Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 19/6 bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch nước. Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ, hai nước cần phải kiên trì thúc đẩy đàm phán và hiệp thương hữu nghị song phương, không áp dụng bất cứ hành động nào có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, đề phòng quốc tế hoá vấn đề Nam Hải. Cùng ngày, hai nước Trung-Việt đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác như: Thoả thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước, Thoả thuận về việc thành lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, v.v.
Chiều 19/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử hành trọng thể lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại quảng trường phía đông Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh. Khác với trước đây, tại hiện trường lễ đón còn có hơn 80 em thiếu nhi tay cầm Quốc kỳ của hai nước vẫy chào. Đây là một phần trong cải cách lễ tân của Chính phủ Trung Quốc, cũng ghi nhận sự tiếp nối của tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt.
"Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam, Trung Quốc coi trọng cao độ chuyến thăm của đồng chí, tin tưởng rằng chuyến thăm lần này sẽ tiếp thêm sức sống mới cho quan hệ Trung-Việt."
Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ, hai nước Trung-Việt cần phải không ngừng tăng cường tin cậy về chiến lược, xử lý thoả đáng bất đồng, không để con tàu quan hệ Trung-Việt đi chệch quỹ đạo đúng đắn.
Trong cuộc hội cùng ngày, Lãnh đạo hai nước Trung-Việt đã tiến hành trao đổi thẳng thắn về một số bất đồng còn tồn tại giữa hai nước. Rất nhiều chuyên gia học giả cho rằng vấn đề Nam Hải là bất đồng lớn nhất giữa hai nước Trung-Việt. Về vấn đề này, tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất chủ trương "giải quyết chính trị" và "đề phòng quấy nhiễu đến quan hệ hai nước". Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ, mấu chốt là ở việc giữ gìn ổn định và thúc đẩy hợp tác. Chủ tịch Trương Tấn Sang hưởng ứng rằng, Việt Nam sẵn sàng nghiêm chỉnh thực hiện nhận thức chung đạt được giữa hai nước, thông qua hiệp thương hữu nghị, giải quyết thoả đáng vấn đề liên quan, cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định trên biển, không để nó ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Hồi tháng trước, giữa hai nước Trung-Việt đã phát sinh tranh chấp về vụ tàu cá Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển quần đảo Tây Sa. Trước bối cảnh này, trong một loạt văn kiện ký kết giữa hai nước Trung-Việt ngày 19/6, Thoả thuận hợp đạt được giữa Bộ Nông nghiệp hai nước đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Bà Phan Kim Nga, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Trung-Việt của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng văn kiện mang tên "Thoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc thành lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" này sẽ mở ra kênh trao đổi thông suốt hơn trong việc giữ gìn lợi ích của ngư dân hai nước.
"Trước khi hai nước Trung-Việt phân định đường biên giới trên biển, ngư dân qua lại đánh bắt cá không có đường biên giới rõ ràng. Do thời gian gần đây mâu thuẫn trong vấn đề Nam Hải gia tăng, khiến cho vụ việc này trở nên rất nhạy cảm. Trên thực tế nhìn chung ngư dân hai nước là có thể đánh bắt cá bình thường. Chính phủ hai nước giải quyết tốt vấn đề nghề cá sẽ có lợi cho bầu không khí hữu nghị trong dư luận và nhân dân."
Trả lời phỏng vấn trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang từng coi vấn đề phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ là một trong những "vấn đề phức tạp và hóc búa" trong quan hệ Trung-Việt. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ rõ, Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực cùng Việt Nam, tăng thêm cường độ và mật độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tranh thủ thúc đẩy song song việc cùng khai thác và phân định biên giới, sớm triển khai cùng khảo sát đối với vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cho biết, Việg Nam nguyện cùng Trung Quốc tích cực bàn thảo việc phân định biên giới và cùng khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai nước Trung-Việt cũng đã ký kết Thoả thuận sửa đổi lần thứ 4 của Thoả thuận thăm dò chung trong khu vực thoả thuận ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Lãnh đạo hai nước đề xuất cần phải thúc đẩy cân bằng thương mại song phơng, phấn đấu thực hiện trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 60 tỷ USD vào năm 2015. Chuyên gia về quan hệ Trung-Việt Phan Kim Nga chỉ ra rằng, mở rộng đầu tư vào Việt Nam là biện pháp tốt để thu hẹp xuất siêu thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Tại cuộc hội đàm, Lãnh đạo hai nước Trung-Việt đã đạt được nhiều nhận thức chung về sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện, trong đó bao gồm tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tiếp tục phát huy vai trò của cơ chế Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương, tăng cường điều phối chiến lược phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu hữu nghị, tăng cường hợp tác đa phương, v.v. Chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Trung-Việt của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cho rằng, hai nước Trung-Việt có tiềm hợp tác rất lớn trong các lĩnh vực an ninh trên biển, an ninh phi truyền thống, năng lượng, giao lưu nhân văn, v.v.