Trống da cừu dân tộc Khương
Theo sự khác nhau về hình thức biểu diễn, ca múa dân gian dân tộc Khương Trung Quốc chia làm hai loại: ca múa mang tính giải trí dân gian và ca múa mang tính tế lễ tôn giáo. Theo khu vực thịnh hành, ca múa tế lễ lại chia làm muá trống da cừu thịnh thành tại hạ du sông Tạp Cốc Não và múa áo giáp thịnh hành tại sông Hắc Thủy, trong đó múa trống da cừu nổi tiếng nhất.
Trống da cừu dân tộc Khương là trống tay, còn gọi là "trống chuông", là dụng cụ quan trọng khi Thích Bỉ, tức thầy cúng dân tộc Khương làm lễ tế, dành riêng cho hoạt động tế lễ. Tại khu vực dân tộc Khương, theo nghi thức tế lễ truyền thống, trống da cừu lại chia làm ba loại: trắng, đen và vàng. Theo ghi chép lời tụng trong "Đắc Vi", sử thi dân tộc Khương: "Thiên hoàng A-bi-mu-bi-ta/trống thần truyền xuống trần gian ba loại/ trống trắng dùng để hoàn thiên nguyện/ trống đen dùng để giữ bình yên/ trống vàng dùng để trừ tà". Múa trống da cừu chia làm hình thức múa đơn, múa đôi, múa tập thể... Nghi thức của múa trống da cừu rất nghiêm ngặt, quá trình phức tạp, chức năng của điệu múa cũng hết sức cầu kỳ. Theo ghi chép, riêng cách gõ trống của múa trống da cừu đã có trên hàng trăm loại, tư thế múa gõ trống, nhìn tưởng đơn giản, thực ra đầy tính kỹ xảo, vừa thể hiện văn hóa săn bắn nguyên thủy, cũng ghi chép hình ảnh sống động của cả tiến trình lịch sử từ chăn nuôi chuyển sang văn minh nông canh của người dân tộc Khương.
Múa trống da cừu dân tộc Khương
Trước đó, việc bảo tồn và kế thừa di sản văn hóa phi vật thể của múa trống da cừu hầu như phải đối mặt với vấn đề nan giải chung mà di sản văn hóa phi vật thể của đông đảo dân tộc thiểu số miền Tây Trung Quốc đang đối mặt: văn hóa truyền thống yếu thế và mai một; không có người kế thừa hơn nữa những người kế thừa đa số tuổi đã cao. Sau đó, mệnh vận dân tộc và văn hóa của dân tộc Khương nhận được sự quan tâm cao của cả xã hội, trong "cơn sốt văn hóa dân tộc Khương", xu thế thương mại hóa và giải trí hóa của múa trống da cừu ngày một trầm trọng, sự đeo đuổi lợi ích khiến không ít người hoàn toàn không có bối cảnh văn hóa Thích Bỉ, không có chức danh văn hóa Thích Bỉ cũng tham gia biểu diễn múa trống da cừu; cũng có nơi vì phát triển du lịch, cũng không suy xét đến điều điện, tự ý triệu tập "đội biểu diễn múa trống da cừu". Xét từ một góc độ khác, điều này xem chừng là một việc tốt vì đã mở rộng diện kế thừa "di sản văn hóa phi vật thể", nhưng nhìn chung, sự thiếu sót của văn hóa Thích Bỉ thực thụ, hoàn toàn có khả năng nằm trong sự thay thế và sai lệch của văn hóa này, mai một nội tại và tinh túy của múa trống da cừu, khiến văn hóa này hoàn toàn rơi vào tình trạng giải trí hóa và thương mại hóa, từ đó khiến việc kế thừa "di sản văn hóa phi vật thể" múa trống da cừu lại bị rơi vào cảnh khốn quẫn khác cực đoan hơn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |