• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tiến bộ và bất cập của Trung Quốc trong việc ứng phó thiên tai động đất sau 5 năm xảy ra trận động đất Vấn Xuyên, Tứ Xuyên

    2013-05-15 15:53:30     cri

    kỷ niệm 5 năm xảy ra trận động đất mạnh Vấn Xuyên

    Ngày 12 tháng 5 vừa qua là ngày kỷ niệm 5 năm xảy ra trận động đất mạnh Vấn Xuyên. Cách đây không lâu, trận động đất Lư Sơn mạnh 7 độ rích-te một lần nữa tàn phá nặng nề mảnh đất Tứ Xuyên, khiến tâm trạng của chúng ta càng thêm nặng trĩu.

    5 năm qua là quãng thời gian hàn gắn vết thương, tái thiết quê nhà, cũng là thời gian củng cố năng lực ứng phó khủng hoảng của quốc gia và xã hội. Trong khi đó, đối với những nỗ lực trong 5 năm qua mà nói, trận động đất Lư Sơn xảy ra bất ngờ vừa qua chẳng khác nào như một cuộc thử thách.

    Trung Quốc là nước thường xuyên xảy ra thiên tai. Đứng trước thách thức nổi cộm thiên tai nối tiếp thiên tai, Trung Quốc đã thu được những tiến bộ gì? Còn tồn tại những bất cập gì?

    Thành phố Vấn Xuyên mới

    Cứu trợ: Sự sống là cao nhất, cứu trợ một cách khoa học và hiệu quả mới là "sức khắc phục hậu quả và cứu trợ thiên tai số một"

    Em Mao Thượng Nghĩa là một bé trai 5 tuổi ở xã Tư Diên huyện Lư Sơn, lúc xảy ra động đất Lư Sơn, em bị một viên gạch trên trần nhà rơi xuống đập vào trán bị thương nặng. Nhân viên cứu trợ nhanh chóng mở ra "hành lang sự sống", đưa em đến bệnh viện cấp cứu, và em đã được cứu sống. Bố em trai này nói: "Nếu việc này xảy ra trong trận động đất Vấn Xuyên, e rằng con tôi đã chết giữa đường".

    Câu chuyện nhỏ này đã thể hiện một tiến bộ của Trung Quốc trong việc ứng phó thiên tai động đất Lư Sơn, đó là tốc độ cứu trợ nhanh hơn, hiệu quả cứu trợ cao hơn so với động đất Vấn Xuyên. Không chỉ những người từng thoát nạn trong trận động đất Lư Sơn có cảm nghĩ như vậy, mà những người từng tham gia cứu trợ hai lần động đất Vấn Xuyên và Lư Sơn cũng đồng tình kết luận này.

    Phó Viện trưởng Bệnh viện Tân Kiều Trường Đại học Quân Y số 3 Cao Gia Dung từng tham gia hai lần hành động cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai Vấn Xuyên và Lư Sơn cho biết:

    "Trận động đất Lư Sơn vừa xảy ra, chúng tôi đã được lệnh phải lập tức chuẩn bị thuốc men, thiết bị, máy móc y tế, xe phẫu thuật, xe X quang, nhanh chóng xuất phát lên đường đến khu vực thiên tai. Trên đường đi, tôi thấy trên đường cao tốc đã vạch ra làn xe khẩn cấp cứu trợ dành cho khu vực thiên tai. Sau khi đến khu vực thiên tai, về việc làm thế nào kết nối với Ban chỉ đạo cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai địa phương, làm thế nào triển khai công tác cứu trợ... chúng tôi đều thuộc như lòng bàn tay".

    Về tốc độ cứu trợ động đất Lư Sơn nhanh hơn so với động đất Vấn Xuyên, tiến bộ quan trọng này còn có thể minh chứng bằng những con số sau đây:

    Sau 10 phút xảy ra trận động đất Lư Sơn, tỉnh Tứ Xuyên đã khởi động phương án khẩn cấp; chỉ trong nửa tiếng, lực lượng cứu trợ chính đã bố trí hoàn tất, cơ quan giao thông đã mở hành lang khẩn cấp; chỉ sau 28 phút, lực lượng cứu trợ thiên tai đợt đầu đã lên đường đến khu vực thiên tai, sau đó các đội cứu viện y tế, đội cứu hộ mỏ quặng bắt đầu chi viện khu vực thiên tai; sau hơn 50 phút, Trung Quốc khởi động phương án hưởng ứng khẩn cấp cứu trợ thiên tai cấp ba quốc gia, cử nhóm công tác đến khu vực thiên tai; cùng ngày, cả thảy có hơn 160 đội cứu trợ, hơn 30 nghìn người triển khai công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai....

    Điều quan trọng như nhau là, bất kể sự cứu trợ đến từ phía quân đội hay là cơ quan chính phủ, cứu trợ lần này được thể hiện một cách ung dung hơn, chuyên nghiệp hơn, khoa học hơn. Điều để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người là, sau 24 tiếng đồng hồ xảy ra động đất, tiếng nói của các phương tiện truyền thông không còn khuyến khích mọi người đến khu vực thiên tai tham gia cứu trợ như hồi xảy ra động đất Vấn Xuyên, ngược lại là kêu gọi mọi người "ít đi". Bởi vì việc cứu trợ liệu có hiệu quả hay không không phải được quyết định bởi số người đông hay ít, mà quyết định tại việc cứu trợ này liệu có chuyên nghiệp hay không. Đằng sau sự tỉnh táo đó, là sự chín muồi.

    Có lẽ về cấp độ động đất thì trận động đất Lư Sơn không lớn bằng động đất Vấn Xuyên, hơn nữa điều kiện địa lý của hai nơi cũng khác nhau. Nhưng điều không thể phủ nhận là, trong 5 năm qua, năng lực ứng phó thiên tai gồm phương án thao tác, trang thiết bị, dự trữ vật tư, khả năng hành động, trình độ nhận thức...của Trung Quốc đã có tiến bộ vượt bậc.

    Có tiến bộ nhưng cũng có bất cập. Chẳng hạn như vẫn tồn tại một số vấn đề như tốc độ phân phát vật tư cứu trợ cần phải được nâng cao, vẫn thiếu máy bay trực thăng cỡ nặng... Đặc biệt là xuất hiện tình trạng "tắc nghẽn giao thông trầm trọng" rất đáng suy ngẫm: sau động đất, xe ô-tô huyện Lư Sơn thường quá tải 5 đến 10 lần, phần lớn xe ô-tô bị tắc nghẽn trên đường đi các xã và thị trấn khu vực thiên tai trầm trọng. Theo lời của người phụ trách Đội cảnh sát giao thông Tứ Xuyên: Các phương tiện cơ giới nặng như xe tải, máy ủi, cần cẩu xã hội quá nhiều, chiếm hết đường đi, không thể phát huy hết tác dụng."

    Xảy ra những cảnh khó khăn này thật là đáng tiếc, hơn nữa cảnh này không phải mới xuất hiện, trong động đất Vấn Xuyên 5 năm trước từng xuất hiện cảnh hành lang cứu trợ thiên tai bị tắc nghẽn, lần này lặp lại y xì như vậy. Xét về nguyên nhân là, xe ô-tô xã hội chở đầy người tình nguyện và xe ô-tô cứu trợ thiên tai tranh giành đường đi, cơ quan quản lý giao thông buộc phải hạn chế sự lưu thông của xe cộ: "Hãy dành đường cho sự sống".

    Trước việc xảy ra tình trạng đáng tiếc này, Giáo sư Trường Đảng thành ủy thành phố Thành Đô Lưu Ích Phi cho rằng, "tắc nghẽn lòng yêu thương" này một mặt đã thể hiện tình yêu cao cả của cả xã hội, mặt khác cũng bộc lộ ra vấn đề thiếu cơ chế điều phối, điều độ suy xét không chu đáo giữa chính phủ và các tổ chức xã hội, làm thế nào để tính toán tổng thể lực lượng cứu trợ thiên tai dân gian, nâng cao hiệu quả của các lực lượng xã hội tham gia cứu trợ thiên tai vẫn là một bài toán hóc búa.

    Phó Giáo sư Trung Tâm đào tạo quản lý khẩn cấp Học viện Hành chính quốc gia Lý Minh đã giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ. Ông cho biết, Mỹ có Liên minh cứu trợ thiên tai riêng, tất cả đội ngũ cứu trợ thiên tai đều là thành viên của tổ chức phi chính phủ này. Một khi xảy ra thiên tai, Liên minh này sẽ phân phối nhiệm vụ cho các đội cứu trợ theo tình hình thực tế.

    Đối với Trung Quốc, một nước lớn đang phát triển mà nói, theo ông Lý Minh thì "chúng ta không thể đòi hỏi khắt khe tất cả mọi việc đều diễn ra suôn sẻ và có trật tự trước một thiên tai trầm trọng, nhưng chỉ có không ngừng ưu hóa phân phối tài nguyên, giảm thiểu sai sót trong công tác cứu trợ, thì mới có thể nâng cao tổng thể năng lực cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai hệ thống của Trung Quốc.

    Phòng ngừa thiên tai: Lúc yên thì phải nghĩ đến hiểm họa, tuân thủ nghiêm khắc "vạch đỏ an toàn"

    Ngày 8 tháng 5, khi phóng viên một lần nữa trở lại thăm trường trung học Bảo Hưng sau trận động đất Lư Sơn, thì thấy trên bức tường của toà nhà bố trí lớp học xuất hiện rất nhiều vết nứt. Nhưng điều khiến mọi người cảm thấy yên lòng là, chuyên gia giám định khung chính của toà nhà được tái thiết sau động đất Vấn Xuyên không bị ảnh hưởng.

    Trung học Bảo Hưng là một hình ảnh thu nhỏ của các kiến trúc công cộng được tái thiết sau động đất Vấn Xuyên. Giám đốc Sở Nhà ở và Đảm bảo xây dựng tỉnh Tứ Xuyên Hà Kiện giới thiệu, sau động đất Lư Sơn, hơn 400 chuyên gia cả nước đã tiến hành đánh giá khẩn cấp tính an toàn của toàn bộ kiến trúc công các thị trấn thuộc 8 quận, huyện của thành phố Nhã An. Kết quả cho thấy, kết cấu chủ thể của nhà trường, bệnh viện, sân nhà thể thao và tòa nhà văn phòng đều tốt.

    Tại khu vực thiên tai trầm trọng như huyện Lư Sơn, Bảo Hưng và Thiên Toàn, trong các kiến trúc công tái thiết sau động đất, 92,6% kiến trúc vẫn có thể sử dụng hoặc sử dụng qua tu sửa và gia cố, chỉ có 3,8% kiến trúc bị hư hỏng nghiêm trọng. Trong khi đó, trong các kiến trúc công xây trước động đất Vấn Xuyên, có tới 39,6% bị hư hỏng nghiêm trọng. Ông Hà Kiện nói, "Chất lượng và năng lực chống động đất của các kiến trúc công tái thiết này đã chịu được thử thách của động đất mạnh."

    Cách đây 5 năm, trận động đất Vấn Xuyên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với năng lực phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai của Trung Quốc, bắt đầu từ lúc bấy giờ, ý thức an toàn về cấp độ chống động đất của kiến thức, diễn tập khẩn cấp ...của Trung Quốc đã nâng cao tối đa.

    Ngày 18 tháng 4, các nơi Thành Đô, Lạc Sơn, Nhã An... của tỉnh Tứ Xuyên đã tổ chức diễn tập viện trợ động đất trong hai ngày. Không ngờ sau hai ngày, đã xảy ra động đất Lư Sơn. Mặc dù thông tin viễn thông từng bị cắt đứt, viện trợ bên ngoài khó đến được khu vực thiên tai một cách nhanh chóng, nhưng nội dụng của diễn tập đã phát huy tác dụng ngay lập tức, khu vực thiên tai đã triển khai tự cứu trợ một cách có trật tự.

    Nhà trường mới

    5 năm qua, mỗi năm tỉnh Tứ Xuyên đều phải tổ chức nhiều cuộc diễn tập tương tự. Qua một đoạn vi-đê-ô phóng viên ghi nhận, khi xảy ra động đất Lư Sơn, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, hơn 3000 học sinh Trường trung học số 1 quận Danh Sơn thành phố Nhã An đã rút khỏi lớp học một cách có trật tự, hiển nhiên là đã qua tập luyện hiệu quả, giáo viên và học sinh không ai bị thương vong.

    Đó là những tiến bộ đáng mừng, tuy nhiên, hiện tượng đáng lo ngại vẫn tồn tại. Trận động đất Lư Sơn đã làm hư hỏng phần lớn nhà ở cư dân thành thị khu vực thiên tai Nhã An, cả thảy có 49 nghìn 500 ngôi nhà bị phá hoại nghiêm trọng, bị xập hoặc hư hỏng. Chẳng hạn như ở hai thị trấn Lư Dương huyện Lư Sơn, thị trấn Linh Quan huyện Bảo Hưng, có tới hơn 97% nhà ở cư dân bị hư hỏng nghiêm trọng, bị xập hoặc hư hỏng đến mức không thể gia cố. Còn các nhà tự xây nông thôn chủ yếu sử dụng vật liệu hỗn hợp như gạch và bê-tông, gạch và gỗ, đất và gỗ đơn giản, khả năng chống động đất rất yếu kém.

    Ngoài nhà ở cư dân yếu kém về chống động đất ra, ý thức tránh hiểm họa của một số dân chúng vẫn cần được nâng cao. Khi xảy ra động đất Lư Sơn, một số cư dân thành phố từng trải qua động đất Vấn Xuyên vẫn hoảng hốt, rất nhiều người lao tới cầu thang, thậm chí xuất hiện tình trạng nhảy lầu khẩn cấp, gây thương vong không cần thiết.

    Một việc không thể né tránh là, so với trình độ phát triển với tổng lượng kinh tế đứng thứ hai thế giới, trình độ phòng ngừa thiên tai của Trung Quốc vẫn chưa tương xứng. Tại Nhật, cũng là nước thường xuyên xảy ra động đất, cấp độ phòng chống động đất của các kiến trúc đã đạt đến trình độ nghiêm ngặt, các chỉ tiêu như tỷ lệ kết cấu sử dụng gang thép cũng như thời gian sử dụng của nhà ở, lượng sử dụng gang thép trong một đơn vị diện tích xây dựng, cường độ chịu đựng sức ép của gang thép ... đều vượt xa so với Trung Quốc. Tỷ lệ che phủ của các cuộc diễn tập phòng chống thiên tai của Nhật rất rộng, hình thức cũng linh hoạt và đa dạng hơn. Chẳng hạn như gia đình Nhật đều chuẩn bị sẵn "túi cứu trợ khẩn cấp", trong đó đựng thức ăn hai ba ngày, nước uống, đèn, ra-đi-ô, đồ dùng cấp cứu, đầy đủ hết.

    Nhiều chuyên gia nêu rõ, nâng cao trình độ phòng chống thiên tai toàn diện khó có thể đạt được trong một sớm một chiều, nhưng bài học xương máu đã cảnh báo chúng ta, cần phải tiếp tục nắm bắt sự cân bằng giữa phát triển và an toàn theo hướng tiêu chuẩn cao.

    Quê nhà mới

    Tái sinh: Tái thiết quê nhà, kiến tạo sức mạnh tinh thần

    Rạng sáng ngày thứ ba sau động đất Lư Sơn, Đội hỗ trợ tâm lý của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đến khu trường học Trung tâm xã Long Môn huyện Lư Sơn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong khu vực động đất sau thiên tai. Mặc dù trời mưa, nhưng người đến nghe nhiều hơn so với dự kiến, có khoảng 200 người đến nghe.

    So với động đất Vấn Xuyên, việc hỗ trợ tâm lý của động đất Lư Sơn có sự chuẩn bị càng đầy đủ hơn. Đội hỗ trợ tâm lý mang theo một máy phản hồi sinh vật biến đổi theo nhịp tim, nếu tinh thần người được đo rất căng, thì cây bồ đề trên màn hình sẽ bị héo, nếu tinh thần nhẹ nhõm thì cây bồ đề này sẽ um tùm. Cứ luyện tập vài lần, là có hiệu quả thư giãn.

    Trong 5 năm qua, tái thiết về mặt vật chất sau động đất Vấn Xuyên đã hoàn thành, những dãy nhà cao, nhà cư dân, nhà máy đã hình thành quy mô, trật tự sản xuất và sinh hoạt của khu vực thiên tai đã được khôi phục từng bước, thể hiện sinh khí và sức sống mới. Nhưng tái thiết về mặt tinh thần vẫn đang tiếp tục.

    Đội trưởng Đội hỗ trợ tâm lý Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Lưu Chính Khu nói: "Khi cuộc sống trở lại bình thường, nhiệm vụ tái thiết tâm lý vẫn rất gian nan", Giống với cứu trợ sự sống, viện trợ vật chất, hỗ trợ tâm lý cũng là một khâu then chốt trong hành động cứu trợ thiên tai. Điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, trong vòng một năm xảy ra thiên tai, hơn 20% người có thể xuất hiện bệnh tâm lý nghiêm trọng, cần có sự hỗ trợ lâu dài về mặt tâm lý.

    Hỗ trợ tâm lý sau thiên tai quy mô Trung Quốc bắt nguồn từ trận động đất Vấn Xuyên. Trong một năm sau, hơn 4000 người công tác tâm lý học chuyên ngành đã tham gia công tác hỗ trợ tâm lý sau thiên tai. 5 năm qua, động đất Ngọc Thụ, thiên tai lũ bùn đặc biệt nghiêm trọng Châu Khúc, động đất Doanh Giang, động đất Di Lương, hỗ trợ tâm lý đều được đưa vào kế hoạch tái thiết sau thiên tai. Trung tâm tâm lý Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã xây dựng ngân hàng dữ liệu sức khỏe tâm lý quốc dân sau thiên tai lớn nhất cả nước, khoảng 545 nghìn người đã được tiếp nhận phục vụ tâm lý.

    Giám đốc Trung tâm Tâm lý Viện Khoa học xã hội Trung quốc Phó Tiểu Lan cho biết, "khi xảy ra động đất Vấn Xuyên, do không có kinh nghiệm, thiếu quản lý và tổ chức hệ thống, hỗ trợ tâm lý mất trật tự ở mức độ nào đó, hiện nay hỗ trợ tâm lý sau thiên tai Trung Quốc đã dần dần đi vào quỹ đạo".

    Tuy nhiên, do hỗ trợ tâm lý có tính chuyên nghiệp cao, công tác hỗ trợ tâm lý sau thiên tai đã bộc lộ rất nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Chẳng hạn như thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, trình độ chuyên ngành của đội ngũ hỗ trợ tâm lý tương đối thấp...

    So với trình độ tiên tiến quốc tế, hỗ trợ tâm lý Trung Quốc khởi bước tương đối muộn. Mỹ đã ban hành "Hướng dẫn hỗ trợ tâm lý trong thiên tai" năm 1978, hỗ trợ tâm lý được đưa vào dự án khẩn cấp trong các công việc khẩn cấp Liên bang. Xin-ga-po xây dựng hệ thống quản lý hành vi ứng phó khẩn cấp quốc gia vào năm 1994, trong đó gồm cung cấp phục vụ tâm lý cho nhóm người từng trải qua thiên tai. Nhật quy định rõ ràng về vai trò quan trọng của hỗ trợ tâm lý trong tái thiết sau thiên tai trong hệ thống pháp luật phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.

    Ông Lưu Chính Khuê kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật và quy định hỗ trợ tâm lý sau thiên tai, ấn định dự án khẩn cấp hỗ trợ tâm lý trong sự kiện đột xuất quốc gia, xây dựng tổ chức và cơ quan hành pháp thống nhất, ra sức thúc đẩy đào tạo nhân tài chuyên môn hỗ trợ tâm lý và xây dựng mạng lưới dự trữ nhân tài chuyên môn, tăng cường đầu tư về nguồn vốn, đảm bảo vận hành có trật tự và hiệu quả cao của hỗ trợ tâm lý sau thiên tai.

    Đứng trước thiên tai, cần có cơ sở vật chất vững chắc, cần có sức mạnh tinh thần to lớn. Từ trận động đất Vấn Xuyên đến trận động đất Lư Sơn, những thiên tai trong 5 năm qua đã thử thách và cảnh báo chúng ta rằng, muốn đứng vững trên hành tinh không yên tĩnh này, Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường dài.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>