• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Xé vé phạt liệu có thể trị tận gốc hành vi "Sang đường kiểu Trung Quốc" hay không?

    2013-05-22 18:31:28     CRIonline


     

    "Sang đường kiểu Trung Quốc" là một câu nói vui của cư dân mạng đối với hiện tượng một số người đi bộ Trung Quốc tập thể vượt đèn đỏ, tức là "chờ đủ một số người là có thể sang đường, không liên quan gì đến đèn xanh đèn đỏ". Ngày 8 tháng 4, Sở Giao thông thành phố Bắc Kinh công bố tin cho biết, sẽ trọng điểm giải quyết hiện tượng vi phạm luật giao thông của người đi bộ và xe đạp, giải quyết hiện tượng người đi bộ "sang đường kiểu Trung Quốc" thông qua các biện pháp uốn nắn, tuyên truyền giáo dục, phê bình và xử phạt. Cơ quan giao thông thành phố sẽ phạt người đi bộ sang đường vi phạm đèn tín hiệu giao thông mỗi lần 10 tệ và xe đạp 20 tệ tại 150 ngã tư chủ yếu trong thành phố, tiền phạt phải nộp ngay tại chỗ. Vậy thì trong tình huống nào thì bạn vượt đèn đỏ? Bạn có ý thức được tính nguy hiểm của việc vượt đèn đỏ không? Bạn có quan điểm gì đối với biện pháp giải quyết mới được ban hành? Hoan nghênh bạn đón nghe chương trình Lăng kính cuộc sống hôm nay và nêu quan điểm của mình, địa chỉ e-mail của chúng tôi là: vie@cri.com.cn

    A:Chủ đề mà chúng ta thảo luận hôm nay có liên quan mật thiết đến cuộc sống của mỗi người.

    B:Vâng, đó là một việc mà mỗi người chúng ta ngày nào cũng phải làm---qua đường.

    A:Thế thì bình thường SH qua đường như thế nào ?

    B:Dạ, Sảnh Hoa là một người luôn tuân thủ luật giao thông, hơn nữa cũng vì nhát gan sợ chết, Sảnh Hoa còn nhớ hồi du học ở Việt Nam, qua đường ở Việt Nam cần phải có kỹ năng, nếu không thì không thể qua nổi.

    C: Vâng, Việt Nam có rất nhiều xe máy, kỹ thuật đi xe máy của mọi người đều rất cao siêu, bởi thế người đi bộ sang đường ở Việt Nam cũng là một việc đòi hỏi phải rất có "kỹ thuật".

    A:Không chỉ có ở VN, thực ra ở TQ vào giờ cao điểm trên khắp các ngả đường người xe cũng nườm nượp. Thế nhưng có một số người TQ thiếu ý thức, vẫn nghiễm nhiên qua đường bất chấp luật giao thông, vì vậy cư dân mạng đã đặt tên cho cách qua đường của những người này là "Qua đường kiểu TQ", "Cứ có mấy người là có thể cùng nhau qua đường, chẳng cần quan tâm đến đèn xanh đèn đỏ".

    B:Để trị tận gốc thói quen xấu này, cơ quan quản lý giao thông thành phố Bắc Kinh công bố những quy định nói trên. Vậy, việc ban hành những quy định này có hiệu quả hay không? Các bạn có nhận xét gì về những biện pháp này? Chúng ta cùng tìm hiểu một số trường hợp vi phạm qua đoạn ghi âm sau đây.

    Tháng 12 năm 2011, một anh họ Quách đi xe đạp tới một ngã tư ở quận Hải Điện thành phố Bắc Kinh, đèn tín hiệu giao thông từ màu vàng chuyển sang màu đỏ, vì vội nên anh này không để ý và tiếp tục đi, không ngờ bị một chiếc xe con từ bên tay phải lao đến đâm phải, sau đó anh Quách đã chết do bị thương quá nặng. Cảnh sát giao thông nhận định, anh Quách đi xe đạp vi phạm đèn tín hiệu giao thông gây nên tai nạn, phải chịu trách nhiệm chính. Cái chết của anh Quách khiến bố mẹ rất đau đớn, không bao lâu sau người mẹ vốn bị bệnh nặng cũng qua đời. Song pháp luật vẫn là pháp luật, cuối cùng toà án nhận định anh Quách đi xe đạp vi phạm đèn tín hiệu giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn, nên phải chịu 70% trách nhiệm dân sự.

    Đa số mọi người bày tỏ ủng hộ biện pháp phạt những người đi bộ "vượt đèn đỏ". Nhưng trong khi lấy tin phóng viên phát hiện, cũng có người đi bộ cho rằng, "sang đường kiểu Trung Quốc" cũng là việc bất đắc dĩ, điều này không chỉ là vấn đề của bản thân người đi bộ, đèn xanh đèn đỏ ở rất nhiều nơi đều không hợp lý, thời gian đèn xanh của người đi bộ quá ngắn, mà thời gian đèn đỏ phải đợi lại quá lâu, đều là nguyên nhân khiến người đi bộ "vượt đèn đỏ".

    B:Theo Sảnh Hoa được biết, một trường hợp khác dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi của đông đảo cư dân mạng là một cô ở thành phố Nam Kinh bị cảnh sát giao thông chặn lại khi vượt đèn đỏ ở quận Cổ Lầu. Cảnh sát nói: "Bên kia là ngã tư, đi vòng vài trăm mét là đến, sao cô vẫn vượt đèn đỏ?" Trước "bài giảng" của cảnh sát giao thông, cô này liền "phản công": "Cả đời có được bao nhiêu đoạn vài trăm mét, ngày nào cũng phải đi vòng mấy trăm mét, thế thì phần lớn thời gian cuộc đời bị lãng phí rồi!"

    A:Những người đi bộ này quả là "lý lẽ hùng hồn", không hề cảm thấy xấu hổ, nếu như coi đây là chuyện nhỏ thì có thể nói là do tố chất của người dân chưa cao, nhưng nếu coi trọng thì là do nhà nước chưa đưa ra biện pháp chế tài, trong thâm tâm một số người TQ vẫn rất thiếu ý thức tuân thủ pháp luật. Chỉ có một mình thì không dám hành động, nhưng nếu có nhiều người thì dám làm liều, cho dù vi phạm pháp luật cũng cứ liều một phen, người khác không bị sao thì mình cũng chẳng hề gì. Vậy anh TL có nhìn nhận như thế nào đối với việc này ?

    C: Mọi người không coi trọng lắm việc chấp hành luật giao thông, chỉ mong người khác rộng lượng đối với mình. Rất nhiều người tuy vẫn biết vượt đèn đỏ rất nguy hiểm, nhưng vẫn cảm thấy xác suất xảy ra tai nạn giao thông rất nhỏ, không mấy khi xảy ra với mình. Thực ra, bất kể lái xe hay đi bộ, đi trên đường là có xác suất xảy ra tai nạn, mà xác suất xảy ra tai nạn khi vượt đèn đỏ là rất cao. Xét về mặt xác suất học, mỗi khi anh vượt đèn đỏ mà "không việc gì", thực ra có nghĩa là xác suất xảy ra tai nạn ở lần tới là rất lớn.

    A:Vậy thì, liệu hiệu quả của quy định mới đối với hành vi "Qua đường kiểu TQ" sẽ duy trì được bao lâu? Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát chủ đề trong bộ phim "Gửi thời thanh xuân" hiện đang rất "hot" do ca sĩ nổi tiếng TQ Vương Phi thể hiện, bộ phim này do "Chim én nhỏ" Triệu Vi, người được nhiều khán thính giả TQ và VN yêu thích năm xưa làm đạo diễn. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận. Lời ca có đoạn: Cảnh đẹp bình minh trời đã phú, vất vả vì ai, ngọt bùi cũng vì ai, tuổi thanh xuân đã qua đi, chúng ta mới hiểu được thời gian.

    B:Trưa ngày 3/4, tại ngã tư phía nam đường Nhân dân trung tâm thành phố Ôn Châu, một anh họ Lâm qua đường vượt đèn đỏ. Khi bị cảnh sát giao thông chặn lại, anh này không những không nghe, mà còn lấy đòn gánh đánh và mắng cảnh sát. Cuối cùng, anh Lâm là người đi bộ đầu tiên bị giam giữ 10 ngày do cản trở nhân viên cơ quan chức năng thi hành công vụ theo luật pháp kể từ khi thực thi quy định xử lý hành vi "qua đường kiểu Trung Quốc". Vậy, liệu quy định này có thể thực hiện lâu dài không?

    A:Theo tình hình chấp hành pháp luật hiện nay, giá thành phạt vi phạm thì thấp, mà giá thành thực thi pháp luật lại cao, do vậy phát sinh mâu thuẫn, việc phạt những người vi phạm gặp phải khó khăn rất lớn. Vì vậy, chị họ Trần làm công tác phối hợp với cảnh sát giao thông cho phóng viên biết: "Mất rất nhiều thời gian trong việc giải thích cho người dân, để người dân nộp tiền phạt rất là khó". Anh TL thấy có đúng không?

    C: Theo tôi, cách làm này không lâu dài được. Một là lực lượng cảnh sát có hạn. Hai là, xã hội Trung Quốc là xã hội đang chuyển đổi, trong thành phố có rất nhiều người đến từ nông thôn, phần lớn số người từ nông thôn ra thành phố đều chưa quen cách đi lại ở thành phố, rất nhiều người còn chưa biết đèn xanh đèn đỏ là gì, nên họ ra thành phố còn phải có thời gian học làm theo người khác, nên giải quyết bằng cách xử phạt là không ổn lắm.

    Giai đoạn hiện nay, không cấm được hiện tượng "sang đường kiểu Trung Quốc", bởi vì các thiết bị giao thông thành phố chủ yế́u được thiết kế cho phương tiện giao thông thế mạnh như ô tô, những người đi bộ không nhanh nhẹn rất khó sang đường trong một lần đèn xanh-đèn đỏ, không vượt đèn đỏ thì rất khó sang đường. Chỉ dựa vào phạt không giải quyết được vấn đề, tuy pháp luật quy định có thể phạt, nhưng trước đây chưa bao giờ phạt, uy quyền của pháp luật không được tôn trọng, mọi người đều mở một mắt, nhắm một mắt rồi bỏ qua, bởi thế chúng ta thường nói pháp luật không trừng phạt số đông người.

    B:Xem ra, đối với hành vi "qua đường kiểu Trung Quốc", nếu chỉ dựa vào xử phạt nghiêm khắc thì không thể trị tận gốc. Nhưng có một điều chúng ta không thể phủ nhận, xử phạt nặng có thể nâng cao sự tự giác của người dân, có tác dụng tự ràng buộc bản thân, khiến mọi người dần dần hình thành thói quen tốt, thay đổi thói quen xấu. Thế nhưng, nếu chỉ dựa vào cách chấp nhận xử phạt bị động này để thay đổi thói quen là chưa đủ, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là làm thế nào để mọi người hiểu và nhận thức được mối nguy hiểm của hành vi "qua đường kiểu Trung Quốc" này. Theo anh, làm thế nào mới có thể giải quyết thật sự vấn đề này ạ?

    C: Cá nhân tôi cho rằng, muốn giải quyết hiện tượng sang đường kiểu Trung Quốc, trước tiên phải phải để người dân sang đường tiện lợi và dễ dàng.

    Đèn xanh nơi người đi bộ qua đường chỉ có người đi bộ mới được đi qua, nhưng thực tế luật giao thông lại quy định xe cơ giới đi tới ngã tư được phép rẽ tay phải, như vậy sẽ chen lấn với người đi bộ qua đường, người đi bộ phải nhường đường cho xe cơ giới. Như vậy sẽ xuất hiện hiện tượng, người đi bộ chờ xe cơ giới đi qua rồi mới đi, nếu lúc này đèn xanh chuyển sang đèn đỏ thì người đi bộ sẽ xử trí ra sao? Nếu tiếp tục đi sẽ bị coi là vượt đèn đỏ, mà dừng lại nếu giữa đường có chỗ để dừng chân còn an toàn, còn nếu không sẽ rất nguy hiểm, còn xe cơ giới cứ đàng hoàng rẽ tay phải bất chấp đèn xanh của người qua đường, như vậy rất bất công với người đi bộ qua đường.

    A:LQ cũng phỏng vấn một người đi đường, anh cho biết: "đôi lúc 'qua đường kiểu TQ' cũng là do bí quá, không hoàn toàn là do người đi bộ. Trên đoạn đường trước các cửa ra vào bến tàu điện ngầm "Mộ Công chúa" ở Bắc Kinh chỉ có vạch qua đường mà không có đèn xanh đèn đỏ. Nếu như có thời gian, thì có thể đi vòng đến bến tàu điện ngầm bên kia có đường ngầm, chỉ là không được tiện lắm. Ở Bắc Kinh có nhiều nơi không có đèn xanh đèn đỏ, nhưng lại có quy định người đi bộ có thể qua đường, chỉ cần chú ý an toàn một chút là được".

    C: Giải quyết hiện tượng sang đường kiểu Trung Quốc nên trước tiên bắt tay từ đâu? Theo tôi trước tiên ở hướng dẫn chứ không phải ở phạt. Các thành phố trong nước Trung Quốc đều có những người hỗ trợ quản lý trật tự giao thông thành phố, trách nhiệm của họ là hướng dẫn người đi bộ và xe cơ giới chấp hành luật lệ giao thông, trong quá trình này phải điều chỉnh thiết bị giao thông mặt đất, phục vụ tốt hơn cho người đi bộ, ví dụ như đèn xanh đèn đỏ, nên chăng kéo dài thêm một chút thời gian đèn xanh cho người đi bộ sang đường, khi xây dựng đường sá nên suy xét đến nơi dành cho người đi bộ sang đường, đường hầm sang đường, thói quen của người đi bộ, không chỉ xét đến ô tô.

    A:Cách phạt những người "Qua đường kiểu TQ" này khiến người vi phạm cảm thấy xấu hổ, bởi vì ai cũng có lúc đi bộ. Đối với cơ quan quản lý mà nói, việc đưa ra hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt này có thể thấy được cơ quan hữu quan đang nỗ lực tìm biện pháp, cố gắng để vấn đề an toàn giao thông càng thêm an toàn, thông suốt. Cùng với dùng pháp luật để điều chỉnh hành vi và thói quen xấu của mọi người, thì việc tuyên truyền giáo dục đạo đức cũng như kịp thời nhắc nhở là điều không thể thiếu. Không nên để mọi người phạm sai lầm lớn rồi mới thấy được tính nghiêm trọng của vấn đề. Như vậy, không những trên đường người xe hỗn loạn, mà còn tăng thêm giá thành quản lý xã hội, thậm chí sẽ gây ra biết bao tấn bi kịch.

    B:Ngoài ra, trong khi phê bình hành vi qua đường này, chúng ta cũng nên xem xét đến về những vấn đề như: Hiện nay, đường xá ngày càng mở rộng, liệu người dân qua đường có dễ không? Muốn giải quyết hành vi "qua đường kiểu Trung Quốc", vẫn còn nhiều việc phải làm. Song, chúng ta vẫn phải kiểm điểm lại hành vi của mình, có điều gì quan trọng hơn cả bình an và an toàn của mình? Hơn nữa, tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân, vì vậy, cho dù tính hợp lý của việc thiết kế đường xá vẫn còn nhiều điều phải bàn, nhưng chúng ta vẫn nên tuân thủ luật giao thông một cách nghiêm ngặt.

    A:Đúng vậy, chỉ có an toàn và bình an, thì cuộc sống của chúng ta mới hạnh phúc trọn đời. Cuối cùng xin gửi tặng các bạn bài hát: Hạnh phúc giữa đời, chúc quý vị và các bạn luôn bình an, hạnh phúc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>