• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Cư dân mạng Trung Quốc thảo luận xôn xao về cái tình, cái lý của việc đưa đạo hiếu "thường xuyên về thăm cha mẹ" vào luật

    2013-07-11 20:24:52     CRIonline


    "Luật Bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người cao tuổi" sửa đổi của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Luật mới quy định, các thành viên trong gia đình nên quan tâm đến nhu cầu tinh thần của người cao tuổi, không được bỏ rơi và đối xử lạnh nhạt đối với người cao tuổi trong gia đình; Nếu không sống cùng người cao tuổi, cần phải thường xuyên về thăm hoặc hỏi han người cao tuổi. Các cơ quan, đơn vị cần phải đảm bảo quyền được nghỉ phép về thăm gia đình của nhân viên theo quy định hữu quan của nhà nước.

    Quy định mới này vừa đưa ra đã gây xôn xao dư luận xã hội Trung Quốc. Xin mời các bạn chia sẻ những nhận xét của cư dân mạng Trung Quốc đối với việc này...

    Về thăm cha mẹ sao lại trở thành "ước mơ xa xỉ"

    Cư dân mạng có tên ních là "nỗi nhớ quê hương" phát biểu tại một diễn đàn rằng: Tôi làm việc ở một công ty In-tơ-nét ở Bắc Kinh, ngày nghỉ rất ít. Có lần bố tôi bị ốm, tôi xin nghỉ một tuần, cuối cùng lương tôi bị trừ gần một nửa. "Về nhà thăm cha mẹ, đối với những người con sống nơi đất khách quê người thật là một ước mơ xa xỉ. Mỗi lần gọi điện về nhà, bố mẹ đều nói 'mọi việc ở nhà đều ổn cả, hãy tự chăm sóc mình con nhé, nếu công việc bận thì đừng về nhà làm gì'. Nhưng tôi hiểu, làm cha làm mẹ ai chả mong thường xuyên được nhìn thấy con cái?"

    Cư dân mạng có tên ních "Trời xanh xanh" nói: "Thường xuyên về thăm cha mẹ" được đưa vào luật là sự tiến bộ của xã hội, thể hiện sự quan tâm mang tính nhân văn, có lợi cho tôn vinh văn hóa đạo hiếu truyền thống của Trung Quốc.

    Có cư dân mạng nói: "Không có ai không yêu bố mẹ mình, đa số người muốn về nhà, nhưng công việc bận, ngày nghỉ ít đã trở thành nhân tố hạn chế. Mong 'thường xuyên về thăm cha mẹ' được sớm đưa vào luật, khơi dậy sự coi trọng của cả xã hội đối với vấn đề này."

    Đến năm 2025, số người cao tuổi Trung Quốc sẽ vượt 300 triệu

    Cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, sự biến đổi về dân số và kết cấu gia đình Trung Quốc, việc đảm bảo quyền lợi và lợi ích người cao tuổi đã xuất hiện một số tình hình mới và vấn đề mới, cần phải tiếp tục hoàn thiện về cơ chế luật pháp: Một là dân số già hóa nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2011, số người cao tuổi trên 60 tuổi đã lên tới gần 185 triệu. Dự kiến đến năm 2025 sẽ vượt 300 triệu; hai là số người cao tuổi gặp khó khăn trong cuộc sống ngày một tăng. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 20 triệu người già trên 80 tuổi, khoảng 33 triệu ngườ già mất khả năng tự lập hoặc mất 50% khả năng tự lập, nhu cầu về chăm sóc xã hội ngày một tăng. Ba là chức năng dưỡng lão của gia đình ngày một yếu. Hiện nay mỗi một gia đình Trung Quốc trung bình có 3,1 người, số người ít đi cộng với tính lưu động dân số tăng lên, khiến số gia đình "người già cô đơn" ở thành thị và nông thôn đều tăng với mức lớn, hiện đã lên đến gần 50%. Rất nhiều con cái không sống bên cạnh bố mẹ, hơn nữa có không ít con cái một năm chỉ về thăm cha mẹ một lần, có người thậm chí nhiều năm không về.

    Những hiện tượng xã hội như "các cụ già sống neo đơn, thiếu sự quan tâm và chăm sóc của người thân ngày càng nổi cộm và bức xúc được giải quyết, dùng luật pháp nhắc nhở mọi người phải làm tròn bổn phận hiếu thảo, trên một chừng mực nào đó đã thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đối với người cao tuổi".

    Một cuộc điều tra về "Liệu đưa việc 'thường xuyên về thăm cha mẹ' vào luật có hợp tình hợp lý không" cho thấy, có 71,39% cư dân mạng tham gia phỏng vấn lựa chọn "nên đưa, đạo hiếu đứng đầu trong 100 việc thiện, cần phải coi trọng"; có 11,30% cư dân mạng lựa chọn "không nên, về thăm cha mẹ hay không là chuyện riêng của mỗi người".

    Về thăm bố mẹ, tấm lòng là trên hết

    Cư dân mạng có tên ních "Tạnh mưa" nói: Ngay cả việc thường xuyên về thăm cha mẹ cũng phải đưa vào luật để đảm bảo, điều này khiến những người làm con không tránh khỏi một phần hổ thẹn, bất kể công việc dù bận đến nhường nào, trong lòng con cái cũng nên thường xuyên hướng về mái nhà có cha mẹ đang chờ đợi.

    Cư dân mạng có tên ních "Tử câm Quảng Châu" nói: Mục đích lập pháp là nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người cao tuổi, nhưng tấm lòng hiếu thảo cha mẹ của con cái cần phải xuất phát từ đáy lòng, không phải luật pháp có thể quản lý nổi.

    Cư dân mạng có tên ních "Đạt nhân" nói: Thực ra, "Bách thiện hiếu vi tiên", đạo hiếu đứng đầu trong một trăm việc thiện, không cần lập pháp cũng phải làm tròn đạo hiếu, nếu ngay cả đến hiếu thảo cha mẹ cũng không làm nổi thì làm gì nói đến biết ơn, nói đến đền ơn đáp nghĩa?

    Cư dân mạng có tên ních "câu chuyện nhỏ trong thành phố lớn" chia sẻ một câu chuyện: "Sau khi tốt nghiệp, tôi làm ở Cáp Nhĩ Tân, bố mẹ ở Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang. Tôi thường xuyên về nhà, nhưng mỗi lần đều giống như đi nghỉ. Nói thật, tôi chưa hề nghĩ đến chuyện bố mẹ rồi cũng có ngày già yếu. Cho đến khi bố tôi phải nằm viện bởi bệnh phong thấp nặng tôi mới biết được rằng, hóa ra bố tôi đã mắc bệnh phong thấp lâu lắm rồi, nhưng bố sợ tôi lo lắng sẽ ảnh hưởng đến công việc, không nói cho tôi biết. Tôi rất buồn, nếu tôi có thể quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn, hỏi han bố mẹ nhiều hơn thì có lẽ tôi sẽ sớm biết được bệnh tình của bố, sẽ sớm khuyên bố đi bệnh viện điều trị sớm, như vậy bố sẽ không phải chịu di chứng như hiện nay".

    Có cư dân mạng phát biểu trên diễn đàn rằng: Có về thăm cha mẹ hay không, thăm bố mẹ như thế nào, quan trọng nhất là ở mỗi người nên làm như thế nào. Giống cư dân mạng có tên ních "Tâm viên ý mã" nói: 'Cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng, con muốn hiếu thảo nhưng cha mẹ chẳng còn', tình cha nghĩa mẹ, đừng để đến khi cha mẹ mất đi rồi mới hối hận thì sẽ không kịp, giữa cái tình và cái lý là tấm lòng của con cái. "Thường xuyên về thăm bố mẹ" cũng không nên chỉ dừng ở chỗ "thăm hỏi" thôi, còn phải mang theo lòng hiếu thảo, lòng yêu thương, nếu có tấm lòng yêu thương cha mẹ, dù xa cách chân trời góc biển thì cũng rất gần gũi như ở trước mắt vậy.

    Cư dân mạng có tên ních "bảo bối 99" nói: "Hiếu thảo cha mẹ gồm hai mặt, chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần". Đưa việc 'thường xuyên về thăm cha mẹ' vào luật, cũng nên khắc việc này vào tâm khản của con cái khắp thiên hạ. Đạo làm con không nên coi nhẹ việc về thăm cha mẹ, cưỡi ngựa xem hoa". Chỉ có khắc sâu lòng biết ơn, mang nặng tình yêu thương, mới có thể khiến gia đình hài hoà, khiến bố mẹ vui lòng".

    Những chính sách liên quan tới nghỉ phép thăm cha mẹ

    Vào năm 1981, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố "Quy định của Quốc vụ viện về đãi ngộ về thăm cha mẹ của nhân viên nhà nước". Quy định nêu rõ: nhân viên chưa có gia đình về thăm bố mẹ, trên nguyên tắc mỗi năm cho nghỉ một lần, thời gian 20 ngày, nếu vì nhu cầu công việc, đơn vị năm đó không thể cho nghỉ, hoặc nhân viên tự nguyện hai năm về thăm nhà một lần thì có thể gộp hai năm vào một lần, thời gian là 45 ngày; đối với nhân viên đã lập gia đình về thăm bố mẹ, cứ bốn năm cho nghỉ một lần, thời gian 20 ngày.

    Đưa vào luật cần có sự bảo vệ của cơ chế

    Cư dân mạng có tên ních "Kem đánh răng hết rồi" là nhân viên quản lý cấp cao của một công ty ở Thượng Hải. Là con một trong gia đình, anh cũng muốn thường xuyên về quê thăm bố mẹ, nhưng do công việc quá bận rộn, cho nên khó thực hiện được. Anh nói:

    "Có lúc ban ngày tôi nghĩ, đến tối nhất định phải gọi điện cho bố mẹ, nhưng đến tối, xử lý xong công việc đã gần 12 giờ, một mình về đến nơi trú chân, tâm trạng rất phức tạp; nếu phải mải mê phấn đấu cho sự nghiệp, thì khó có thể giúp bố mẹ được hưởng niềm vui tuổi già; thường xuyên về quê, công việc lại không cho phép, khó xử lắm cơ".

    Anh nói: "Hiếu thảo là đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, nếu dành một bằng chứng pháp luật cho đạo hiếu cơ bản 'về thăm bố mẹ', đối với những người con sống nơi đất khách quê người mà nói là một việc tốt, nhưng không biết liệu doanh nghiệp có thể thực hiện được quy định này hay không".

    Trong khi trông mong đưa việc "thường xuyên về thăm cha mẹ" vào luật, rất nhiều cư dân mạng cũng mong hoàn thiện cơ chế đồng bộ. Cư dân mạng có tên ních 'Thức đêm xem bóng đá' nói: "Đưa thường xuyên về thăm cha mẹ vào luật, trước hết cần phải hoàn thiện quy định của nhà nước về ngày nghỉ thăm thân. Nếu không có đảm bảo về chính sách, thì luật pháp cũng chẳng có ý nghiã gì cả."

    Khả năng thực hiện của việc "thường xuyên về thăm cha mẹ" không lớn

    Chủ nhiệmVăn phòng luật sư Ngô Sơn Chiết Giang Trịnh Quan Quân nói, việc ban hành của luật mới thực ra là một sự nhắc nhở và hạn chế đối với một số hành vi không quan tâm tới người cao tuổi, thuộc "phạm trù pháp luật mang tính đề xướng", khả năng thực hiện không lớn.

    Ông Trịnh Quan Quân cho rằng, trong cuộc sống thực tế, cho dù con cái không thường xuyên về thăm bố mẹ, cũng ít có cha mẹ nào lại đưa con cái mình ra vành móng ngựa. Ngoài ra, cho dù tòa án ủng hộ khiếu nại của bố mẹ, do quy định mới chỉ có cách nói chung chung, đối với con cái không thường xuyên về thăm bố mẹ cũng tạm thời chưa có biện pháp trừng phạt cụ thể.

    Còn cụm từ "thường xuyên" trong luật chưa có tiêu chuẩn thời gian cụ thể rõ ràng, thực ra vẫn cần dựa vào trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục để hạn chế và phân định, các điều luật cũng khó yêu cầu cứng nhắc về khoảng cách thời gian về thăm bố mẹ của con cái.

    Ông Trịnh Quan Quân nói: "Thông thường đối với mọi người, luật pháp thường là nghiêm khắc, lạnh lùng, cứng nhắc, nhưng xét từ góc độ người cao tuổi và xã hội, quy định này lại tràn đầy tính nhân văn ấm áp tình người".

    Một nhắc nhở đầy thiện chí

    Quy định "thường xuyên về thăm bố mẹ" bằng hình thức pháp luật, là ý tưởng tốt đẹp của lập pháp. Nhưng nhịp bước nhảy vọt của nền kinh tế đã sớm phá vỡ sự gò bó của quan niệm truyền thống"bố mẹ còn sống, con cái không nên đi xa", con cái đến nơi đất khách quê người để theo đuổi ước mơ, người thì rơi vào cuộc sống hiện thực tàn khốc, người thì bị cảnh phồn hoa đô thị níu kéo bước chân "về nhà", cũng không ít người đã lãng quên nghĩa vụ "đền đáp lại công ơn" cha mẹ vất vả sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.

    Hiện tại của cha mẹ chính là tương lai của con cái, muốn để tình thân truyền từ đời này sang đời khác, chỉ dựa vào sức mạnh của đạo đức thì chưa đủ, cần phải tạo dựng quan niệm thường xuyên về thăm bố mẹ cho con cái bằng hình thức cưỡng chế của luật pháp, tức nhắc nhở con cái hoàn thành nghĩa vụ của mình, cũng tạo thói quen thường xuyên về nhà thăm nhà, tôn vinh sức mạnh tình thân, cũng tiếp sức kế thừa đạo đức hiếu thảo, truyền thống tốt đẹp nhớ công ơn cha mẹ.

    "Thường xuyên về thăm cha mẹ" đưa vào luật pháp, nhưng làm thế nào cụ thể hóa lòng hiếu thảo của con cái? Nếu xem Luật Bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người cao tuổi sau sửa đổi là sự can thiệp đối với quan hệ gia đình, không bằng coi đó là một sự nhắc nhở thiện chí, nhắc con cái đếm xem số lần mình về thăm bố mẹ, "cân nhắc" chất lượng của việc về thăm cha mẹ.

    Thực ra, sự quan tâm đối với người già cô đơn, tuyệt đối không chỉ dừng ở chỗ con cái về thăm. Nếu như vậy, thì có vẻ hình thức thể hiện quan tâm khác là không thực tế, thậm chí là "trái phép". Hơn nữa, hiện tượng "sống cô đơn" là một vấn đề xã hội vĩ mô, chẳng hạn như: Vì cuộc sống, rất nhiều người đều chạy đua về công việc, không có thời gian về thăm bố mẹ, có lúc có lẽ không phải không muốn, mà là không thể. Có lẽ, pháp luật không thể giải quyết vấn đề này.

    10 câu nói dễ khiến bố mẹ buồn lòng

    1. Thôi được rồi, biết rồi, lải nhải mãi.

    2. Có việc gì không, không có việc gì à, nếu không thì con cúp máy đây.

    3. Nói cho nghe cũng không biết, đừng hỏi nữa.

    4. Đã nói bao lần không cần bố mẹ nhúng tay vào, làm chẳng ra gì.

    5. Lý luận của bố mẹ, lỗi thời từ lâu rồi.

    6. Đã nói đừng dọn dẹp phòng con, xem này, tìm cái gì cũng không thấy.

    7. Con ăn gì con tự gắp, đừng gắp cho con nữa.

    8. Đã nói đừng ăn thức ăn thừa cơ mà, sao nói mãi không nghe.

    9. Con biết dừng lúc nào, đừng lẩm nhẩm mãi, chán lắm.

    10. Đã nói những thứ này vứt đi cơ mà, còn giữ làm gì.

    Các bạn hãy nhớ và cố gắng tránh đừng nói 10 câu này khi trò chuyện với bố mẹ nhé.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>