• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • 10 phong tục dân gian mới của Tết Nguyên đán Trung Quốc

    2013-02-21 20:43:19     cri
    Đón Giao thừa, bao lì xì, lễ hội Tết, cơm tất niên..., trong mấy ngàn năm qua, những phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống được kế thừa và tôn vinh cho đến ngày nay, đã thể hiện nhu cầu tình cảm nội tâm của người Trung Quốc qua hình thức thể hiện từ dưới lên trên. Nhưng cùng với sự phát triển của thời đại, trong khi giữ gìn những phong tục truyền thống này, người Trung Quốc cũng đã tăng thêm nguyên tố mới cho Tết Nguyên đán, đã hình thành những phong tục dân gian mới.

    "Mốt thời thượng của hôm qua là tập tục dân gian của hôm nay, mốt thời thượng của hôm nay sẽ là tập tục dân gian của ngày mai, rất nhiều những thứ mà chúng ta thử nghiệm hôm nay, nếu được sự đồng thuận, tuân theo của càng nhiều người, ắt sẽ trở thành tập tục dân gian của ngày mai, trở thành tâm tư nguyện vọng của thời đại." Tổng Thư ký Hiệp hội nghiên cứu phong tục tập quán dân gian Bắc Kinh, chuyên gia phong tục dân gian Cao Ngụy đã đúc kết 10 phong tục tập quán dân gian mới mà mọi người đồng thuận và đã định hình trong gần 10 năm qua. Trong chương trình "Trung Quốc ngày nay" kỳ này, Hùng Anh và Hải Vân sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn về "10 phong tục dân gian mới" của Tết Nguyên đán Trung Quốc...

    Hùng Anh: Trung Quốc ngày nay, giới thiệu một Trung Quốc chân thực, hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình "Trung Quốc ngày nay", tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Tết vừa rồi các bạn đón Tết như thế nào? Ăn Tết có vui không? Chắc bây giờ có nhiều bạn đã trở lại cương vị làm việc, xin chúc các bạn có nhiều niềm vui mới trong năm mới.

    Hải Vân: Vâng, tuy Tết đã qua, nhưng vẫn còn nhiều câu chuyện liên quan đến Tết. Trong chương trình hôm nay, Hùng Anh và Hải Vân sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn về 10 phong tục dân gian mới của Tết Nguyên đán Trung Quốc.

    Hùng Anh: Vâng, cùng với sự phát triển của thời đại, ngoài những phong tục đón Tết truyền thống được kế thừa và tôn vinh ra, còn sẽ sản sinh những phong tục mới đậm đà màu sắc của thời đại. Ở Việt Nam chắc cũng vậy, trong khi chia sẻ 10 phong tục mới đón Tết của Trung Quốc, cũng mong quý vị và các bạn chia sẻ với chúng tôi những phong tục hoặc tập quán mới đón Tết của Việt Nam trong những năm gần đây.

    Hải Vân: Vâng, xin hãy chia sẻ với chúng tôi nhé. Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu 10 phong tục mới của Tết Nguyên đán Trung Quốc.

    1. Cả nước xem Chương trình liên hoan mừng Xuân của CCTV

    Hùng Anh: "Cả nước xem Chương trình liên hoan mừng Xuân của CCTV" để đón Giao thừa, quả là một phong tục đón Tết mới của người Trung Quốc trong những năm gần đây. Nhà Hùng Anh cũng vậy. Cả nhà cùng xem TV, đúng 8 giờ tối bắt đầu xem Chương trình liên hoan mừng Xuân của CCTV, tin rằng đây cũng là sự lựa chọn đầu tiên của đa số gia đình Trung Quốc.

    Hải Vân: Vâng, nhà Hải Vân cũng vậy, hình như cũng trở thành thông lệ rồi, năm nào cũng vậy, hình như không xem thì cảm thấy thiếu cái gì đó, vì sau Tết, sẽ có nhiều người bàn luận về nội dung của các chương trình đón Xuân, chương trình nào hay, chương trình nào không hay... có thể nói đã trở thành mối tình cảm "đón Tết" đặc biệt của rất nhiều người.

    Hùng Anh: Đúng vậy, vì chương trình này đón Tết cùng với người Trung Quốc đã khá nhiều năm rồi, kể từ năm 1983 đến nay, đã hơn 30 cái Tết rồi, có thể nói, vào đêm Giao thừa, cả nước cùng xem Chương trình liên hoan mừng Xuân của CCTV để tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới đã thực sự trở thành một hình thức "đón Giao thừa" mới.

    Hải Vân: Có chuyên gia phong tục dân gian nói, "Xét về ý nghĩa nghiêm túc mà nói, đón xem Chương trình liên hoan mừng Xuân CCTV để đón năm mới là sự điều chỉnh đối với phong tục đón Giao thừa truyền thống, thậm chí đã làm yếu đi truyền thống đó."

    Hùng Anh: Đúng vậy, vì theo quan niệm truyền thống, Giao thừa là thời khắc đặc biệt chia cắt giữa năm cũ và năm mới, trong phong tục truyền thống, trong đêm Giao thừa, người già trong gia đình dẫn dắt con cháu cúng bái tổ tiên, sau đó ăn bữa cơm tất niên, hay còn gọi là bữa đoàn viên, rồi cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa đón Giao thừa, tiễn đưa năm cũ, đón năm mới.

    Hải Vân: Xem chương trình đón Xuân cũng có thể tiễn đưa năm cũ, đón năm mới chứ, Hải Vân nghĩ rằng việc này không có gì mâu thuẫn.

    Hùng Anh: Đó là vì Hải Vân chưa thấu hiểu về nội hàm đón Giao thừa truyền thống mà thôi.

    Hải Vân: Vâng. Có những nội hàm gì ạ?

    Hùng Anh: Thời cổ, đón Giao thừa có hai nội hàm, một là, người già đón Giao thừa để tiễn năm cũ, mang ý nghĩa quý trọng thời gian, người trẻ đón Giao thừa để chúc bố mẹ trường thọ, tỏ lòng hiếu thảo. Cho nên tập tục đón Giao thừa vừa là sự cảm ngộ sâu sắc đối với thời gian, sự sống, vừa là những gửi gắm đối với một năm mới. Tập tục đón Giao thừa truyền thống này đã dần dần bị mai một kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20, thay vào đó là sự thịnh hành của tập tục mới là cả nước đón xem chương trình liên hoan mừng Xuân.

    Hải Vân: Vâng. Trong khi cả nhà ngồi trước TV cùng đón xem chương trình mừng Xuân, cùng cảm nhận niềm vui của chương trình mang lại, có lẽ giao lưu tình cảm giữ người thân sẽ ít đi. Cho nên làm thế nào vẫn giữ được nét đẹp về giao lưu tình cảm với người thân trong gia đình trong quá trình đón xem chương trình mừng Xuân là một vấn đề đáng để suy ngẫm, bởi vì chủ đề quan trọng nhất của Tết vẫn là đoàn tụ, vẫn là giao lưu tình cảm, đừng để chủ đề chính mai một dần là trách nhiệm của mỗi người chúng ta.

    Hùng Anh: Vâng, nghe nói là ở Việt Nam, vào đêm Giao thừa, mọi người cũng thích theo dõi chương trình liên hoan mừng Xuân "Táo quân", không biết đã hình thành phong trào và trở thành một tập tục mới của Tết hay chưa?

    Hải Vân: Mong quý vị và các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi nhé. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tập tục mới thứ hai.

    2. Chúc Tết qua tin nhắn, tiểu blog và email

    Hùng Anh: Vâng, "Chúc Tết qua tin nhắn, tiểu blog và email" có lẽ là điều không thể tránh được trong thời đại In-tơ-nét này. Đến tận nhà chúc năm mới người thân, bạn bè và hàng xóm láng giềng, xưa gọi là "拜年", "Chúc Tết", là phong tục truyền thống của Trung Quốc, cũng là một hình thức tiễn đưa năm cũ đón chào năm mới, gửi lời chúc tốt đẹp cho nhau.

    Hải Vân: Vâng. Trước kia chúc Tết phần lớn là đích thân đến nhà để gửi lời chúc tốt đẹp hoặc gửi tặng bưu thiếp chúc Tết, đi từ nhà này đến nhà kia, từ nhà cô đến nhà chú, nhà bác, đi thăm hết một lượt trong ngày Tết, để mọi người cùng trải nghiệm sự thanh bình, đông vui của ngày Tết. Thế nhưng, cùng với sự biến đổi của thời đại và xã hội, những hình thức chúc Tết qua tin nhắn, tiểu blog hoặc email dần dần trở thành dòng chảy chính trong những năm gần đây.

    Hùng Anh: Vâng. Vì thời đại In-tơ-nét mà, chúc Tết qua tin nhắn, email sẽ nhanh hơn và tiện hơn. Nhưng cũng có một vấn đề là nội dung chúc Tết qua tin nhắn đa phần là na ná như nhau, thiếu tình cảm và không phân biệt đối tượng, khiến người nhận cảm thấy lời chúc năm mới có phần ứng phó."

    Hải Vân: Vâng, cho nên chúc Tết qua tin nhắn hoặc email cũng phải chú ý, nội dung nên soạn theo tình hình thực tế, đối tượng nhận tin, phải tỏ lòng chân thành, nên tự sáng tác những tin nhắn chúc Tết có thể thực sự bày tỏ tình cảm chân thành của mình đối với người nhận.

    Hùng Anh: Vâng, dù hình thức chúc Tết rất đơn giản chỉ là soạn một cái tin nhắn, nhưng cũng không được cầu thả mà phải chứa đựng tình cảm chân thành, như vậy mới là chúc Tết chân thành.

    Hải Vân: Thực ra tin nhắn, email, tiểu blog cũng là những kênh chúc Tết rất tốt và khá tiện, nếu lời chúc của mình thực sự chân thành, tin rằng người nhận sẽ có thể cảm nhận và đón nhận được tình cảm của mình.

    3. Lễ hội phát triển đa nguyên hóa

    Hùng Anh: Ở Trung Quốc có quan niệm rằng, muốn trải nghiệm mùi vị của Tết, ngoài sắm Tết, thưởng thức các món ăn mỹ vị của Tết, cảm nhận phong tục dân gian của Tết ra, còn phải tham gia các lễ hội Tết. Ở Bắc Kinh, hoạt động lễ hội Tết đã khôi phục hơn 30 năm, ngoài lễ hội truyền thống đậm đà hương vị Bắc Kinh ra, còn có rất nhiều chương trình đặc sắc có bề dày văn hóa lịch sử, mang tính thưởng thức, xuất hiện xu thế phát triển đa dạng hóa.

    Hải Vân: Vâng, thật sự là phong phú đa dạng, chẳng hạn như có hoạt động cúng tế trời, đất ở của Thiên Đàn, Địa Đàn, còn có lễ hội Tây ở Công viên Triều Dương... Ngoài ra, còn có các hình thức lễ hội trong nhà tại Bảo tàng Văn hóa quận Đông Thành, quận Phong Đài.., tính tương tác và tính tham gia được nâng cao rõ rệt.

    Hùng Anh: Chẳng hạn như nghi lễ tế trời hàng năm ở Thiên Đàn, thu hút hai, ba trăm nghìn người đến tham quan, rung động lòng người. Bởi vì, cùng với sự cải thiện của điều kiện vật chất, giờ đây mọi người đi dự lễ hội đã không còn thoả mãn với nhu cầu cơ bản như ăn uống và thích đông vui nhộn nhịp, mà là mong muốn được sự thỏa mãn về văn hóa tinh thần.

    Hải Vân: Vâng, bất kể là lễ hội truyền thống hay là lễ hội Tây, đều là sự thể hiện của một loại hình văn hóa nào đó, sự đa nguyên hóa, đa dạng hóa của lễ hội, cũng giúp chúng ta tiếp xúc và tìm hiểu về những loại hình văn hóa khác nhau.

    4. Lượng đốt pháo hoa giảm

    Hùng Anh: Về Tết Nguyên đán, ở Trung Quốc có câu nói: "Tiễn đưa năm cũ trong tiếng pháo ròn tan", "Mở cửa bằng tiếng pháo ròn tan". Vậy đốt pháo hoa là tập tục đón Tết truyền thống của Trung Quốc có hơn hai ngàn năm lịch sử, tuy nhiên những năm gần đây lượng đốt pháo hoa lại giảm từng năm.

    Hải Vân: Đúng là có xu thế này. Năm ngoái có con số thống kê cho thấy, lượng rác xác pháo hoa mà cả thành phố Bắc Kinh xử lý từ đêm Giao thừa đến mồng 1 Tết là 1400 tấn, giảm 950 tấn so với năm trước.

    Hùng Anh: Vâng, lượng đốt pháo hoa giảm mạnh như vậy một mặt là vì giá cả các loại pháo hoa ngày càng cao, mặt khác là vì mối nguy hại do đốt pháo hoa mang lại không thể nào tránh được, chẳng hạn như rất dễ xảy ra sự cố, gây ô nhiễm môi trường... cho nên nhiệt tình đốt pháo của người dân cũng giảm rõ rệt, điều này cũng phản ánh ý thức văn minh của người dân thành phố đang ngày càng nâng cao.

    Hải Vân: Vâng, do đốt pháo hoa có thể mang lại những vấn đề như ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn..., rất nhiều người dân thành phố có ý thức giảm đốt pháo, có thể nói đây là một tiêu chí tiến bộ của xã hội.

    Hùng Anh: Chẳng hạn như Tết năm nay, chất lượng không khí của Bắc Kinh không tốt, để giảm bớt ô nhiễm không khí, một số đông người dân Bắc Kinh tự giác không đốt pháo hoa, cho nên lượng pháo hoa đốt trong dịp Tết năm nay ở Bắc Kinh rất ít.

    Hải Vân: Vâng. Đúng vậy. Tết năm nay của Bắc Kinh yên lặng hơn mọi năm.

    5. Bữa cơm tất niên tại nhà hàng

    Hùng Anh: Những năm gần đây, đặt cơm tất niên tại nhà hàng đã dần dần trở thành mốt thời thượng. Là một bữa cơm quan trọng nhất trong năm, cơm tất niên mang ý nghĩa tiễn năm cũ đón năm mới, già trẻ gái trai trong gia đình quây quần bên bếp lửa ăn cơm tất niên, sum họp đông vui. Tuy nhiên, tập tục này cũng dần thay đổi, thay vào đó là ăn tại nhà hàng. "Tiện, nhanh" là lý do chính để rất nhiều người lựa chọn đặt cơm tất niên tại nhà hàng.

    Hải Vân: Vâng, ăn tại nhà hàng nhanh và tiện thật, mọi người không cần bận rộn, vất vả cho nấu nướng, thích món gì nhà hàng đều có, chỉ việc ngồi trò chuyện và thưởng thức, vừa thư giãn lại nhẹ nhõm. Hải Vân nghĩ đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời.

    Hùng Anh: Đó chính là cách nghĩ của giới trẻ đấy. Thực ra, bữa cơm tất niên theo ý nghĩa truyền thống là bắt đầu chuẩn bị từ mùng Tám tháng Chạp, cả nhà bận rộn tất bật chỉ vì một bữa cơm, thậm chí những món ngon mà ngày thường không nỡ ăn phải để dành đến đêm Giao thừa cho bữa cơm tất niên, những mong đợi và niềm vui chính là ý nghĩa của bữa cơm tất niên.

    Hải Vân: Vâng, Hải Vân thấy phần lớn các gia đình vẫn thích bữa cơm tất niên tại nhà, vì ở nhà không khí ấm áp hơn, tình cảm hơn, những món ăn tự tay làm ra mang ý nghĩa đặc biệt hơn, thưởng thức hương vị của gia đình mới chính là ý nghĩa thực thụ của bữa cơm tất niên, vì mang đậm hương vị gia đình, hương vị của Tết, càng đậm đà hương vị phong tục của quê hương.

    Nhạc

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình "Trung Quốc ngày nay" do Hải Vân và Hùng Anh chủ trì. Tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Tôi là Hải Vân. Hôm nay chúng tôi cùng chia sẻ với quý vị và các bạn về 10 phong tục dân gian mới của Tết Nguyên đán Trung Quốc.

    Hùng Anh: Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu những phong tục mới như đón xem Chương trình liên hoan mừng Xuân của CCTV để đón Giao thừa, chúc Tết qua tin nhắn, lễ hội đa nguyên hoá, lượng đốt hoa giảm, ăn cơm tất niên tại nhà hàng...

    Hải Vân: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tiếp những phong tục mới này.

    6. Tết Trung Quốc đi ra thế giới

    Hùng Anh: Tết Trung Quốc ngày càng đi ra thế giới. Trong bối cảnh văn hóa quốc tế hóa, Tết Nguyên đán của Trung Quốc cũng đã vượt xa qua biên giới cùng với những người Trung Quốc sinh sống và làm việc tại các nước trên thế giới, đã trở thành ngày Tết được nhân dân nhiều nước trên thế giới đón nhận và yêu thích.

    Hải Vân: Vâng, tại Mỹ, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Pa-ri, Luân-đôn... Tết Nguyên đán Trung Quốc đã trở thành ngày Tết luật định, phố Trung Quốc tại Lốt An-giơ-lét của Mỹ vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm đều tổ chức trọng thể các buổi biểu diễn múa sư tử, múa rồng, tạo không khí vui tươi, náo nhiệt của ngày Tết.

    Hùng Anh: Vâng, nhất là ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Ma-lai-xi-a.. có người Hoa và Hoa kiều sinh sống thì Tết Nguyên đán càng được tôn vinh hơn, ăn Tết Trung Quốc cũng trở thành mốt thời thượng.

    Hải Vân: Các chuyên gia phong tục dân gian cho rằng, Tết Trung Quốc đi ra thế giới có lợi cho người Trung Quốc học hỏi văn hoá ngày lễ, ngày tết tiên tiến của nước ngoài, đồng thời cũng là cửa sổ để nhân dân thế giới tìm hiểu văn hóa Trung Quốc.

    7. Giới trẻ mừng tuổi cho người cao tuổi

    Hùng Anh: Theo tập tục, ăn cơm tất niên, phát bao lì xì là món quà mà trẻ em mong đợi nhất trong năm mới. Bao tiền lì xì còn gọi là "tiền trừ tà", tương truyền có thể trừ tà, sẽ phù hộ trẻ em có một năm mới bình yên. Tập tục được kế thừa hàng ngàn năm này đã chứa đựng sự yêu thương đùm bọc bề trên đối với giới trẻ.

    Hải Vân: "Ngược lại với tập tục truyền thống, những năm gần đây, tại không ít thành phố đang thịnh hành giới trẻ phát lì xì cho người lớn tuổi.

    Hùng Anh: Hùng Anh thấy tập tục mới này rất đáng khích lệ. Trong ngày Tết, người trẻ trong gia đình đã đi làm và có lương, việc cho lì xì bố mẹ hoặc người lớn tuổi khác vừa có thể tỏ lòng biết ơn, cũng là cốt lõi của văn hóa Tết Nguyên đán truyền thống, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà cha mẹ, khơi dậy ý thức kính lão của mọi người."

    Hải Vân: Vâng. Phát bao lì xì cho người lớn tuổi đúng là một hình thức tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, trong xã hội hiện đại ngày càng thiếu giáo dục về nếp sống ngày nay, giới trẻ phát bao lì xì cho người lớn tuổi là một phong tục mới rất đáng nhân rộng trong đông đảo gia đình.

    8. Du lịch nước ngoài

    Hùng Anh: "Dù giàu hay nghèo hãy về nhà ăn Tết", đây là câu mà chúng ta thường nói, Tết Nguyên đán vốn là ngày đoàn tụ gia đình, nhưng hiện nay lại có rất nhiều người lựa chọn đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết, trở thành một tập tục mới.

    Hải Vân: Sức ép công việc của người hiện đại ngày một lớn, nhân kỳ nghỉ Tết thả cho tâm hồn bay bổng là sự lựa chọn của rất nhiều người. Tuy vui chơi giải trí cũng là một chủ đề lớn trong ngày Tết, đi du lịch không trái ngược với nhu cầu cốt lõi của ngày Tết, nhưng xét từ một ý nghĩa nào đó, đây là một sự tác động đối với chủ đề đoàn tụ gia đình truyền thống trong ngày Tết.

    Hùng Anh: So với vui chơi giải trí, tỏ lòng biết ơn là chủ đề quan trọng trên hết của ngày Tết. Trước thời khắc tiễn đưa năm cũ đón chào năm mới, làm thế nào xử lý tốt quan hệ giữa giao lưu tình cảm, đoàn tụ gia đình với đi du lịch trong dịp Tết, tức lựa chọn vui một mình hay cả nhà cùng vui, sẽ là vấn đề mà mỗi người đều phải suy ngẫm và cân nhắc.

    Hải Vân: Vâng, nếu sức khoẻ cho phép, có thể đưa cả ông bà, cha mẹ đi cùng, hoặc dành chút thời gian đi du lịch, thời gian còn lại ở với ông bà, bố mẹ, đó cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta.

    9. Thuê "người" cùng về nhà ăn Tết

    Hùng Anh: Về quê đón Tết, cảm nhận tình cảm người thân, là sự mong đợi của giới trẻ phiêu bạt xa quê. Bố mẹ ở nhà thì mong mỏi con cháu đã lớn có thể sớm đưa "bạn đời" về trình làng. Để ứng phó lời nhắn nhủ và phàn nàn của ông bà, cha mẹ về chuyện hôn nhân, gia đình, những năm gần đây, thuê "bạn trai" hoặc "bạn gái" cùng về nhà trong dịp Tết đã trở thành hiện tượng xã hội được nhiều người quan tâm.

    Hải Vân: Việc này đã trở thành hiện tượng rồi ư, thật không thể tin nổi. Hải Vân nghĩ chuyện đó chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết hoặc trong phim thôi chứ. Không biết ở Việt Nam có hiện tượng này không.

    Hùng Anh: Đó cũng là tình cảnh bất đắc dĩ mà. "Phải thuê bạn" về nhà ăn Tết phần lớn là những 'thặng nam' hoặc 'thặng nữ', tức là những bạn nam, nữ đã đứng tuổi mà chưa thành lập gia đình vì nhiều lý do chứ không phải ế vợ, ế chồng, những bạn này hàng năm về quê ăn Tết hầu như đều đối mặt với tình cảnh được người nhà giới thiệu cho cô này, cô kia, hoặc anh này, anh kia và thúc giục sớm kết hôn, một số bạn có lòng tự trọng nhưng lại sợ bố mẹ lo lắng và không vui, cho nên mới nghĩ ra cách là thuê bạn cùng về nhà.

    Hải Vân: Ồ, cũng dễ hiểu thôi. Con cái đôi khi vì công việc mà chưa nghĩ đến việc thành lập gia đình, hay chưa tìm được bạn đời thích hợp và ưng ý, còn cha mẹ thực sự rất sốt ruột vì chuyện hôn nhân của con cái, con cái cũng rất hiểu lòng cha mẹ, cho nên mới nghĩ ra cách như vậy để lấy lòng cha mẹ. Nhưng Hải Vân nghĩ cũng cần phải chân thành thẳng thắn với cha mẹ chứ. Nếu cha mẹ biết chuyện thì sẽ càng buồn hơn.

    Hùng Anh: Hùng Anh nghĩ đằng sau câu chuyện thuê bạn về nhà ăn Tết, một mặt phản ánh sự thờ ơ của giới trẻ đối với hôn nhân, mặt khác cũng nói lên sự khác biệt về quan niệm hôn nhân gia đình giữa giới trẻ và lớp người đi trước. Thực ra, về chuyện hôn nhân, các bậc cha mẹ nhiều lúc cũng phải dành nhiều khoan dung cho con cái và thực sự hiểu cho con cái, nên tạo điều kiện thuận lợi cho con cái trong vấn đề hôn nhân gia đình.

    Hải Vân: Về phận con cái cũng phải thực sự hiểu được nỗi lo của cha mẹ, có thái độ tích cực trong vấn đề này.

    10. Ăn Tết ngược chiều

    Hùng Anh: Những vấn đề như khó mua được vé tàu, vé xe về quê, kỳ nghỉ lại ngắn... đã ngăn cản bước chân về quê ăn Tết của không ít người xa xứ. Do vậy, những người xa quê lại có một lựa chọn mới: đón bố mẹ đến thành phố mà mình sinh sống và làm việc ăn Tết. Đó chính là "Ăn Tết ngược chiều". Những năm gần đây, tập tục mới "ăn Tết ngược chiều" lặng lẽ thịnh hành tại một số thành phố lớn.

    Hải Vân: "Ăn Tết ngược chiều thực ra là một hình thức ăn Tết với giá thành rẻ, là sự bổ sung cho hình thức về quê thăm bố mẹ truyền thống. Về căn bản đã thể hiện quan niệm xã hội nông canh lấy quê hương làm nơi quy tụ tâm linh hoặc hễ có việc lớn thì phải về nhà. Trên thực tế, ý nghĩa lớn nhất của Tết là cả nhà đoàn tụ, cùng hưởng niềm vui gia đình, ăn Tết ở đâu thực ra không phải là điều quan trọng."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>