"Vừa mới bước vào nhà Trương Kiều Phong, phóng viên đã bị cuốn hút bởi vài chiếc va li to tướng, những chiếc va li này đều chứa đầy những đồ dùng để tạo hứng thú cho trẻ, bên cạnh những chiếc va li to có đặt mấy cái giá sách, xem chừng có tới hàng ngàn cuốn, về lịch sử, địa lý, kiến thức thông thường, văn học v.v. Quả thật, đây không chỉ là nhà, mà còn là trường học, là nơi học tập của con anh Trương Hồng Vũ.
Đó là chuyện sau tháng 9/2011. Lúc đó, Trương Hồng Vũ, con anh Trương Kiều Phong chỉ hơn 6 tuổi, anh Phong có tìm cho con một trường tư, học phí xấp xỉ 40 nghìn Nhân dân tệ/năm, nhưng cuối cùng phát hiện hiệu quả rất kém, chương trình học rất nặng, cuộc sống trong trường cũng không thoải mái, việc quản lý hết sức máy móc, cho con học ở đấy chưa đến một tháng, cảm giác trạng thái tinh thần và sức khoẻ của con kém hơn rất nhiều so với trước đây, cộng thêm công việc bận rộn, lại phải phối hợp nhiều việc của trường, cuối cùng, sau khi đắn đo suy nghĩ, Trương Kiều Phong quyết định cho con về nhà tự dạy".
M: Thưa các bạn, nhân vật chính trong câu chuyện vừa rồi là Trương Kiều Phong, người quyết định tự dạy con ở nhà với tư cách là một thầy giáo tư thục. Chủ đề chương trình hôm nay liên quan đến câu chuyện này, đó là "Học tư thục, lợi hay hại"? Trước hết, chúng tôi xin nói về trường hợp "dạy con tại nhà" của anh Trương Kiều Phong, chắc hẳn ở Việt Nam cũng có trường hợp như vậy, phải không ạ?
H: Có. Năm ngoái, dư luận Việt Nam xôn xao trước những bức tranh đầy chiều sâu tư duy và nét cọ sắc sảo trong triển lãm tranh cá nhân "Kiệt" của bé Vũ Tuấn Kiệt 9 tuổi ở Hà Nội.
Chị Thanh, mẹ bé Kiệt, cho biết, khi Kiệt đưa ra đề nghị: "Con không đi học nữa, ở trường thời gian học quá nhiều mà thời gian chơi lại ít", bố mẹ em đã mất nửa năm trời suy nghĩ. Và rồi cùng với người bạn của gia đình và cũng là bố nuôi của Kiệt là kiến trúc sư Phó Đức Tùng, họ quyết định cho Kiệt nghỉ học để tự dạy ở nhà.
Trường hợp không đến trường của bé Kiệt cũng không phải là quá cá biệt ở Việt Nam. Trước đó, báo chí Việt Nam từng đưa tin về một đôi vợ chồng quản trị trang web rất nổi tiếng về gia đình. Họ đã quyết định cho đứa con trai của mình ở nhà để tự dạy con thay vì đến trường. Và cho đến giờ phút này, những thành quả đạt được từ con đã chứng minh quyết định của họ không sai.
M: Hình thức dạy con tại nhà như Trương Kiều Phong ở Trung Quốc có một cách gọi riêng, đó là "tư thục hiện đại".
N: Vâng, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm tư thục. Trường tư thục, ở thời cổ Trung Quốc, là một cơ sở giáo dục trẻ em dân gian được mở trong gia đình, tôn tộc hoặc trong làng. Những năm qua, cùng với sự nóng lên của "Quốc học", ở Trung Quốc xuất hiện một số trường tư thục, người dân gọi là "tư thục hiện đại".
M: Vâng. Những năm qua, cứ một thời gian thì báo giới Trung Quốc sẽ lại đưa tin về một trường tư thục ở đâu đó rất hot. Theo Mẫn Linh được biết, "tư thục hiện đại" ở Trung Quốc hiện nay được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, có một số "dạy học tại gia" như kiểu của anh Trương Kiều Phong, cũng có một số cơ sở lấy "Quốc học" làm chính, thậm chí ở một số trường tư thục học trò đi học phải mặc Hán phục ...
N: Vâng, có loại quy mô nhỏ như kiểu của anh Phong chỉ dạy vài ba học sinh, cũng có loại quy mô tới vài chục học sinh.
M: Qua tìm hiểu Mẫn Linh được biết, từ "tư thục" ở Việt Nam là chỉ trường tư, tức là trường học do tư nhân thành lập và điều hành. Nhưng khái niệm tư thục mà chúng tôi thảo luận hôm nay chỉ bó hẹp trong phạm vi câu chuyện vừa rồi đã giới thiệu, đó là "dạy học tại gia", chứ không phải quy mô của một trường học.
N: Vậy, nguyên nhân gì khiến các bậc phụ huynh quyết định dạy con tại nhà hoặc cho con học tự thục? Mời các bạn nghe tiếp câu chuyện của Trương Kiều Phong.
"Tự dạy con học, nghe có vẻ dễ, nhưng để thật sự hạ được quyết tâm làm như vậy vẫn cần phải suy đi nghĩ lại.
Trương Kiều Phong nói: "Tháng 6/2012, tôi nhận dạy thêm một cháu, có nghĩa là tôi sẽ dạy hai đứa trẻ, hiện nay tôi chuyên tâm vào việc dạy học, từ bỏ tất cả những công việc trước đây, có vài người bạn thân, họ khá hiểu tôi, muốn mời tôi đến công ty họ làm việc, tiền lương trả tôi cũng không thấp, một năm 500 nghìn Nhân dân tệ, tôi đều từ chối, cộng thêm tình hình của tôi tương đối đặc biệt, tôi và vợ đã ly hôn, con sống cùng tôi, nếu tôi không chăm sóc con tốt, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với cháu".
Trương Kiều Phong cho biết, mọi việc anh làm đều xuất phát từ tình yêu và trách nhiệm của người cha. Năm 1988, Trương Kiều Phong tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, từng học hai năm vật lý và bốn năm xã hội học, về mặt dạy kiến thức văn hóa hoàn toàn không có vấn đề gì. Nhưng, lúc đó, anh cũng không chắc chắn mình có thể tự dạy con tốt được".
M: Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy, nguyên nhân Trương Kiều Phong quyết định dạy con tại nhà, nói một cách đơn giản, một là muốn giảm gánh nặng học tập cho con, hai là muốn chăm sóc con tốt hơn. Vậy, theo chị, những nguyên nhân mà các bậc phụ huynh quyết định dạy con tại nhà hoặc học tư thục là gì ạ?
H:...
N: Ở đây chúng ta nên chia thành hai trường hợp, một là dạy con tại nhà, hai là học tự thục. Về dạy con tại nhà thì Mẫn Linh và chị Thu Huyền đã đề cập rất nhiều, Nam Dương muốn bổ sung thêm một nguyên nhân mà cha mẹ cho con học tư thục. Ở Trung Quốc, có nhiều trường tư thục thành lập theo mô hình thời cổ đại, nhiều phụ huynh Trung Quốc đưa con đến học tại các trường này là vì muốn con biết nhiều hơn về văn hóa truyền thống Trung Quốc, ở Trung Quốc gọi là cơn sốt "Quốc học".
.......
M: Vâng. Dạy con tại nhà hoặc mở lớp tư thục đều sẽ gặp phải vấn đề về chương trình dạy học. Đúng như Trương Kiều Phong đã nói trong đoạn băng ghi âm thứ hai, anh cũng không chắc chắn mình có thể tự dạy con tốt được. Vậy, Trương Kiều Phong đã sắp xếp chương trình dạy học như thế nào?
"Trương Kiều Phong nói: " Thú thật mà nói, lúc đầu tôi cũng hơi lo, bởi vì phát âm ngoại ngữ của tôi không chuẩn lắm, còn về các mặt khác thì tôi không lo. Sau 8, 9 tháng tự dạy các con, hiệu quả rất tốt, phát âm của các con không bị tôi ảnh hưởng, lúc đó tôi mới trút được gánh nặng, qua kiểm tra, tôi thấy hiệu suất và hiệu quả học tập, bao gồm tình hình sức khoẻ và tâm trạng của các con tốt hơn nhiều so với khi học ở trường, về năng lực đọc tiếng Trung và tiếng Anh, số sách tham khảo đọc trong một năm có thể nhiều gấp mấy chục lần so với sách giáo khoa của trường, sức khoẻ và tâm trạng hết sức thoải mái và lành mạnh.
M: Hiện nay, nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tư thục là sự bổ sung cho những thiếu sót của giáo dục chính quy. Vậy, khi còn đi học, Nam Dương có môn nào mình muốn học nhưng trong trường lại không có không ạ?
N/H:....
M: Cuối cùng, một câu hỏi quan trọng, nếu có con, chị và Nam Dương có thể sẽ dạy con học tại nhà hoặc cho con học tư thục không ạ? Tại sao?
H/N:...
M: Thưa các bạn, buổi thảo luận hôm nay không phải muốn đưa ra đáp án đúng hay sai cho câu hỏi "Có nên cho con học tư thục hay không", giáo dục con cái là đòi hỏi lượng kiến thức đồ sộ, hơn nữa là một quá trinh lâu dài và liên tục, ngoài ra, cũng cần tiến hành theo tính cách của từng con trẻ. Chúng tôi mong rằng mỗi trẻ em đều có cơ hội được giáo dục toàn diện. Chương trình hôm nay xin tạm dừng tại đây....