chungquanh16-8-2013.mp3
|
M: Thưa các bạn, bước sang mùa hè, cùng với nhiệt độ ngoài trời tăng cao, xác suất say nắng và trúng phong cũng tăng cao, trong chương trình hôm nay, Mẫn Linh xin mời chị Yến Hoa, người dẫn tiết mục "Khoa học và Đời sống" trước đây của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, giới thiệu với các bạn một số kiến thức về chống nắng và trúng phong trong mùa hè. Xin chào chị,
YH: …
M: Như chúng ta đều biết, bước sang mùa hè, trường hợp người cao tuổi xuất hiện chứng say nắng cũng tăng lên, nhất là những người cao tuổi sức khỏe yếu, nếu không phòng chống say nắng kịp thời, còn có thể dẫn đến nhịp tim không đều, co giật, bị ngất, phù não v.v. Vậy chị có thể cho biết các nguyên nhân dẫn đến say nắng là gì ạ? Chắc không chỉ vì nhiệt độ cao phải không ạ?
YH: Vâng. Không ít người cao tuổi cho rằng, sở dĩ bị say nắng, đó là vì nhiệt độ ngoài trời quá cao. Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến say nắng rất nhiều, nói chung trong môi trường nhiệt độ cao, tức nhiệt độ trong nhà trên 35 độ C rất dễ bị say nắng, cũng có trường hợp nhiệt độ ngoài trời chưa đến 35 độ C, nhưng do độ ẩm cao, thông gió không tốt cũng có thể xuất hiện chứng say nắng. Ngoài ra, người cao tuổi suy yếu, mệt mỏi, béo phì, uống rượu, trường hợp đói bụng, trường hợp mất nước, quần áo quá chật, chất liệu bí, hoặc những người kèm theo các chứng như: Tăng năng tuyến giáp, đái tháo đường, bẩm sinh không có tuyến mồ hồi đều dễ trở thành nguyên nhân dẫn đến say nắng.
M: Vậy, say nắng có thể phòng ngừa hay không?
YH: Căn cứ chứng say nắng nặng hay nhẹ, có thể chia làm giai đoạn đầu của say nắng, say nắng nhẹ và say nắng nghiêm trọng. Trong giai đoạn đầu bị say nắng, thường xuất hiện các triệu chứng như mồ hôi đầm đìa, khát nước, đuối sức, chóng mặt, tức ngực, tim đập nhanh, giảm khả năng tập trung, động tác không nhịp nhàng v.v, thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao một chút. Lúc này, nếu đề phòng kịp thời sẽ có thể tránh diễn biến thành chứng say nắng.
M: Vậy, theo chị, nếu xuất hiện các triệu chứng giai đoạn đầu thì chúng ta nên đề phòng như thế nào ạ?
YH: Một là, một khi người cao tuổi xảy ra các triệu chứng kể trên, cần phải lập tức rời khỏi môi trường nóng bức, chuyển đến chỗ thông gió mát mẻ, cũng có thể vào nghỉ trong nhà có điều hòa với nhiệt độ không dưới 23 độ C, rồi cởi áo ra, lần lượt đặt khăn mặt ướp lạnh vào hai bên nách, hai bên cổ và đắp lên trán để giảm thân nhiệt. Trong khi đó, người cứu hộ xoa bóp mạnh vào chân và tay của người bị say nắng, làm cho máu lưu thông khỏi bị ngừng trệ. Tiếp theo, cho người bệnh uống nước đun sôi để nguội, cho thêm chút muối tinh (theo tỷ lệ 500 mi-li-lít nước đun sôi cho vào 2-3 gam muối), theo phương pháp uống nhiều lần, mỗi lần uống với lượng ít, nhất là những người kèm theo chứng chức năng tim không tốt và cao huyết áp, lượng nước uống mỗi lần không nên nhiều hơn 100 mi-li-lít, mà phải uống làm nhiều lần. Nếu người cao tuổi cử động bất tiện, cần phải lập tức mở cửa sổ cho thông gió hoặc hỗ trợ bằng quạt máy, trường hợp người cao tuổi vốn bị ốm phải nằm trên giường, còn phải thay đổi tư thế, trường hợp nằm ngửa có thể đổi sang nằm nghiêng, cố gắng giảm thiểu diện tích cơ thể tiếp xúc với giường, đồng thời cho uống đồ uống thanh mát hoặc uống thuốc phòng chống say nắng.
M: Vâng, đây là những cách làm rất cụ thể, tin rằng qua chăm sóc bằng các biện pháp trên, say nắng ở giai đoạn đầu sẽ dịu lại nhanh chóng. Vậy trong những ngày tiếp theo, người bệnh còn phải chú ý những gì ạ?
YH: Vâng, dù say nắng ở giai đoạn đầu đã dịu lại, nhưng cũng không nên sơ ý, còn phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, hàng ngày tốt nhất ngủ trưa khoảng 1 tiếng đồng hồ. Ăn uống thanh đạm, nên ăn nhiều rau, củ quả như dưa hấu, cà chua, rau xanh, rau diếp ..., bên cạnh đó, kịp thời bổ sung nước hoặc uống nước đỗ xanh, chứ không nên đợi đến khi khát nước mới uống. Đối với người cao tuổi mắc chứng bệnh kinh niên, chuyên gia đề nghị sau khi bước vào mùa hè nóng nực, tốt nhất đi khám sức khỏe một cách toàn diện, để điều trị bệnh sớm.
M: Vậy, nếu như không điều trị kịp thời chứng say nắng ở giai đoạn đầu, nó sẽ nhanh chóng chuyển sang say nắng nhẹ thậm chí trở nên nghiêm trọng thì chúng ta nên làm thế nào ạ?
YH: Đến lúc đó, người bệnh cao tuổi sẽ xuất hiện các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, da nóng rát, tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn, buồn bực bất an, trường hợp này cần phải áp dụng các biện pháp như hạ thân nhiệt, bổ sung nước, dùng thuốc phòng chống say nắng, đồng thời sớm đưa người bệnh vào bệnh viện để tránh chứng say nắng trở nên nghiêm trọng.
M: Vâng, cảm ơn sự chia sẻ của chị.
"Cách đây ít hôm, cụ họ Lưu ở quận Hải Điện thành phố Bắc Kinh đột nhiên đau bụng, tiêu chảy kèm theo chứng đại tiện ra máu, cụ nghĩ rằng chắc là do ăn phải thực phẩm không sạch dẫn đến viêm đường ruột và dạ dày, thế nhưng, sau khi uống thuốc tiêu viêm và trị tiêu chảy không những không đỡ, mà lại càng thêm nghiêm trọng, bệnh viện chẩn đoán cụ bị "trúng phong đại tràng", tức là viêm đại tràng thiếu máu. Tiến sĩ Lâm Sảnh của Bệnh viện Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ rõ, biến chứng mạch máu do thời tiết nóng gần đây gây nên, không những dễ dẫn đến trúng phong, mà các bộ phận trong cơ thể con người như đường ruột, mắt, tai, tử cung ... đều có thể xảy ra chứng trúng phong, gây nên hậu quả nghiêm trọng như bị liệt, mù, ngất, thậm chí tử vong v.v, tiến sĩ Lâm Sảnh đề nghị mọi người cần phải coi trọng cao".
M: Mời các bạn tiếp tục đến với chương trình "Chung quanh chúng ta". Thưa các bạn, mùa hè là mùa có xác suất trúng phong cao, nhất là những người trung niên và người cao tuổi mắc các chứng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường v.v, tỷ lệ trúng phong cao đến 65% so với bình thường, tỷ lệ tử vong tăng gấp 2,5 lần, nhiệt độ ngoài trời càng cao thì càng nguy hiểm. Như đoạn băng ghi âm vừa rồi đã nói, các bộ phận trong cơ thể con người đều có thể xảy ra chứng trúng phong, vậy thưa chị Yến Hoa, khách mời chương trình hôm nay, sự biểu hiện của chứng trúng phong của các bộ phận trong cơ thể là như thế nào?
YH: Sự biểu hiện chứng trúng phong của các bộ phận trong cơ thể khác nhau, ví dụ như trước khi xảy ra chứng "trúng phong đại tràng", tức là viêm đại tràng thiếu máu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Trướng bụng, đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn cơm; trúng phong não (tai biến mạch máu não) xuất hiện các triệu chứng đau đầu, ngáp ngắn ngáp dài, tê nửa người, chân tay rã rời, bị ngã không rõ nguyên nhân...; trúng phong mắt thì xuất hiện các triệu chứng mắt mù đột ngột, mắt mờ khi nhìn vật và người. Một khi xuất hiện các triệu chứng trên cần phải đi bệnh viện ngay, qua điều trị hữu hiệu để đề phòng xảy ra chứng trúng phong.
M: Vậy hàng ngày chúng ta cần chú ý những gì để đề phòng ạ?
YH: Đối với chứng trúng phong mà nói, đề phòng trong đời sống hàng ngày là điều rất quan trọng. Mùa hè trời nóng nên uống nhiều nước, người trung niên và người cao tuổi mỗi ngày chí ít phải uống 2500 mi-li-lít nước. Ăn uống phải thanh đạm, giảm lượng đường, lượng mỡ và lượng muối, ăn nhiều hoa quả và rau xanh dinh dưỡng phong phú, nhiệt độ trong nhà dùng điều hòa không được thấp hơn 26 độ C, sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời tối đa không vượt 8 độ C. Sinh hoạt nề nếp và điều độ, kết hợp làm việc với nghỉ ngơi, cai thuốc lá, hạn chế uống rượu, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái. Ngoài tích cực điều trị các căn bệnh nguyên phát như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch ra, còn phải căn cứ vào đặc điểm khác nhau của các bộ phận trong cơ thể, áp dụng biện pháp điều dưỡng khác nhau nhằm đề phòng xảy ra chứng trúng phong.
M: Sau đây chúng ta xin giới thiệu với các bạn trường hợp trúng phong của một số bộ phận trong cơ thể con người. Trước hết là trúng phong đại tràng, đối với trường hợp này thì chúng ta cần chú ý những gì ạ?
YH: Các triệu chứng trước khi xuất hiện chứng trúng phong đại tràng gồm có: Sau khi ăn cơm cảm thấy trướng bụng, bụng trên khó chịu và đau ê ẩm, kéo dài trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, béo ngấy hoặc ăn no quá sẽ càng thêm trầm trọng. Trúng phong đại tràng sẽ dẫn đến đau bụng dữ dội và đại tiện ra máu, dẫn đến hoại tử, dẫn đến trường hợp bị ngất thậm chí tử vong. Trúng phong đại tràng là do thiếu máu mạc treo, đường ruột bị viêm loét, hoại tử hoặc xuất huyết do máu cung cấp không đủ cho niêm mạc ruột gây nên. Nếu phát hiện sớm, điều trị sớm, thông qua biện pháp điều trị truyền thống như cầm máu, tiêu viêm, phá ứ v.v, nói chung sẽ thu được hiệu quả tốt.
M: Trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta thường nghe thấy trúng phong não, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, vậy chị có thể cho biết một số kiến thức về trường hợp trúng phong não không ạ?
YH: Trúng phong não tức tai biến mạch máu não có những biểu hiện như đau đầu, ngáp ngắn ngáp dài, tê nửa người, chân tay rã rời, nói không rõ, bị ngã không rõ nguyên nhân...; Tai biến mạch máu não là do tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết mạch máu não gây nên, dẫn đến tế bào và các mô thần kinh hoại tử, nếu điều trị không kịp thời, rất có thể dẫn đến biến chứng lú lẫn suốt đời, tê liệt thậm chí tử vong. Một khi xuất hiện triệu chứng trúng phong, cần phải đi bệnh viện ngay lập tức. Mùa hè coi trọng bổ sung nước cho cơ thể là điều then chốt đề phòng tai biến mạch máu não, chuyên gia đề nghị tốt nhất uống nước đun sôi để nguội, uống nhiều lần trong ngày với lượng vừa phải.
M: Còn trường hợp trúng phong mắt thì là như thế nào ạ, thưa chị?
YH: Trúng phong mắt thì xuất hiện các triệu chứng mắt mù đột ngột, mắt mờ khi nhìn vật và người, nói chung một phút sau sẽ được phục hồi, song sẽ bị tái phát nhiều lần. Trúng phong mắt là do tắc nghẽn mạch máu trung ương thị võng mạc (võng mạc thị giác) gây nên, là chứng cấp tính của Nhãn khoa, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù mắt, một khi xuất hiện triệu chứng trúng phong mắt cần phải đi khám bác sĩ ngay, hoặc ngậm luôn thuốc Nitroglycerin làm giãn mạch máu, bên cạnh đó có thể tự áp dụng một số phương pháp tự cứu như: Nhắm mắt lại, lần lượt xoa nhẹ và ấn nhẹ nhãn cầu bằng ngón tay, để làm cho huyết khối lưu thông, tranh thủ thời gian cho điều trị ở bệnh viện.
M: Xin cảm ơn những ý kiến của chị. Trên đây là toàn bộ nội dung của chương trình hôm nay, cảm ơn các bạn đã dành sự quan tâm theo dõi cho chương trình, và cũng xin một lần nữa cảm ơn chị tham gia chương trình hôm nay. Kết thúc chương trình mời các bạn thưởng thức bài hát 青春是岁月的河, "Tuổi trẻ là dòng sông thời gian" do nữ ca sĩ Trung Quốc Khản Khản trình bày. Mẫn Linh xin tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau.
…
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |