"Các bạn thân mến, cùng với sự phát triển của thời đại, mọi người đều có cảm nhận khác nhau đối với không khí Tết. Có người nói rằng, sao không khí Tết ngày càng nhạt đi? Ăn Tết chán phè, vô vị, sao không tìm lại được chút ít không khí Tết như trước đây? Có người nói rằng, không khí Tết chưa nhạt đi, không khí Tết thực ra là cảm nhận về tình yêu thương trong gia đình, là đoàn tụ, không khí tưng bừng, vui vẻ, an lành. Vậy, các hoạt động đón Tết Nguyên đán Trung Quốc trước đây là như thế nào? Bạn còn giữ lại được bao nhiêu phong tục tập quán đón Tết trước đây? Mời bạn cùng đến với chương trình 'Chung quanh chúng ta' hôm nay. Xin mời người dẫn chương trình Nam Dương, Mẫn Linh và khách mời của chương trình, chị Thu Huyền đến từ Việt Nam".
....chào...
M: Xin hỏi chị, trong hai quan điểm lời mở đầu chương trình vừa rồi, chị ủng hộ quan điểm nào về không khí Tết bây giờ ạ?
H....
N: Nói đến không khí Tết thì không thể không nhắc đến các phong tục Tết. Tết Nguyên đán là một ngày Tết truyền thống long trọng nhất và náo nhiệt nhất của hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Về phong tục Tết thì hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng.
M: Có quan điểm cho rằng không khí Tết hiện nay ngày càng nhạt đi, vậy không khí Tết trước đây ở Trung Quốc là như thế nào? Mẫn Linh xin giới thiệu sơ qua với các bạn các hoạt động đón Tết chủ yếu ở Trung Quốc trước đây. Nói chung, người cổ trước đây đón Tết là bắt đầu từ mồng 8/12 âm lịch hoặc 23 hoặc 24/12 âm lịch, kéo dài đến ngày rằm tháng Giêng năm mới. Trước đêm giao thừa thì thường có hoạt động truyền thống như tế thần, tế táo quân, tế tổ tiên, làm vệ sinh, đến 30 Tết thì phải dán thần giữ cửa, câu đối đỏ, ăn sủi cảo, đốt pháo, đêm giao thừa thì có các hoạt động như ăn cỗ giao thừa đoàn viên, cùng đón đêm giao thừa v.v, mùng 1 Tết thì chúc Tết bề trên, rồi đến nhà họ hàng, bạn bè chúc Tết. Ngoài ra, còn có các phong tục như lì xì đầu xuân, muá sư tử, muá đèn rồng, dạo chợ Tết, xem hội hoa đăng v.v, cho đến Tết Nguyên tiêu, rằm tháng riêng, Tết Nguyên đán mới coi như là kết thúc.
N: Mẫn Linh vừa giới thiệu rất nhiều phong tục đón Tết trước đây, vậy, bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích từng phong tục một, xem chị Huyền và các bạn còn giữ lại được bao nhiêu phong tục Tết nhé.
M: Vâng, như vừa rồi Mẫn Linh đã nói, trước Tết thì có các phong tục như tế thần, tế táo quân, tế tổ tiên, làm vệ sinh. Ở Việt Nam có các phong tục này không ạ? Nhà chị bây giờ có làm theo các phong tục này không?
H:....
N: Vậy thì đến 30 Tết phải dán thần giữ cửa, câu đối, đốt pháo, Nam Dương thấy hiện nay ở Bắc Kinh nhiều gia đình vẫn giữ được phong tục truyền thống này.
H:....
M: Đến đêm giao thừa, người cổ trước đây có các hoạt động như ăn bữa cơm đoàn viên, đón giao thừa v.v, tin rằng phong tục này là phổ biến nhất vẫn còn duy trì trong các gia đình Trung Quốc và Việt Nam, phải không ạ, hả chị?
H:...
N: Ngoài ăn bữa cơm đoàn tụ gia đình và đón khoảnh khắc giao thừa ra, nhà chị còn có phong tục gì nữa không ạ? Chị có đi hái lộc không ạ?
H:....
M: Tiếp đến là hoạt động chúc Tết, phong tục này là thường thấy nhất, dịp Tết bây giờ cũng là một cơ hội cho người thân trong gia đình và bạn bè gặp mặt tìm hiểu tình hình mới đây của nhau. Vì trong cuộc sống thành phố hiện nay, mọi người ít có cơ hội sum họp trò chuyện cùng nhau như trước đây nữa.
H:....
N: Ngoài ra, các phong tục như lì xì, muá sư tử, muá đèn lồng, dạo chợ Tết, hội hoa đăng... Theo Nam Dương được biết, bất kể ở Trung Quốc hay Việt Nam, các nơi hai nước chúng ta ít hay nhiều vẫn còn các phong tục truyền thống này.
H:....
M: Cho nên, nói đi nói lại, nếu so sánh như vậy, bầu không khí Tết hiện nay hình như không kém gì trước đây.
H:....
N: Còn một điều nữa có thể nói lên không khí Tết hiện nay không kém gì trước đây là hiện nay có nhiều bài hát mừng xuân. Tiếp sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát Trung Quốc《拜新年》, tên dịch tiếng Việt là "Chúc mừng năm mới" của ban nhạc Trung Quốc Phượng Hoàng Truyền kỳ.
N: Các bạn đang nghe là chương trình "Chung quanh chúng ta", sau đây Nam Dương và Mẫn Linh xin giới thiệu thêm với các bạn một số thông tin về phong tục Tết Nguyên đán của Trung Quốc trước đây.
M: Cao trào của đêm giao thừa là bề trên trong gia đình cho con cháu "tiền mừng tuổi", sau đó là dán câu đối đỏ và Môn Thần, rồi đóng cửa lại, cả nhà cùng đón giao thừa cho đến rạng sáng mùng một Tết, sáng mới mở cửa ra.
N: Mâm cỗ giao thừa có ý nghĩa quan trọng đối với người Trung Quốc cổ đại, một số quan coi ngục thậm chí còn thả các tù nhân về nhà đoàn tụ với gia đình đón chào năm mới.
M: Ở Việt Nam có phong tục "xông nhà", còn ở Trung Quốc thì có cách nói "cửa mở pháo nổ". Có nghĩa là việc đầu tiên của từng nhà là nhà nào nhà nấy đốt pháo, lấy tiếng pháo nổ để tiễn đưa cái cũ đón chào cái mới.
N: Trước đây, ở Trung Quốc có khác biệt giữa chúc Tết 拜年và mừng Tết 贺年: Chúc Tết là khấu đầu chúc Tết bề trên trong gia đình như ông bà, cha mẹ...; mừng Tết thì là chúc tết các bạn bằng vai phải lứa.
M: Chúc các bạn năm mới an khang, thịnh vượng.
N: Chương trình hôm nay xin tạm dừng tại đậy...
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |