• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tôi yêu hương vị Trung Quốc: Làng cổ Hoành Thôn và Tây Đệ – Những gia đình sống trong "Đào Hoa Nguyên" Ngôi làng trong tranh Trung Quốc

    2013-06-19 17:12:06     CRIonline

    Câu hỏi trong bài viết: Tường Đầu ngựa nổi tiếng trong các trường phái kiến trúc An Huy có tác dụng gì?

    Làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn ở huyện Y, tỉnh An Huy tại miền đông Trung Quốc được công nhận là di sản văn hóa thế giới với diện mạo truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn, đây là lần đầu tiên trên thế giới đưa nhà dân vào danh sách di sản thế giới. Làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn là hai ngôi làng cổ tiêu biểu nhất trong các nhà dân An Huy, nổi tiếng thế giới vì phong cảnh ruộng vườn đẹp như cảnh tiên, hình thái làng quê được bảo tồn nguyên vẹn, nhà cổ trường phái kiến trúc An Huy tinh xảo và nội hàm văn hóa lịch sử phong phú đa dạng.

    Vừa bước chân vào làng cổ Hoành Thôn, tiếng hát lanh lảnh đã thu hút sự chú ý của mọi người, một cụ mặc áo vải xanh, đội mũ rơm tươi cười đang đi trên con đường lát bằng đá phiến. Đó là cụ Lư Nhữ Lâm 75 tuổi bán bánh nếp ở làng cổ Hoành Thôn, cụ vừa rao hàng vừa hát một điệu ca dao do cụ tự soạn lời lúc đi qua đầu làng, làn điệu ca dao đã đưa mọi người đến với phong cảnh nhà cổ "Bạch Vân Thâm Xứ Thiên Cảnh, Đào Hoa Nguyên Lý Nhân Gia" Trung Quốc.

    Cụ Lư là một cuốn lịch sử sống của làng cổ Hoành Thôn, thưởng thức một miếng bánh nhân đậu đỏ và vừng được bọc bằng bột nếp được giã đi giã lại nhiều lần do cụ làm theo phương pháp cổ truyền, nghe cụ Lưu giới thiệu nét đẹp của làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn tiêu biểu cho văn hóa châu Huy cổ. Cụ nói,

    "Thơ từ của nhà thơ Lý Bạch Trung Quốc ngày xưa miêu tả huyện Y chúng tôi là: Y Huyện Tiểu Đào Nguyên, Yên Hà Bách Lý Gian, Địa Đa Linh Thảo Mục, Nhân Thượng Cổ Y Quán".

    Nhà thơ đời Đường Trung Quốc Lý Bạch đã phải trầm trồ trước phong cảnh độc đáo như thế giới thần tiên của huyện Y, qua đó cũng có thể thấy được lịch sử lâu đời trong thế giới thần tiên của huyện Y. Hoành Thôn ở huyện Y, là một ngôi làng cổ hình con trâu có hệ thống thủy lợi được xây dựng kỳ diệu trong Đào Hoa Nguyên huyện Y cổ. Cả làng có diện tích đất hơn 30 héc-ta. Thời Nam Tống, người Hoành Thôn đi tiên phong đã mô phỏng sinh học một cách độc đáo, xây dựng ngôi làng có hệ thống thủy lợi nhân tạo được tôn vinh là "Trung Hoa nhất tuyệt", viết lên trang sử thủy văn sinh động về hình con trâu, lấy núi Lôi Cương làm đầu trâu, hai cây cổ thụ ở đầu làng làm sừng trâu, đào ao hình Mặt trăng gần mạch suối làm "dạ dày" của con trâu, hồ Nam là "bụng trâu", dòng sông uốn khúc quanh co là "ruột trâu", bốn cây cầu là chân trâu, chị Dư Hoan làm công tác tiếp đón du lịch ở Hoành Thôn cho biết:

    "Thực ra cả ngôi làng này có thể hình dung là như hình một con trâu với núi là đầu trâu, cây là sừng trâu, nhà là thân trâu, cầu là chân trâu".

    Hệ thống thủy lợi ở làng Hoành Thôn

    Cảnh quan làng Hoành Thôn

    Từ trên cao nhìn xuống làng Hoành Thôn, giống như một con trâu hết sức sống động, cả ngôi làng y như một chú trâu nhàn nhã nằm nghỉ giữa non xanh nước biếc.

    Bước vào làng cổ Hoành Thôn, đường phố cổ lát đá phiến, tường đỏ ngói xanh và người dân chất phác chẳng khác nào một bức tranh giấy cuộn đang từ từ mở ra trước mắt mọi người, đưa mọi người ngược dòng thời gian, ngược dòng không gian lịch sử, trở lại thời kỳ nhà Thanh và nhà Minh hàng trăm năm trước. Cụ Uông Sâm Cường 66 tuổi cả đời sinh sống ở làng cổ Hoành Thôn đang ở trong một ngôi nhà cổ kiến trúc trường phái An Huy được điêu khắc chạm trổ rất cầu kỳ tinh xảo, cụ nói:

    "Ngôi nhà cổ của tôi có tên gọi 'Thụ Nhân Đường', là do cụ cố tổ của tôi xây dựng sau khi làm quan trở về vào đời Đồng Trị nhà Thanh. Đặc điểm lớn nhất của các ngôi nhà cổ ở châu Huy chúng tôi, một là có giếng trời để đón ánh sáng, cửa sổ rất ít, ngoài ra còn có một bức tường Đầu ngựa dùng để phòng cháy, cũng gọi là tường Phong Hoả".

    Tường Đầu ngựa

    Giếng trời

    Nhà cổ đời Minh và đời Thanh được bảo tồn nguyên vẹn như "Thụ Nhân Đường" ở làng Hoành Thôn còn có hơn 140 ngôi, non xanh nước biếc và những toà nhà san sát tồn tại hài hoà, cảnh quan thiên nhiên và nội hàm văn hóa đua nhau toả sáng, núi, sông, nhà dân với con người và thiên nhiên hoà hợp với nhau, trở thành một di tích lớn trong di sản văn hóa lịch sử thế giới hiện nay.

    Ngoài kiến trúc cổ kính ra, phong tục tập quán ở địa phương cũng mộc mạc và cổ xưa, người quan lý khu phong cảnh Hoành Thôn Uông Quốc Bình cho biết những ký ức ấm áp nhất của ông về làng cổ Hoành Thôn chính là như vậy:

    "Về phong tục tập quán mộc mạc mà nói, chúng tôi đến đây vào năm 1991, bất kể đối xử với chúng tôi, những người làm việc ở khu phong cảnh hay du khách, bà con địa phương đều rất nhiệt tình và chu đáo. Có thể nói, cầm một cái bát là có thể đi khắp cả làng, nhà nào nhà nấy đều chia sẻ các món ăn ngon".

    Cổng chào làng cổ Tây Đệ

    Nếu tiêu chí của làng cổ Hoành Thôn là ở hệ thống thủy lợi, thì tiêu chí của làng cổ Tây Đệ là ở cổng đá được dựng ở đầu làng. Cổng chào là tiêu chí và dấu hiệu xông pha trong gió cát của người châu Huy, lịch sử hàng trăm năm không làm mất đi chiếc cổng chào ở làng cổ Tây Đệ, mà để lại dấu vết thời gian đầy thăng trầm bể dâu trên cổng chào. Hướng dẫn viên du lịch Lưu Sào Phượng sinh ra và lớn lên ở làng Tây Đệ cho biết:

    "Cổng chào này là một công trình kiến trúc mang tính tiêu chí của làng cổ Tây Đệ. Chủ nhân của cổng chào tên là Hồ Văn Quang. Những điêu khắc ở trên tấm biển đều có ngụ ý: Mái hiên trên có điêu khắc ba đôi "trạnh" (một loại rùa) đầu rồng đuôi cá, râu kim loại hình sóng của các con trạnh có thể đóng vai trò cột thu lôi, điêu khắc hình con trạnh với mong muốn các thế hệ con cháu sau này đỗ trạng nguyên; bên trái và bên phải lần lượt điêu khắc các quan văn quan võ, đại diện cho đất nước ổn định; dưới các quan văn quan võ là Bát Tiên với ngụ ý không làm được quan thì cũng có thể trổ tài như Bát Tiên qua biển, làm nghề nào cũng đều có thể trở thành trạng nguyên của nghề ấy".

    Ngắm cổng chào từ xa

    Chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc trường phái An Huy ở làng cổ Tây Đệ, không những có thể biết được ngụ ý tốt đẹp ẩn chứa trong các công trình, mà còn có thể cảm nhận bề râu văn hóa của người Trung Quốc. Đi vào trong các ngõ ở làng cổ Tây Đệ có thể nhìn thấy trong một nhà dân, nhà bếp bao giờ cũng được xây thụt vào so với căn nhà chính, để lại một khoảng cách cho đường đi chung, điều này đã thể hiện quan điểm đối nhân xử thế khiêm tốn nhã nhặn, cung kính, nhượng bộ của dân tộc Trung Hoa. Hướng dẫn viên du lịch Lưu Sào Phượng cho biết:

    "Nhà bếp này không được xây ngang bằng với ngôi nhà chính, mà phải lùi một bước về phía sau. Chủ nhân của ngôi nhà này rất rộng lượng, 'lùi một bước, nhường ba phân'—xã hội hài hòa mà chúng ta theo đuổi, tư tưởng Trung Dung, Nho giáo đã thể hiện trong các công trình kiến trúc".

    Ngôi nhà có nhà bếp nhà bếp được xây thụt

    Tham quan các công trình kiến trúc trường phái An Huy ở làng cổ Tây Đệ, thấy được công nghệ tinh xảo, biết được cách sống của người dân trước đây, cảm nhận được nền văn hóa phong phú, hướng tới cuộc sống tươi đẹp của loài người, trí tuệ của người dân trước đây cũng như triết học cư xử và tính cách dân tộc của dân tộc Trung Hoa trong vài nghìn năm qua, cuối cùng, bạn sẽ lĩnh hội được sự tinh tuý và cái "hồn" xuyên suốt các công trình kiến trúc trường phái An Huy, đó là "Thiên Nhân Hợp Nhất", nhìn nhận ở góc độ hiện đại, đó chính là sự "hài hòa thống nhất" giữa con người và thiên nhiên. Ông Dư Á Huy luôn dốc sức cho việc tu bổ và bảo tồn khẩn cấp nhà cổ ở huyện Y, tỉnh An Huy cho rằng:

    "Cái tinh hoa nhất mà các công trình kiến trúc châu Huy theo đuổi là Thiên Nhân Hợp nhất, tức là sự hài hoà giữa non xanh nước biếc với tường đỏ ngói xanh của nhà cổ, điều này không có ở các nơi khác".

    Ngoài các công trình kiến trúc hữu hình ra, làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn còn một sức hấp dẫn vô hình, đó là các bà con trong làng đã kế thừa tập tục của hàng nghìn năm trước. Làng Tây Đệ và Hoành Thôn cổ kính là của dân tộc, của thiên nhiên, đồng thời cũng rất lâu đời, độc lập. Khi làng cổ đang dần dần được thế giới quan tâm theo dõi, thì người dân ở đây không vì thế mà ngạc nhiên. Những người dân sống trong làng cổ vẫn duy trì sự điềm tĩnh, vui vẻ. Và đang tuân theo phong tục tập quán của hàng nghìn năm trước sống cuộc sống của mình giữa non xanh nước biếc.

    "Trời khô dễ cháy, chú ý các nguồn cháy..."

    Khi màn đêm buông xuống, bạn sẽ nghe thấy tiếng gác đêm vang dội hàng nghìn năm ở Trung Quốc tại làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ hầu như vừa xa xôi, vừa mới lạ, nhưng lại chân thực và gần gũi. Bà con trong làng tin rằng, văn minh mà họ truyền từ đời này sang đời khác sẽ được tiếp diễn trong tiếng gác đêm thân quen...

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>