Ông Nông Lập Phu, Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Đông Nam Á lâu nay cho biết, Quảng Tây và các nước Đông Nam Á núi liên núi, sông liền sông, giao thông thuận tiện, là mặt bằng quan trọng trong giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Dân tộc Choang Quảng Tây có ngôn ngữ gần gũi, phong tục tập quán tương đồng và mối quan hệ gắn bó với rất nhiều dân tộc của các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma. Vai trò của nhân dân Quảng Tây trong giao lưu nhân dân giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á là không thể thay thể được.
Ông Nông Lập Phu cho biết, Quảng Tây có khoảng 17 triệu người dân tộc Choang, ngôn ngữ sinh hoạt,và phong tục tập quán của họ rất gần gũi và tương đồng với dân tộc Thái của Thái Lan, bộ tộc Lào Lùng của Lào, dân tộc San của Mi-an-ma, giữa họ không cần phải phiên dịch trong giao lưu ngôn ngữ đời sống. Dân tộc Choang Quảng Tây cũng có ngôn ngữ sinh hoạt và phong tục tập quán tương đồng với dân tộc Tày và Nùng của Việt Nam, có không ít người còn có quan hệ họ hàng cùng huyết thống, cứ vào ngày lễ, ngày tết, ma chay cưới xin họ đều mời nhau tham dự. Ngày 13 và 14 tháng 4 âm lịch hàng năm là Lễ hội hát đối của dân tộc Choang ở thị trấn Kim Long, huyện Long Châu, Quảng Tây, theo thói quen truyền thống, dân tộc Choang ở Kim Long đều mời bà con dân tộc Tày ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam đến tham gia thi hát. Kết thúc cuộc thi còn mời khách dùng bữa, vừa ăn vừa hát đối, nội dung của các bài hát đều là liên quan với hữu nghị Trung-Việt, phát triển hợp tác, bầu không khí vô cùng sôi động và hữu nghị, thể hiện lên tình hữu nghị nồng thắm giữa nhân dân hai nước Trung-Việt.
Quảng Tây, Trung Quốc có 8 huyện thị giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang của Việt Nam, các huyện và thành phố biên giới của Quảng Tây và Việt Nam đã tích cực triển khai hợp tác kinh tế-thương mại biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, làm thay đổi diện mạo lạc hậu của địa phương, nâng cao mức sống cho nhân dân biên giới hai nước, tăng cường sự hiểu biết, thông cảm và tin cậy lẫn nhau, đã góp phần tích cực cho phát triển hợp tác và giao lưu hữu nghị giữa hai nước Trung-Việt.
Ông Nông Lập Phu cho biết, các huyện và thành phố biên giới của Quảng Tây và Việt Nam đã triển khai hợp tác kinh tế-thương mại dưới nhiều hình thức như: biên mậu, du lịch xuyên biên giới, triển lãm hàng hoá, vận tải xuyên biên giới, khai thác và chế biến khoáng sản, hợp tác về nông nghiệp, v.v. Huyện Long Châu, Quảng Tây và huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam đã đi đầu trong việc triển khai hợp tác trồng mía đường xuyên biên giới. Huyện Long Châu cung cấp giống mía, phân bón và chỉ đạo về kỹ thuật, đồng thời phụ trách thu mua mía nguyên liệu, còn huyện Hạ Lang phụ trách việc gieo trồng, sau khi thu hoạch sẽ bán cho huyện Long Châu. Hạ Lang là một huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, những năm gần đây thông qua việc triển khải hợp tác trồng xuyên biên giới với huyện Long Châu, diện mạo của huyện Hạ Lang đã thay da đổi thịt, bà còn nông dân đã cất lên những ngôi nhà mới, mua sắm các tiện nghi như ti-vi, xe máy, xe dùng cho nông nghiệp...Hiện nay diện tích trồng mía của huyện đã từ vài trăm héc-ta trước đây tăng lên tới hàng nghìn héc-ta.
Để tăng cường hơn nữa giao lưu hữu nghị giữa Quảng Tây, Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, ông Nông Lập Phu đề nghị thành lập cơ chế đối thoại cấp cao nhân dân Trung Quốc-ASEAN, đưa cơ chế này vào nội dung của Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN, hình thành cơ chế hoá. Như vậy, không những làm phong phú nôi dung của Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN, mà còn tăng cường sự hiểu biết của nhân dân các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc. Ông Nông Lập Phu còn đề nghị thành olập Hội Hữu nghị Quảng Tây-Việt Nam, hoặc Chi hội Quảng Tây Hội Hữu nghị Trung-Việt. Bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ nhân tài cấp cao nhân dân Quảng Tây-Đông Nam Á, để tiện cho việc triển khai các hoaṭ động giao lưu nhân dân một cách thuận lợi hơn. Tăng cường giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên Quảng Tây và các nước Đông Nam Á, thông qua triển khai các hoạt động giao lưu hữu nghị thanh thiêu niên với hình thức phong phú, đa dạng để sâu sắc sự thông cảm và tin cậy giữa thanh thiếu niên, như vậy sẽ góp phần cho phát triển lầu dài quan hệ hữu nghị Trung-Việt.