Vào lúc 17 giờ 38 phút ngày 11/6, tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Trung Quốc đã phóng thành công tàu Thần Châu 10 có người lái bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F. Ba nhà du hành vũ trụ Trung Quốc là Nhiếp Hải Thắng, Trương Hiểu Quang và Vương Á Bình đã đáp tàu Thần Châu 10 bay vào vũ trụ.
Tàu Thần Châu 10 được phóng lần này là vừa tròn 10 năm khi nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc Dương Lợi Vĩ đáp tàu Thần Châu 5 bay vào vũ trụ. 10 năm qua, các tàu Thần Châu đã đưa 10 phi hành gia của Trung Quốc bay vào vũ trụ, trong đó có hai nữ phi hành gia.
Trước khi các phi hành gia xuất phát, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến khu chung cư của các phi hành gia Vấn Thiên Các để tiễn đưa. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết:
"Đây là nhiệm vụ bay vũ trụ có người lái lần thứ 5 của Trung Quốc, chứa đựng giấc mơ vũ trụ của dân tộc Trung Hoa. Tại đây, tôi chúc các đồng chí thành công, mong đợi ngày thắng lợi trở về của các đồng chí."
Tàu Thần Châu 10 sẽ bay trên qũy đạo vũ trụ trong 15 ngày, đây là lần bay vũ trụ dài nhất từ trước đến nay của Trung Quốc. Tàu Thần Châu 10 sẽ tiến hành hai lần ghép nối, một lần ghép nối tự động và một lần ghép nối thao tác bằng tay với mô-đun Thiên Cung 1 đã hoạt động hơn một năm trên qũy đạo vũ trụ của Trung Quốc. Trong thời gian mô-đun Thiên Cung 1 và tàu Thần Châu 10 hình thành tổ hợp bay trong vũ trụ, ba phi hành gia sẽ đi vào Thiên Cung 1 và triển khai các thí nghiệm y học, công nghệ cũng như giảng bài từ trên vũ trụ.
Điều đáng quan tâm là, việc phóng thành công tàu Thần Châu 10 đã mở ra thời đại mới bay ứng dụng vũ trụ có người lái của Trung Quốc. Đây là hệ thống vận chuyển người và vật tư từ Trái đất lên vũ trụ và người lái thứ hai trên thế giới hiện nay ngoài tàu "Liên hợp" của Nga ra. Người phát ngôn Văn phòng Hàng không Vũ trụ có người lái Trung Quốc, bà Vũ Bình cho biết, khác với các cuộc bay thí nghiệm của tàu Thần Châu 8 và Thần Châu 9, tàu Thần Châu 10 sẽ mở ra tiền lệ bay ứng dụng vũ trụ có người lái của Trung Quốc.
Kể tư khi khởi động năm 1992 đến nay, Công trình Hàng không Vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã lần lượt đột phá các công nghệ then chốt như bay vào vũ trụ và trở về, đi bộ ra ngoài vũ trụ, gặp và ghép nối, v.v. Được biết, sau này Trung Quốc còn sẽ phóng nhiều tàu vũ trụ có người lái, tàu chở hàng cũng như phòng thí nghiệm và sẽ xây dựng lên trạm vũ trụ riêng của mình vào năm 2020.