giáo dục của bà con ở những khu chăn nuôi xa xôi và những khu vực nghèo khó, mà đặc biệt là vùng phía nam Tân Cương, để cho con em của người dân chăn nuôi được hưởng quyền lợi giáo dục một cách bình đẳng .

    HA - Chính quyền Khu Tự trị Tân Cương miền Tây bắc Trung Quốc đã đặc biệt tài trợ cho rất nhiều thanh thiếu niên đến các thành phố lớn và vừa trong Khu Tự trị, như: U-rum-xi v.v học lớp dự bị "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương".

    LQ - Bắt đầu từ năm 2004, Tân Cương quyết định mở lớp dự bị "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" ở 8 thành phố trong toàn Khu tự trị Tân Cương, như: U-rum-xi v.v, hiện nay, đã có 22 trường của 11 thành phố mở lớp học này.

    HA - Qua đào tạo giáo dục song ngữ, phần lớn các em học sinh sau khi tốt nghiệp cấp hai đều có thể làm đơn xin vào những trường cấp ba ở những thành phố lớn trong nội địa, có nhiều thanh thiếu niên thông qua con đường này đi ra khỏi vùng núi nghèo khó.

    LQ - "Em muốn sau khi học xong ở đây, sẽ vào nội địa tiếp tục học tập, rồi ở lại Khơ-chư, xây dựng Khơ-chư. Em cảm thấy Khơ-chư có rất nhiều khu du lịch, hoa quả của Khư-chư rất ngon, em muốn giới thiệu với các bạn nước ngoài hoa quả của Khơ-chư."

    HA - Cô bé người dân tộc Uây-ua đang nói chuyện với phóng viên tên là Mai-ơ-ha-ba năm nay 13 tuổi, là một trong những học sinh may mắn được chính phủ trợ giúp đặc biệt.

    LQ - Lúc nhỏ Mai-ơ-ha-ba sinh sống ở Khơ-chư, thông qua sự nỗ lực của mình, Mai-ơ-ha-ba đã thi đỗ vào lớp dự bị "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" của trường trung học số 66 thành phố U-rum-xi.

    HA - Từ tháng 9 năm 2004, trường trung học số 66 bắt đầu nhận học sinh "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" của Khơ-chư, Tu-lu-phan v.v, hiện nay, số học sinh lớp dự bị "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" đang học tại trường đã lên đến hơn 900 em, trong đó có 90% học sinh dân tộc thiểu số đến từ những vùng sâu, vùng xa.

    LQ - Ngày 10 tháng 9 năm 2006, đồng chí Hồ Cẩm Đào lúc đó là Chủ tịch nước đã đến khảo sát trường trung học số 66, thăm các em học sinh của lớp "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương", đồng thời để cổ vũ các giáo viên và học sinh của trường, đồng chí đã đề từ trên bảng đen "Công lao dạy dỗ, suốt đời không quên".

    HA - Tân Cương là vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, các dân tộc thiểu số, như: dân tộc Uây-ua, dân tộc Ca-dắc, dân tộc Mông-cổ đều có ngôn ngữ và chữ viết riêng của mình.

    LQ - Trước kia, có một số nơi, các em học sinh thuộc các dân tộc khác nhau thì học ở những trường khác nhau, khiến cho rất nhiều em học sinh các dân tộc thiểu số chỉ biết nói tiếng của dân tộc mình.

    HA - Hiện tượng này đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận giáo dục đại học cao đẳng cũng như khi đã trưởng thành đi tìm việc làm của các em học sinh dân tộc thiều số này, thậm chí ngay cả việc hòa nhập vào cuộc sống của xã hội hiện đại cũng gặp khó khăn. LQ - Nhiệm vụ hàng đầu của lớp dự bị "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" là giúp các em học sinh đến từ khu vực Khơ-chư, Tu-lu-phan v.v nâng cao trình độ tiếng phổ thông Hán ngữ để tiện cho các em chuẩn bị tiếp nhận giáo dục cao hơn. Thầy Mạnh Lãng, Hiệu Trưởng Trường Trung học số 66 thành phố U-rum-xi cho phóng viên biết:

    HA - "Có những em không biết nói một câu tiếng phổ thông, để nâng cao trình độ Hán ngữ của các em, giáo viên của trường đã biên soạn một bộ giáo trình, được tặng giải nhì của Khu tự trị. 8 tháng đầu các giáo viên dạy cho các em ngữ văn của tiểu học, sau đó mới dạy ngữ văn của cấp hai".

    LQ - Nói đến ý nghĩa của việc giáo dục song ngữ, Hiệu Trưởng Mạnh Lãng cho biết:

    HA - "Đào tạo như vậy, các em có thể biết thêm một thứ tiếng, vừa biết tiếng Hán, lại biết tiếng Uây-ua và cả tiếng Anh nữa, sau này những em học sinh này sinh phải đi vào xã hội, không đi vào xã hội thì làm sao phát triển được ? Mà muốn đi ra ngoài thì nhất định phải biết tiếng Anh và tiếng Hán."

    LQ - Trong lớp "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" bất kể là các em học sinh dân tộc Hán hay dân tộc thiểu số đều cùng chung sống và học tập, các em chung sống trong bầu không khí hòa thuận, khiến các giáo viên và học sinh các dân tộc thân mật như anh em trong một nhà: Cùng nhau ca múa, cùng ở ký túc xá, cùng ăn một mâm, cùng học ngôn ngữ, cùng nhau tiến bộ, cùng vui ngày lễ, cùng bảo vệ trường, cùng vượt khó khăn".

    LQ - Hiệu Trưởng Mạnh Lãng còn cho phóng viên cho biết:

    HA - "Chẳng hạn như: Cùng vui ngày lễ, thì mỗi khi đến Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Tết Nguyên tiêu v.v, giáo viên kể cho các về nguồn gốc của những ngày Tết này, như vậy có thể giúp các em hiểu biết và giao lưu với nhau".

    LQ - Các em học lớp "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" phải xa bố mẹ, nhà trường đã trở thành ngôi nhà ấm cúng của các em, các giáo viên là người thân của các em.

    HA - Trong trường trung học số 66 thành phố U-rum-xi, về mặt học tập có lớp phụ đạo, còn trong ký túc xá còn có lớp phụ trách sinh hoạt, cứ 80 học sinh là có một giáo viên Chủ nhiệm chuyên phụ trách về sinh hoạt hàng ngày của các em. Khi Mai-ơ-ha-ba vào học ở trường mới có 12 tuổi, em cho phóng viên biết:

    LQ - "Khi mới đến em không quen, ở trường em không quen bạn nào, cảm thấy rất lẻ loi, nhớ nhà. Trong cuộc sống cũng cảm thấy có chút không thích ứng, thời tiết ở đây không giống như ở nhà. Sau khi vào trường thầy cô và các bạn đều giúp đỡ, nên quen dần. Giáo viên phụ trách về sinh hoạt đã giúp chúng em trong cuộc sống hàng ngày, khi mới đến thầy cô đã hướng dẫn cho chúng em những thường thức trong sinh hoạt. Ngoài giờ học, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động, như hoạt động ngày chủ nhật vui vẻ v.v".

    HA - Hiện nay, Mai-ơ-ha-ba còn phụ trách đài truyền hình của trường. Lúc rảnh rỗi em quay phim về cuộc sống của các bạn, các hoạt động của nhà trường, tuy cuộc sống rất bận rộn, nhưng em cảm thấy rất phong phú.

    LQ - Kể từ ngày trường trung học số 66, thành phố U-rum-xi tổ chức lớp dự bị "Cấp hai trong nội bộ Tân Cương" cho đến nay, đã có rất nhiều em thi đỗ vào trường trung học ở nội địa, anh của Mai-ơ-ha-ba cũng từ trường trung học số 66 đến Thượng Hải học cấp ba.

    HA - Giới thiệu về anh trai, Mai-ơ-ha-ba nói một cách rất tự hào:

    LQ - "Em muốn đi Thượng Hải, vì anh em ở Thượng Hải, thường xuyên gửi ảnh cho em, em thấy Thượng Hải rất phát triển, rất đẹp".

    HA - Đúng như Nguyên Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào hằng mong muốn: "Công lao dạy dỗ, suốt đời không quên", các em học sinh từng học ở trường trung học số 66 vẫn thường xuyên liên hệ với các giáo viên của trường giới thiệu về tình hình học tập và bước trưởng thành của mình.

    LQ - Thầy Trương Bí thư Đảng ủy của trường cho phóng viên biết:

    HA - "Các giáo viên cảm thấy rất vui. Cứ được nghỉ là các em về thăm trường, thăm thầy cô, các em có tình cảm rất sâu đậm với thầy cũ, trường xưa, còn thường xuyên nhắn tin cho các thầy cô, cho biết mình đã đạt thành tích gì, đi tập quân sự vất vả hay không, có em còn viết thư, ôn lại những kỷ niệm ở trường và những việc khiến các em cảm động".

    LQ - Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, người dân các dân tộc ở Tân Cương ngày càng ý thức được rằng: Muốn đi ra thế giới, thì nhất định phải đi ra toàn quốc, mà đi đến toàn quốc thì nhất định biết nói tiếng phổ thông.

    HA - Thanh niên các dân tộc thiểu số phải vừa nói được tiếng mẹ đẻ, lại nói được tiếng phổ thông, là một việc lớn liên quan đến tiền đồ của bản thân mình cũng như sự phát triển toàn diện của kinh tế xã hội Tân Cương.

    LQ - Được biết, tháng 3 năm 2011, chính quyền Khu tự trị Tân Cương đã ban bố "Quy hoạch phát triển giáo dục song ngữ cho các em dân tộc thiểu số từ vỡ lòng và trung tiểu học "

    HA – Quy hoạch này đã nêu ra một cách rõ ràng việc ủng hộ hơn nữa đối với giáo dục song ngữ, nâng cao tỷ lệ học sinh trung tiểu học dân tộc thiểu số tiếp thu giáo dục song ngữ.

    LQ – Trên đây, HA và LQ vừa giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Giáo dục song ngữ đã bắc nhịp cầu cho các dân tộc Tân Cương đi ra thế giới

    HA – Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Hoa hồng Tân Cương do ban nhạc Phượng hoàng Truyền kỳ thể hiện  

    LQ – Trên đây, chúng ta vừa thưởng thức bài hát: Hoa hồng tân Cương. Sau đây, HA và LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Hoàng Cách Thắng với họa phái Ly Giang

    HA - Quý vị và các bạn thân mến, ông Hoàng Cách Thắng là người dân tộc Choang, sinh năm 1950 ở Vũ Tuyên Quảng Tây Trung Quốc. Ông là nhà hội họa nổi tiếng cũng là nhân vật tiêu biểu trong Họa phái Ly Giang.

    LQ - Năm 1980, Hoàng Cách Thắng thi đỗ cao học Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, theo học với giáo sư Hoàng Độc Phong nhà hội họa nổi tiếng.

    HA - Hiện nay, ông Hoàng Cách Thắng là Hiệu trưởng Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Quảng Tây. Giám đốc Viện thư họa Dân tộc Quảng Tây, chuyên gia xuất sắc được trợ cấp đặc biệt của Quốc vụ viện Trung Quốc.

    LQ - Ông Hoàng Cách Thắng là nhà hội họa toàn năng, tài năng nghệ thuật của ông khởi bước từ lối vẽ tứ vi đối với các nhân vật trong tranh Trung Quốc

    HA - Thời cao học, ông chủ yếu nghiên cứu cách thức thể hiện các loài hoa và chim muông, nhưng cuối cùng ông đã chọn tranh non nước làm đối tượng sáng tác và cũng đã thành danh với những tác phẩm tranh non nước. LQ - Tác phẩm của ông Hoàng Cách Thắng mang phong cách hoành tráng, nhưng ý thức lại rất sâu sắc, thể hiện nét vui thú tự nhiên, có thể là thể thức đoan trang, phiêu dật, thanh nhã cao sang, tự nhiên chất phác.

    HA - Những tác phẩm có tính chất tiêu biểu của ông, gồm: "Ly Giang lý đồ" , "Áng trăng quê dân tộc Động", "Trung Hoa trong lòng tôi" v.v.

    LQ - Đặc điểm nổi bật nhất trong tranh non nước của ông Hoàng Cách Thắng là những tác phẩm này đều được sáng tác trực tiếp ngay tại hiện trường.

    HA - Ông Hoàng Cách Thắng rất sốt sắng với hoạt động thực tiễn, đứng trước thắng cảnh non nước thiên nhiên, ông từng bộc phát một ham vọng sáng tác đến mức cuồng nhiệt.

    LQ - Ông còn khá sành sõi trong việc đưa những thú vui của cuộc sống vào trong những tác phẩm tranh non nước.

    Những tác phẩm siêu phàm thoát tục mang khí thế hoành tráng của ông, có quan hệ chặt chẽ với tính cách con người của ông, ông tính tình phóng khoáng, ưa thích thể thao và nhất là môn bóng rổ.

    HA - Tác phẩm tiêu biểu "Ly Giang bách lý đồ" của ông Hoàng Cách Thắng được sáng tác vào năm 1985, ông phải bỏ ra 3 năm ròng mới hoàn thành tác phẩm này.

    LQ - Tác phẩm đã áp dụng phương thức chia đoạn thể hiện nét đẹp tuyệt vời của thắng cảnh non nước cùng với các phong tục tập quán trong cuộc sống của những người dân địa phương, rồi qua những bức tranh phong cảnh khi bình minh, ban ngày, ban đêm trên sông Ly Giang để thể hiện sự thống nhất, đột phá giới hạn về không gian và thời gian trong bốn mùa của tranh cuộn Trung Quốc.

    HA - Ly Giang trong màn sương mù, trong cảnh sấm rền, chớp động, dưới ánh nắng chan hòa đều được ông thể hiện đầy đủ và cực kỳ sinh động, khiến cho giai điệu sống của dòng sông Ly Giang hoàn toàn được thể hiện bằng giấy mực của ông.

    LQ - Để sáng tác "Ly Giang bách lý đồ", ông Hoàng Cách Thắng đã đi lại hơn 20 lần trên dòng sông Ly Giang, tốc ký tới hàng trăm bức tranh, tìm kiếm và tra cứu một khối lượng lớn các dữ liệu và tranh ảnh có liên quan đến dòng sông Ly Giang, ông nói:

    HA - "Năm 1985, đúng vào lúc khởi điểm của 'Trào lưu mỹ thuật mới', tôi không còn sự lựa chọn nào khác, đặt nét chấm phá của mình vào đối tượng quen thuộc nhất, hiểu biết sâu sắc nhất và cũng là điểm tựa tìmh cảm của mình, một khi đã đả thông con đường này thì đây sẽ là con đường đưa tôi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác."

    LQ - "Ly Giang bách lý đồ" là một trong những đỉnh cao trong tác phẩm hội họa thể hiện dòng sông Ly Giang và cũng là tác phẩm tiêu biểu về non nước Quế Lâm, đồng thời cũng là một đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác tranh họa của ông Hoàng Cách Thắng. Nhà bình luận mỹ thuật Tô Lữ nêu rõ:

    HA - "Ly Giang bách lý đồ là tác phẩm đã thực sự đưa Ly Giang cùng môi trường tự nhiên mang tính địa vực Quảng Tây và nét đặc sắc về văn hóa dân tộc trở thành đối tượng nghiên cứu mỹ thuật, là tác phẩm khai nguồn thực sự cho họa phái Ly Giang".

    LQ - Về sau thì tác phẩm này đã được Đại quán Trung Quốc tại Mỹ tặng cho Tổng thống Mỹ Bus lúc bấy giờ và được thư viện Quốc hội Mỹ lưu trữ. Về họa phái Ly Giang, ông Hoàng Cách Thắng nói:

    HA - Họa phái Ly Giang phải bao gồm nhiều phương thức sáng tác khác nhau, như tranh Trung Quốc, tranh sơn dầu, điêu khắc, tranh bản .v.v, thậm chí nó có thể trở thành cụm danh từ chung cho ngành mỹ thuật Quảng Tây.

    LQ - Theo đà trỗi dậy của nhóm các nhà tranh họa Quảng Tây thì việc gây tạo hình tượng mới cho ngành mỹ thuật Quảng Tây đã trở thành nhận thức chung của mọi người.

    HA - Sáng tác những tác phẩm tuyệt vời ca ngợi dòng sông Ly Giang quê hương đã trở thành sứ mệnh lịch sử của họa phái Ly Giang.

    LQ – Trên đây, HA và LQ vừa giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Hoàng Cách Thắng với họa phái Ly Giang

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>