• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Làm thế nào giải quyết vấn đề khắc tên lên di tích?

    2013-06-27 17:24:54     CRIonline


     

    Trong các ngày nghỉ lễ hoặc tuần lễ vàng, du lịch đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên để thư giãn nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống của ngày càng nhiều người. Vừa qua, bức ảnh với dòng chữ "Đinh Cẩm Hạo đã đến đây" khắc lên bức tượng đá trong ngôi đền cổ Ai Cập, bỗng chốc khiến một học sinh tiểu học Trung Quốc có tên là Đinh Cẩm Hạo bị cư dân mạng phê bình gay gắt. Hiện tượng khắc tên, viết chữ tuỳ tiện ở nơi công cộng đã một lần nữa trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của mọi người. Theo bạn thì nguyên nhân gì đã dẫn tới hiện tượng này? Làm thế nào giải quyết vấn đề khắc tên lên di tích?

    A: Thưa quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI

    B: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn. Trong chương trình hôm nay, Lệ Quyên và Sảnh Hoa đã mời anh Thanh Long cùng tham gia chương trình, xin chào anh Thanh Long.

    C: Xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào các bạn nghe Đài.

    A: Các bạn thân mến, chủ đề mà chúng ta thảo luận hôm nay là vấn đề khắc chữ lưu niệm tại các danh lam thắng cảnh, chúng ta nên ngăn chặn thói quen xấu này hay là cứ để du khách tuỳ tiện làm theo ý mình?

    B: Về vấn đề này, có rất nhiều quan điểm khác nhau. Bình luận viên nổi tiếng Hoàng Phổ Lỗi cho rằng, chúng ta nên thực thi giáo dục gia đình theo kiểu Hồng Công. Theo ông Lôi, các bậc phụ huynh và con cái đều nên học cách tôn trọng người khác, biết rõ quyền lợi của mình và giới hạn quyền lợi của mình. Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    C: Vâng, theo tôi điều này cũng rất dễ hiểu: Ví như "không phải của anh, thì anh không có quyền viết lên như vậy, nếu khu di tích không uỷ quyền thì cũng không được viết. Giáo dục của chúng ta dạy những thứ to lớn và trống rỗng, thiếu những việc cụ thể. Ví như lái xe bấ́m còi trong khu nội đô, bật đèn pha, những thứ đó đều là xâm phạm quyền lợi của người khác, gây đe doạ người khác". Sở dĩ các em học sinh không biết rằng viết, vẽ bừa bãi là việc làm sai lầm, còn có một nguyên nhân, tức là các nhà giáo khi dạy các bài thơ, từ cổ, không nói với các em rằng, những người nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ từng viết, vẽ ở các danh lam thắng cảnh cũng là không đúng.

    A: Thế nhưng cũng có người cho rằng, khắc chữ là sự biểu đạt tình cảm một cách tự nhiên, tại sao không chỉ dẫn một cách đúng đắn ? Có người nói, những người có tiếng tăm, các nhà lãnh đạo khắc tên đề chữ ở khu thắng cảnh thì được cho là nghệ thuật, là văn hóa; Còn người dân bình thường thì bị coi là vẽ lung tung, hủy hoại di sản văn hóa? Lưu niệm là bản năng của con người, thói quen văn hóa này nước nào cũng có. Anh TL có nhìn nhận như thế nào đối với cách nói này?

    C: Quan điểm này cũng không phải là không có lý. Hành vi "đã ở đây" của người Trung Quốc cần phải sửa lại, nhất là phải có ý thức bảo vệ văn vật; nhưng phải chú trọng ở hướng dẫn, chứ không nên động một chút là chụp mũ, phán xét đạo đức đối với họ. Ai lúc nhỏ mà đã chưa từng để lại chữ viết "đã ở đây"? Đó là sự giãi bày nỗi lòng bản năng của con người. Anh ta lúc nhỏ đi đào đất ở khu di tích, làm 10 ngày được 10 đồng tiền công, lúc ra về anh đã khắc lên tấm đá ở khu di tích dòng chữ "hôm nay mới biết nỗi nhọc của dân đen". "Nếu sau này tôi làm nên ăn ra, trở thành người nổi tiếng, thì những chữ viết để lại đó lại trở thành văn vật được lồng kính bảo vệ".

    B: Khắc tên tại các khu danh lam thắng cảnh là "đặc sản Trung Quốc" hay là "vấn đề nan giải" mang tính toàn cầu? Liệu có phải chỉ có Trung Quốc mới gặp phải vấn đề hóc húa này không? Một số người cho rằng, hành vi này là "hiện tượng khắc tên kiểu Trung Quốc". Bởi vì, từ xưa đến nay, Trung Quốc có câu "Nhân quá lưu danh, nhạn quá lưu thanh", có nghĩa là người dù đã ra đi nhưng vẫn lưu lại danh tiếng, chim nhạn dù đã bay qua, rồi vẫn để lại tiếng hót. Điều này khiến Sảnh Hoa nhớ đến một cảnh trong bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng của Trung Quốc---Tây Du Ký, hành vi khắc lên cột tám chữ: "Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất du" đã ảnh hưởng đến cả một thế hệ. Trong thực tế, viết chữ đề tên lưu niệm khi đi du lịch hết sức thịnh hành trong giới tao nhân mặc khách cổ đại Trung Quốc. Người thời xưa khi đi du lịch rất coi trọng mối quan hệ hài hoà giữa con người với thiên nhiên, mong thông qua chuyến du lịch của mình để sáng tác thơ, văn, từ, thư pháp,v.v. tăng thêm vẻ đẹp của non sông nước biếc, hưởng thọ sánh ngang trời đất. Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    C: Theo người Trung Quốc, nếu người ta khi sống không để lại cái gì đó cho đời sau, thì sẽ cùng mục nát với cây cỏ. Bởi vậy, người ngày xưa khi đi du lịch rất chú ý để lại dấu vết ở khu danh thắng. "Văn hoá" này phát triển đến nay, gửi gắm tình cảm đã không còn quan trọng, điều quan trọng là ai đó "đã ở đây" và dần dần trở thành một vấn đề nan giải.

    Người Trung Quốc thích khắc chữ để lại tên mình, là hậu quả của việc "thượng bất chính, hạ tắc loạn" từ xưa đến nay. Người Trung Quốc khắc tên là việc có truyền thống, sớm nhất có thể truy nguồn tới giáp cốt văn. Các triều đại từ trước đến nay, trên từ Vua Chúa đại thần, dưới tới người dân bình thường, nhiều người biết chữ ở Trung Quốc thích "để lại tên mình", điển hình nhất là Vua Càn Long, những đồ cổ, tranh chữ cứ qua tay Nhà Vua đều bị Nhà Vua viết cảm tưởng, rồi ký tên đóng dấu. Ngoài tranh chữ, các đồ cổ với các chất liệu khác nhau đều bị Nhà Vua viết chữ lên trên, Cố Cung cất giữ mấy đồ ngọc bích quý, đều bị Vua Càn Long làm "phẫu thuật lớn", để lại sự đáng tiếc không sao bù đắp được.

    B: Theo Sảnh Hoa được biết, đây không những là vấn đề nan giải của Trung Quốc, mà còn là vấn đề nan giải mang tính toàn cầu. Chỉ cần nhìn thấy di tích là ngứa tay, muốn khắc chữ lưu niệm, hiện tượng này rất phổ biến trong và ngoài nước. Ông Quan, người dân thành phố Trịnh Châu cho biết, khi tham quan tường Béc-lin ở Đức, ông phát hiện tường Béc-lin bị dán đầy tranh ảnh và chữ viết. Trên bức tường Béch-lin dài vài ki-lô-mét toàn là tranh ảnh và văn tự kỳ lạ. Tranh ảnh cũng đủ thể loại, có đông tây kim cổ, cũng có một số tranh kinh điển, cũng có cả những dòng chữ "đáo thử nhất du" của du khách khắp nơi trên thế giới, v.v. Một số người dân thành phố nói, chẳng phải phi hành gia người Mỹ cũng cắm "cờ Mỹ" khi lên đến mặt Trăng, chứng tỏ họ đã "đáo thử nhất du" đó sao?

    C: Không chỉ có vậy, Trường Thành Bát Đạt Lĩnh Bắc Kinh là nơi bị khắc tên, viết tên nhiều nhất, cư dân mạng "Bành Tiểu Hoại" mới đây khi lên Trường Thành, có chụp mấy bức ảnh khắc tên, viết tên, trong đó có cả tên người nước ngoài, như "JAMES", anh ta đã để lại tên của mình trên Trường Thành. Cư dân mạng này phẫn nộ nói: "Đây là dấu vết người nước ngoài để lại trên di tích lịch sử hơn 2000 năm của Trung Quốc". Tin trên tiểu blog này đã dẫn tới sự phản ứng của nhiều cư dân mạng, "nước ta có người họ Đinh, nước ngoài có người tên Giêm".

    A: Xem ra, vẽ một cách tùy tiện là căn bệnh chung của cả loài người. Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát "Papa", sau đó tiếp tục thảo luận xem ở nước ngoài họ đã áp dụng những biện pháp gì hay để giải quyết một cách triệt để thói quen thiếu văn minh này. Các bạn thân mến, " Ngày của cha" 16-6 vừa qua đi, LQ xin một lần nữa chúc những người đã, đang và sắp làm cha đang có mặt bên máy thu thanh luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Lời bài hát có đoạn: Ngồi bên bờ sông, ngắm cảnh hoàng hôn, khiến con lại nhớ người, ánh hoàng hôn ấm áp, như sưởi ấm lòng con, ánh mắt cha hiền từ, cảm tạ cha già, nuôi dạy chỉ bảo con thời thơ dại.

    A: Mời quý vị và các bạn tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" với chủ đề: Làm thế nào ngặn chặn việc khắc chữ lưu niệm tại các danh lam thắng cảnh. Ở trên chúng ta đã thảo luận vấn đề "Nan giải của cả thế giới" này, xem ra, không phải chỉ có TQ đau đầu trong việc giải quyết vấn đề này, mà các nơi trên thế giới đều tồn tại hiện tượng thiếu văn minh này. Vậy thì, hiện tượng khắc chữ tại các danh lam thắng cảnh là do thiếu hiểu biết hay là " hiệu ứng dây chuyền"?

    B: Có người cho rằng, những người khắc chữ khắc tên lên các di tích lịch sử là những người ít hiểu biết, hoặc có thể nói là chẳng hiểu biết gì cả. Họ cho rằng, thông thường những người thành niên đã từng đi khắp các nơi du lịch, để lại dấu chân trên khắp thế giới thì sẽ không làm như vậy, cơ chế tâm lý "khắc chữ để lại tên" và "chụp ảnh lưu niệm" tương thông với nhau. Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    C: Tôi không cho là như vậy, khắc tên, viết tên phổ biến như vậy, là do tác hại của "hiệu ứng phá cửa sổ". Một ngôi nhà nếu kính cửa sổ bị vỡ, nếu cánh cửa sổ đó không được sửa chữa ngay, thì có thể người khác sẽ cho rằng hành động này ngầm nhận được sự dung túng nên họ lại đi phá vỡ nhiều cửa sổ khác; nếu cửa sổ đều không bị vỡ, thì rất ít người muốn trở thành người đầu tiên phá cửa sổ. Rất nhiều người lúc đi học đã từng khắc tên, viết tên lên bàn học, tuyệt đại đa số người đều xuất phát từ tâm lý đám đông "hiệu ứng phá cửa sổ", theo đuổi bước chân "người đi trước" và cảm thấy đây là điều đương nhiên. Những người lựa chọn tâm lý đám đông này cũng đều không phải còn là con trẻ không biết gì, mà thường là người dân lao động và người làm công tác xã hội bình thường.

    A: Trước cái gọi là "vấn đề nan giải của cả thế giới", chúng ta cùng xem các nước có những biện pháp gì hay cũng như quan điểm của họ về vấn đề này như thế nào.

    Ở TQ, theo quyđịnh xử phạt quản lý trật tự trị an, những người cố ý khắc chữ, vẽ bẩn hoặc bằng cách nào đó làm hư hỏng những văn vật bảo tồn, danh lam thắng cảnh của nhà nước sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt 200 tệ trở xuống; Đối với những người khắc chữ, vẽ bẩn hoặc làm hư hỏng văn vật không nghiêm trọng thì do cơ quan công an hoặc đơn vị quản lý văn vật nhắc nhở phê bình, đồng thời cũng có thể phạt 200 tệ trở xuống.  

    B: Chúng ta hãy cùng xem Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po có những biện pháp gì hay nhé. Mới đây, Cục Nhập cư Ma-lai-xi-a đã cảnh báo kiều dân Ma-lai-xi-a, nếu họ bị chứng thực từng phá hoại hình ảnh Ma-lai-xi-a tại hải ngoại, Cục Nhập cư có quyền đưa họ vào "danh sách đen", cấm về nước, hoặc sau khi về nước cấm xuất cảnh từ 3 đến 5 năm.

    Chính phủ Xin-ga-po không chấp nhận bất cứ hành vi phá hoại không gian công cộng nào, cho dù là người nước ngoài, nếu khắc chữ hoặc viết chữ lung tung ở Xin-ga-po, thì sẽ không tránh khỏi bị xử phạt đánh roi. Về vấn đề hóc búa này, Trung Quốc chúng ta có những công ước và quy định liên quan hay không? Không biết các bạn có nhận xét gì về vấn đề này?

    C: Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc mới đây công bố một hướng dẫn cách hành xử văn minh du lịch trong nước của người Trung Quốc, trong đó nêu rõ, không khắc tên, viết chữ lên di tích, không leo trèo sờ mó văn vật, chụp ảnh quay phim theo quy định.

    Về việc này, người dân thành phố, cư dân mạng kiến nghị: Để đáp ứng sở thích của mọi người, khu di tích danh thắng có thể dành một bức tường để du khách viết cảm tưởng của mình.

    Một người họ Phạm nói, trên đường đi Tây Tạng có một ngôi nhà bỏ không, trên bức tường ngôi nhà đó đã để lại chữ viết của nhiều khách du lịch ba lô đã từng nghỉ chân tại đó. Chính vì chữ viết trên bức tường đó, ngôi nhà này đã trở thành nơi đến thăm của nhiều khách du lịch ba lô sau đó.

    Người này kiến nghị, khu di tích danh thắng có thể dựng một bức tường chuyên để khách viết cảm tưởng, nếu một số du khách quả thực có cảm xúc mãnh liệt, muốn bày tỏ sự yêu thích của mình đối với khu di tích danh thắng, hoặc muốn chứng tỏ mình đã đến thăm nơi nào đó, đều có thể viết cảm tưởng, lời chúc mừng cầu nguyện ở nơi chuyên để khách viết cảm tưởng. Như vậy vừa có thể đáp ứng nguyện vọng đến thăm để lại tên của du khách, lại không đến nỗi phá hoại di tích, quả là một cách làm nhất cử nhiều tiện lợi đáng được học tập rút kinh nghiệm.

    B: Nói tóm lại, thói quen xấu khắc tên viết chữ lung tung tại các khu thắng cảnh không chỉ thử thách đạo đức nơi công cộng của du khách, mà còn bộc lộ những thiếu sót về xây dựng văn minh tinh thần. Chặn đứng hành vi này, hình thành một bầu không khí du lịch văn minh là điều hết sức quan trọng.

    A: Đúng vậy, một số khu danh lam thắng cảnh ở nước ngoài, khắc chữ, vẽ lung tung là một hành vi vi phạm luật pháp. Ở Xinh-ga-po nếu không được phép mà khắc chữ hay vẽ bẩn ở những khu danh lam thắng cảnh sẽ cấu thành tội phá hoại tài sản, phải chịu trách nhiệm hình sự, cách làm này đáng để TQ học tập. Ngoài ra, khi khắc chữ lưu niệm đã trở thành thói quen khi đi du lịch thì cơ quan quản lý có thể thử xây dựng một bức tường khắc chữ lưu niệm, không những để đáp ứng như cầu tâm lý của du khách, mà còn giữ gìn bầu không khí văn minh xã hội.

    B: Điều quan trọng nhất vẫn là mọi người chúng ta phải văn minh, tự giác, làm một du khách văn minh. Vừa rồi chúng ta đã cùng thưởng thức bài hát "Papa" do ca sỹ Lý Kiện trình bày, chúng ta phải luôn biết ơn công sinh thành dưỡng dục của bố mẹ, vì vậy, cuối cùng, Lệ Quyên và Sảnh Hoa xin gửi tặng quý vị và các bạn bài hát tiếng Anh "Mama" do ca sỹ El Divel trình bày, chúc tất cả các ông bố bà mẹ trong thiên hạ hạnh phúc, an khang. Xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>