• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bạn có chấp nhận việc phải trả tiền khi tải nhạc trên mạng không?

    2013-01-17 17:23:26     CRIonline

    Nghe Online-I            Nghe Online-II

    Bạn có chấp nhận việc phải trả tiền khi tải nhạc trên mạng không?

    Đối với rất nhiều người, thời đại đi mua băng đĩa về nghe nhạc đã trở thành quá khứ, bây giờ muốn nghe nhạc, chỉ cần lên mạng in-tơ-nét nhấp chuột vài cái là được. Song, thời đại tải nhạc miễn phí có lẽ đã qua rồi. Có tin nói, mấy Hãng đĩa hát quốc tế lớn như Warner v.v đã cùng nhiều trang web âm nhạc trong nước Trung Quốc thí điểm thực hiện chế độ thu phí tải nhạc theo thuê bao hàng tháng. Hiện nay bước đầu quy định mỗi số thuê bao mỗi tháng trả 7 Nhân dân tệ có thể tải 7 bài hát, khi một tháng tải đến 20 Nhân dân tệ thì số thuê bao có thể tải bao nhiều bài hát cũng được. Chuẩn như vậy đã xấp xỉ "mỗi bài hát một đồng". Bạn có thích nghe nhạc không? Bạn thường nghe nhạc bằng cách nào? Nếu phải trả tiền khi tải nhạc trên mạng in-tơ-nét, thì bạn sẽ nghe nhạc bằng cách nào? Bạn có ủng hộ việc phải trả tiền khi tải nhạc trên mạng in-tơ-nét không? Hoan nghênh bạn đón nghe tiết mục Lăng kính cuộc sống hôm nay của chúng tôi.

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế TQ.

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong tiết mục "Lăng kính cuộc sống". Trong tiết mục hôm nay, chúng tôi vẫn mời anh Thanh Long mà các bạn quen thuộc cùng tham gia chương trình, hoan nghênh anh Thanh Long.

    TL: Xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào các bạn nghe Đài.

    LQ: Các bạn thân mến, các bạn đang nghe là những bài hát rất thịnh hành trong thập niên 80 thế kỷ trước do ca sĩ nổi tiếng Đài Loan TQ Đặng Lệ Quân và Phí Tường thể hiện. Tin rằng, các bạn đang có mặt bên máy thu thanh đều là những người yêu âm nhạc, âm nhạc đồng hành với bước trưởng thành và cuộc sống của chúng ta. Trước đây, mọi người có thói quen theo đuổi những ca sĩ mà mình hâm mộ, đi mua những băng đĩa của những ca sĩ đó, nhưng hiện nay muốn nghe, chỉ cần lên mạng nhấn chuột là có thể nghe những bài hát mà mình thích.

    SH: Vâng, trước đây mọi người đều có một chiếc máy nghe nhạc, những chiếc băng cát-xét đều phải chắt chiu tiết kịêm từng đồng mới mua được, bây giờ thì đơn giản hơn nhiều, bất cứ lúc nào cũng có thể tải ca khúc mà mình thích từ mạng In-tơ-nét. Nhưng "Thời đại hoàng kim" nghe nhạc miễn phí sắp qua đi. Vì vậy, chủ đề thảo luận chúng ta hôm nay là "Các bạn có chấp nhận chi tiền để tải nhạc trên mạng không?"

    LQ: Đúng vậy, việc Wa-nơ và một số công ty đĩa hát lớn quốc tế sẽ liên kết với nhiều mạng âm nhạc trong nước TQ, thử áp dụng biện pháp thu phí tải nhạc theo tháng đã gây chấn động trong cư dân mạng. LT, SH và LQ cũng đã thu thập một số ý kiến của cư dân mạng, có người phản đối, nhưng cũng có người ủng hộ cách làm này. Vậy anh TL đã thu thập được ý kiến như thế nào của cư dân mạng? Và anh có ủng hộ cách làm này không?

    TL: Vâng, tôi cũng đã xem phản ứng của không ít cư dân mạng về việc này, phần lớn cư dân mạng đều giữ ý kiến phản đối, bởi vì mọi người đều có một quan điểm chung: Đó là đừng để âm nhạc trở thành đồ xa xỉ.

    SH: Vâng. Công ty âm nhạc và một số nghệ sỹ thường nói, tác động do tải nhạc miễn phí mang lại rất lớn. Những tác động này phần lớn là bị thổi phồng. Đúng như các bạn cư dân mạng thắc mắc, trong thời đại nghe nhạc miễn phí, chẳng phải cuộc sống của các Công ty và các nghệ sỹ rất dễ chịu hay sao?

    TL: Công ty đĩa hát thường nói tải nhạc miễn phí đã ảnh hưởng tới phát hành băng đĩa. Nhưng vô tình hay hữu ý đã né tránh một sự thật, thời đại hoàng kim tải nhạc miễn phí đã chẳng phải là thời đại hoàng kim của âm nhạc đó sao? Thời đại băng đĩa, giá băng đĩa tương đối cao đã ảnh hưởng tới sự mở rộng sức ảnh hưởng của ca sĩ, ảnh hưởng tới sự truyền bá của tác phẩm âm nhạc, ảnh hưởng tới việc không ngừng đẩy cũ ra mới ca sĩ và tác phẩm âm nhạc mới.

    Xét trong phạm vi nào đó, thu nhập băng đĩa đã nuôi sống cũng đã gò bó Công ty băng đĩa và ca sĩ. Cùng với việc đón chào thời đại mạng in-tơ-nét, việc hạ thấp giá thành truyền bá âm nhạc, âm nhạc mới thực sự bước vào "thời đại hoàng kim". Nếu không có tải nhạc miễn phí, thì "Húc Nhật-Dương Cương" của Trung Quốc và "điệu nhảy ngựa" Hàn Quốc có thể trở thành một hiện tượng văn hoá hay không? Hiện nay thu nhập của Công ty băng đĩa và ca sĩ, được sống cuộc sống xa xỉ, thu nhập này trước đây không sao so sánh được.

    LQ: Anh TL nói rất đúng, nhưng mà, công ty đĩa hát không những muốn trở lại thời đại đĩa hát, mà còn đưa ra quy định thu phí tải nhạc rất cao. Với tiêu chuẩn cao như vậy, thì ở một mức độ nào đó âm nhạc đã trở thành hàng xa xỉ, phí tải nhạc cũng đã trở thành "con dao hai lưỡi", có phải không anh TL ?

    TL: Tính cởi mở của mạng in-tơ-nét không thể bị kết thúc bởi mấy ông lớn. Thế nào cũng có một số ca sĩ mong mượn mặt bằng miễn phí, mở rộng sức ảnh hưởng của mình; thế nào cũng có một số trang web âm nhạc, xuất phát từ cân nhắc phát triển hoặc mở rộng ảnh hưởng, sẵn sàng cung cấp mặt bằng miễn phí. Điều này cũng như kênh truyền hình thu phí và kênh truyền hình công cộng, đều có định vị và phát triển riêng của mình. Các ông trùm giơ chiếc gậy "mỗi bài hát một đồng", bắt mọi người phải tuân theo, không ngờ rằng, điều này sẽ ảnh hưởng tới tỉ lệ truyền bá của tác phẩm âm nhạc, đến lúc đó lợi nhuận thu được không được như ý muốn. Hơn nữa còn có thể ảnh hưởng tới hiệu quả tổng hợp.

    SH: Vừa rồi, chúng ta nói về những ý kiến phản đối, sau đây, chúng ta hãy cùng nghe lý do của những người ủng hộ là như thế nào? Quan điểm phổ biến của họ là "Đây là sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ". Bởi vì âm nhạc có sở hữu trí tuệ, người dân Trung Quốc vẫn còn thiếu kiến thức cơ bản về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta nên phổ biến những kiến thức này, biện pháp phổ biến tốt nhất chính là để người dân chi tiền sử dụng những sản phẩm sở hữu trí tuệ, để họ hiểu giá trị của tri thức, trả phí không phải là vấn đề tiền bạc, mà là vấn đề tôn trọng phát minh và trí tuệ của người khác. Anh Thanh Long có nhận xét gì về vấn đề này?

    TL: Vâng, âm nhạc tải qua mạng in-tơ-nét phải trả tiền, có lợi cho việc bồi dưỡng thói quen tiêu dùng của công dân đối với trí tuệ. Công dân chúng ta quen tiêu dùng về vật chất, không quen tiêu dùng về trí tuệ, sự không quen này không có lợi cho sự quý trọng của công dân đối với trí tuệ, không có lợi cho sự ủng hộ của công dân đối với trí tuệ, chúng ta cần tạo thành thói quen tiêu dùng về trí tuệ, cần phải để công dân hiểu rằng, trí tuệ không phải là bữa ăn trưa miễn phí, cần phải trả tiền mới có ăn.

    Đây là sự mở đầu tốt đẹp khiến trí tuệ có giá của thời đại mạng in-tơ-nét. Thời đại mạng in-tơ-nét không nên là thời đại trí tuệ là bữa ăn trưa miễn phí, phải là thời đại trí tuệ có giá, nhất là phải là thời đại tôn trọng sáng tạo ban đầu của tác giả, chỉ có thời đại như vậy, mới có thể khuyến khích ý thức sáng tạo ban đầu của mọi người, khuyến khích động lực tìm tòi và sáng tạo của mọi người đối với trí tuệ. Hiện nay, có rất nhiều thứ sáng tạo ban đầu trên mạng in-tơ-nét bị sử dụng miễn phí, điều này không có lợi cho sáng tạo trí tuệ, cũng không có lợi cho sự tôn trọng đối với trí tuệ.

    LQ: Đúng là ai cũng có lý của mình. Bây giờ chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Muôn núi nghìn sông thắm duyên tình, một bài hát rất thịnh hành ở TQ trong thập niên 80 thế kỷ trước, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận.

    LQ: Mời quý vị và các bạn tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống". Chúng ta có thể đặt giả thiết, cư dân mạng phải chia tay thời đại tải nhạc miễn phí trên mạng, vậy họ có thích ứng được không? Thật là mỗi người có ý kiến khác nhau. Biên tập viên của một trang mạng thì cho rằng: Không cần trực tiếp thu tiền của cư dân mạng, đề nghị những công ty lớn chi tiền cho các công ty nhỏ. Anh TL thấy ý kiến này thế nào ?

    TL: Mô hình lợi nhuận của công nghiệp văn hoá có rất nhiều loại, mô hình nghe vài bài hát tự động kèm theo một đoạn quảng cáo tức là khách hàng lớn trả tiền cho khách hàng nhỏ, hoặc trang web nghe nhạc trực tuyến cũng có thể dùng lưu lượng truy cập mạng để tạo ra các giá trị khác. Ngoài ra, trả tiền cũng là sự khuyến khích thực tế đối với nhà sản xuất bài hát, được nhiều người tải xuống thì không phải lo cái ăn cái mặc, mới có thể sáng tác nhiều bài hát hay hơn.

    SH: Nhưng một số cư dân mạng lại nói "Âm nhạc không nên trở thành hàng xa xỉ". "Tôi không thể chấp nhận, cách giải trí chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày chính là nghe nhạc, nếu quả thực phải trả tiền nghê nhạc, thì thà nghe ra-đi-ô còn hơn. Âm nhạc không nên trở thành hàng xa xỉ". Vâng, người tiêu dùng chắc chắn sẽ giữ quan điểm mất tiền ít, thậm chí là không mất tiền. Nhưng nếu thực thi quy định thu phí tải nhạc trên mạng, thì liệu có thể kéo giá băng đĩa lên một cách hợp lý hay không? Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    TL: Nếu giá băng đĩa trong nước có thể trở nên hợp lý hơn, thì sẽ là tin mừng. Những người bỏ tiền ra mua băng đĩa thường cân nhắc nhiều hơn về vấn đề giá trị so với người tải xuống từ trên mạng. Trải qua được sự thử thách của thị trường băng đĩa mới có thể chứng minh giá trị bản thân, và cũng lọc đi một số rác rưởi.

    Theo tôi, then chốt là ở nâng cao chất lượng âm nhạc, để việc phải trả tiền xứng đáng với giá trị của nó. Phải trả tiền khi tải nhạc trên mạng in-tơ-nét không phải việc khó, điều khó là làm thế nào khiến tiền của người tiêu dùng có xứng đáng với giá trị của nó hay không, có sẵn sàng trả tiền hay không. Bắt người tiêu dùng phải bỏ tiền ra cũng được, nhưng điều quan trọng là nhà cung cấp âm nhạc phải có những tác phẩm âm nhạc có chất lượng thực sự xứng đáng với giá trị của nó.

    SH: Sau đây, chúng ta cùng xem luật sư phân tích thế nào về vấn đề này nhé. Luật sư cho biết, ai cũng muốn thu phí, vấn đề là ai dám thu phí đầu tiên? Nếu tải nhạc miễn phí mà không có hạn chế, không những sẽ làm tổn hại lợi ích của nghệ sỹ sáng tác, mà các trang mạng âm nhạc cũng không thể kiếm lợi. Phí ủy quyền chia thành 3 phần: bản quyền sáng tác lời và nhạc, người ghi âm và ca sỹ, nếu thiếu một trong 3 đều cấu thành hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn có nhiều chi phí như băng thông rộng, lương nhân viên,v.v. Làm thế nào để tìm được một mô hình dịch vụ mới? Cách đơn giản nhất là thu phí của người sử dụng, nhưng hiện nay, tất cả các nhà cung cấp cạnh tranh trên thị trường đều cung cấp dịch vụ miễn phí, ai dám đứng ra thu phí đầu tiên?

    LQ: Sau đây, chúng ta xem giáo sư của trường đại học đánh giá thế nào về vấn đề này: Tránh độc quyền đĩa hát, bởi vì hiện tượng độc quyền sẽ thôn tính ngành đĩa hát TQ.

    Ý tưởng của mạng Intenet là cởi mở và cùng chia sẻ, có nhiều người không phải là diễn viên chuyên nghiệp đã tự nguyện từ bỏ lợi ích kinh tế cá nhân, vì vậy, nếu như ngành đĩa hát hình thành thị trường độc quyền, thì tự khắc sẽ có pháp luật và pháp quy khác quản lý giám sát. Đưa ra chế độ thu phí, thì cần phải đưa ra những quy định cụ thể dưới sự giám sát của những cơ quan quản lý, để tránh hiện tượng độc quyền một lần nữa nuốt chửng ngành đĩa hát TQ. Tổng kết những quan điểm trên, anh TL có nhìn như thế nào đối với vấn đề này.

    TL: Cá nhân tôi cho rằng, thu tiền là tất nhiên: Miễn phí không có lợi cho khuyến khích sáng tác âm nhạc.

    Thời đại mạng in-tơ-nét không nên là thời đại trí tuệ là bữa ăn trưa miễn phí, phải là thời đại trí tuệ có giá, nhất là phải là thời đại tôn trọng sáng tạo ban đầu của tác giả, chỉ có thời đại như vậy mới có thể khuyến khích ý thức sáng tạo ban đầu của mọi người, khuyến khích động lực tìm tòi và sáng tạo của mọi người đối với trí tuệ. Hiện nay, có rất nhiều thứ sáng tạo ban đầu trên mạng in-tơ-nét bị sử dụng miễn phí, điều này không có lợi cho sáng tạo trí tuệ, cũng không có lợi cho sự tôn trọng đối với trí tuệ, cần phải thay đổi thói quen như vậy, mạng in-tơ-nét đã sử dụng những thứ của người sáng tác, thì cần phải trả tiền cho tác giả, người tiêu dùng cũng vậy, đã xem những tin tức trên mạng thì dĩ nhiên cũng phải trả tiền.

    SH: Vâng, chúng ta cũng phải xét từ góc độ của công ty âm nhạc, nếu miễn phí toàn bộ, thì ai sẽ sáng tác âm nhạc? Có một số công ty âm nhạc còn nói đùa rằng: nếu các trang web "ăn thịt", công ty chúng tôi còn có canh để húp không? Bởi vì, tình hình thực tế là, băng đĩa quá ế ẩm, vì mọi người chúng ta đều quen tải nhạc trên mạng. Trong tình hình chưa được ủy quyền, các công ty In-tơ-nét có thể trực tiếp sử dụng bản nhạc hay ca khúc của chúng tôi, nhưng thực tế, công ty âm nhạc lại chưa bao giờ nhận được tiền.

    TL: Bởi vậy, Công ty băng đĩa rất hoan nghênh sự thay đổi như vậy, nhưng có thực sự thu được tiền hay không còn chưa biết. Công ty băng đĩa có thể cung cấp tác phẩm âm nhạc để mọi người tải xuống qua mạng in-tơ-nét, chỉ có điều là mọi người phải làm quy phạm một chút—chia sẻ lợi nhuận là mô hình lý tưởng nhất. Anh đã dùng những thứ của Công ty băng đĩa chúng tôi để bán, thì chúng ta phải bàn một mô hình chia sẻ lợi nhuận hợp lý, như thế mọi người mới đều có thể phát triển tốt được.

    LQ: Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rõ ai là người xâm phạm bản quyền nhiều nhất. Trong thời đại nghe nhạc miễn phí, thì thường không phải chỉ có người dân mới được lợi, mà bản thân công ty đĩa hát cũng là người hưởng lợi. Cũng chính vì được nghe nhạc miễn phí, nên công ty đĩa hát phát hành những bài hát và bản nhạc mới được mọi người biết đến, khiến cho một diễn viên vốn không ai biết đến trở thành ca sĩ. Khi mọi người không được nghe nhạc miễn phí, thì chắc rằng đa số người dân sẽ không chịu bỏ tiền để nghe nhạc, mà sẽ tìm đến "chợ đen", tìm trang mạng khác để tải nhạc, thậm chí cũng rất có thể sẽ nảy sinh ra một nghề mới là "Trạm tải nhạc" với giá rẻ hơn.

    SH: Vì vậy, là người tiêu dùng, chúng ta nên nắm rõ những mối quan hệ cụ thể ở đây, chúng ta nên ủng hộ những quy định có lợi cho thị trường phát triển lành mạnh, không nên chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, như vậy, chúng ta mới thực sự yên tâm thưởng thức âm nhạc. Chương trình hôm nay xin khép lại tại đây, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>