Hiện nay, Viện Bảo tàng Binh Mã Dõng Tần Thủy Hoàng mỗi năm tiếp đón khoảng 2 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, mọi người bàng hoàng trước khí thế hùng dũng của đội quân Nhà Tần, cảm phục trước sự chế tác tinh vi của những cỗ xe ngựa bằng đồng. Những cổ vật này là kết tinh trí tuệ và tài năng của những người thợ thời cổ, thể hiện trình độ công nghệ và nghệ thuật của đời Nhà Tần, khiến du khách trầm trồ ngợi ca, thậm chí còn có câu nói "chưa đến xem Binh Mã Dong chưa phải là đến Trung Quốc".
Tại Tây An, ngoài khu Binh Mã Dõng lăng Tần Thủy Hoàng ra, còn một nơi không thể không đến, đó là Viện Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây. Viện bảo tàng này lưu trữ hơn 370 nghìn cổ vật, từ những đồ đá đơn giản của thời viễn cổ, đến những đồ dùng bình thường trong đời sống xã hội Trung Quốc trước năm 1840, khoảng cách hơn một triệu năm. Những cổ vật lưu trữ bao gồm đồ đồng xanh, đồ gốm các triều đại, đồ vàng bạc đời Hán-Đường, bích họa trong các ngôi mộ cổ đời Nhà đường, v.v, phong phú đa dạng và được chế tác kỳ công.
Trong các cổ vật lưu trữ trong Viện Bảo tàng Thiểm Tây có 18 cổ vật và bộ cổ vật thuộc loại "Quốc bảo" của Trung Quốc, trong đó có hai cổ vật chưa từng ra mắt người xem, một trong hai cổ vật này là chiếc "ly mã não đầu thú bọc vàng". Cổ vật này được khai quật tại làng Hà Gia ở ngoại ô phía nam thành phố Tây An năm 1970, chiếc ly có hình dạng sừng thú, phía trên chiếc ly có hình đầu trâu, hai con mắt to tròn, dữ tướng.
Người hướng dẫn viên họ Từ của Viện Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây cho biết:
"Cổ vật này được tôn vinh là 'bảo bối' của Viện Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây, ly mã não đầu thú bọc vàng được chế tác từ mã não, chúng tôi suy đoán người sở hữu nó có địa vị rất cao, rất có thể là quý tộc hoàng gia thậm chí là bản thân Hoàng đế".
Xuất xứ của chiếc lý mã não này cũng dẫn đến sự bàn cãi trong giới học thuật, tuy nhiên các chuyên gia, học giả có một nhận thức chung đó là hình dạng của chiếc ly này giống như một loại dụng cụ đựng rượu của phương Tây gọi là "Lai Thông". "Lai Thông" là dịch âm theo tiếng Hy Lạp, có hàm ý tràn ly, phần lớn có hình dạng sừng thú. Cổ vật "Quốc bảo" này tượng trưng cho giàu có và quyền lực, là một tác phẩm nghệ thuật cao quý, nó rất có thể là một món quà của một nước Tây Á thời cổ nào đó triều cống cho đời Nhà Đường, rất có ý nghĩa, là một cổ vật quan trọng trong giao lưu giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây.
Chúng tôi đã giới thiệu với quý vị bài thứ nhất trong loạt bài của Cuộc thi tài năng "Tôi yêu hương vị Trung Quốc", bây giờ xin nhắc lại câu hỏi trong bài này, đó là: Loại nhạc cụ được khai quật tại di chỉ Bán Pha ở Thiểm Tây, Trung Quốc gọi là gì? Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi và trả lời các câu hỏi trong các bài tiếp theo.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |