• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bộ phim "Năm 1942" của đạo diễn Phùng Tiểu Cương tập trung khai thác ký ức nạn đói của người dân Trung Quốc; Khu phố Tam Phường Thất Hạng ở thành phố Phúc Châu: Kế thừa văn hóa Phúc Kiến trong đời sống hàng ngày

    2012-12-13 18:36:32     CRIonline

    Hùng Anh: Xin chào quý vị và các bạn, Hùng Anh hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá".

    Duy Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Hùng Anh: Thưa quý vị và các bạn, mới đây phim mới "Năm 1942" của đạo diễn Phùng Tiểu Cương vừa công chiếu tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của đông đảo khán giả.

    Duy Hoa: Từ ngày 29/11 bắt đầu công chiếu đến ngày 4/12, doanh thu phòng vé của bộ phim "Năm 1942" đã lên tới 170 triệu Nhân dân tệ.

    Hùng Anh: Trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với các bạn phim "Năm 1942" của đạo diễn Phùng Tiểu Cương quan tâm ký ức nạn đói của người dân Trung Quốc.

    Duy Hoa: Trong phần hai của tiết mục, Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn Khu phố Tam Phường Thất Hạng ở thành phố Phúc Châu: Kế thừa văn hóa Phúc Kiến trong đời sống hàng ngày.

    Hùng Anh: Sau đây chúng ta hãy bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    Duy Hoa: Bộ phim "Năm 1942" bắt đầu công chiếu vào ngày 29/11, phim này kể lại câu chuyện nạn đói, một câu chuyện khiến rất nhiều người Trung Quốc đau lòng.

    Hùng Anh: Bộ phim "Năm 1942" của đạo diễn Phùng Tiểu Cương cải biên từ tiểu thuyết "Nhìn lại năm 1942" của nhà văn Lưu Chấn Vân, kể lại nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nạn đói này cướp đi sinh mạng 3 triệu người dân và khiến hàng chục triệu người dân rơi vào nạn đói.

    Duy Hoa: Ngày 29/11 là ngày thứ năm. Tại Rạp chiếu phim Thủ đô ở khu phố thương mại sầm uất Tây Đơn, Bắc Kinh, trong phòng chiếu phim "Năm 1942" buổi đầu tiên sáng ngày thứ 5 đã tập trung rất động khán giả, trong đó có nhiều khán giả cao tuổi, trong khi xem phim thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng thở dài và tiếng khóc nức nở của khán giả.

    Hùng Anh: Ở Trịnh Châu, tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam, cũng có nhiều khán giả cao tuổi đi xem phim "Năm 1942" vào sáng 29/11. Cụ Trần Minh Nhã là giáo viên về hưu, năm nay 75 tuổi, sáng 29, cụ cùng cụ bà đã đi xem phim này.

    Duy Hoa: Cụ Trần Minh Nhã là người sống sót trong nạn đói năm 1942, lúc đó cụ mới có 5 tuổi. Cụ cho biết, phim này miêu tả nạn đói rất chân thật, khiến khán giả cảm thấy rất đau lòng, khiến cụ nhớ lại nhiều hình ảnh chân thật mà cụ đã trải qua.

    Hùng Anh: Với thời lượng 135 phút, bộ phim này đã kể lại câu chuyện thương tâm hàng loạt người dân vì thiếu lương thực mà rời khỏi quê hương tỉnh Hà Nam, chạy nạn sang tỉnh Thiểm Tây.

    Duy Hoa: Không những vì trận hạn hán khốc liệt và nạn châu chấu hoành hành, mà còn vì người Nhật xâm lược Trung Quốc và Chính phủ Quốc Dân Đảng bất lực không cứu trợ người dân bị thiên tai, các người bị đói lâm vào hoàn cảnh đau khổ hơn.

    Hùng Anh: Để thể hiện tình trạng chân thật của người bị đói, nhiều diễn viên tham gia phim đều cố gắng giảm cân. Chẳng hạn, diễn viên Trương Quốc Lập vào vai địa chủ Phạm đã giảm 10 ki-lô-gam.

    Duy Hoa: Diễn viên Từ Phàm là vợ của đạo diễn Phùng Tiểu Cương. Trong quá trình làm phim, Từ Phàm cảm nhận sâu sắc rằng, con người mất hết cả lòng tự trọng trong cảnh bị cái đói hoành hành. Trong phim "Năm 1942", Từ Phàm đóng vai Hoa Chi, vợ của một người làm thuê cho địa chủ, Hoa Chi cuối cùng đã bán mình cho người khác để đổi 8 ki-lô-gam kê cho hai con.

    Hùng Anh: Trong phim ngoài những diễn viên nổi tiếng Trung Quốc như Trương Quốc Lập, Từ Phàm, Phùng Viễn Chinh, Trần Đạo Minh v.v ra, còn có hai ngôi sao Hô-li-út.

    Duy Hoa: Vâng. Diễn viên Át-ri-ên Brô-đi (Adrien Brody) đóng vai nhà báo Mỹ Thê-ô-đô Vách (Theodore White), diễn viên Tim Rô-bin-xơ (Tim Robbins) đóng vai một giám mục sống ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

    Hùng Anh: Trước khi công chiếu, phim "Năm 1942" đã thu hút sự quan tâm rộng khắp và dẫn đến những cuộc thảo luận sôi nổi trong xã hội Trung Quốc, nhiều tờ báo của tỉnh Hà Nam đều mở trang chuyên đề giới thiệu bối cảnh lịch sử nạn đói năm 1942 do trận hạn hán nghiêm trọng dẫn đến.

    Duy Hoa: "Năm 1942" là phim thảm hoạ thứ hai của đạo diễn Phùng Tiểu Cương, phim "Đường Sơn Đại Địa Chấn" công chiếu vào năm 2010 đã miêu tả hình ảnh chân thật trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở Đường Sơn năm 1976 khiến 240 nghìn người thiệt mạng.

    Hùng Anh: Bộ phim "Đường Sơn Đại Địa Chấn" kể lại vết thương tâm lý của một gia đình bị tan vỡ bởi trận động đất. Bộ phim đã gây phản ứng mạnh mẽ sau khi công chiếu.

    Duy Hoa: Đạo diễn Phùng Tiểu Cương hy vọng bộ phim mới này sẽ khơi dậy những trăn trở của người dân về nạn đói cách đây 70 năm trước, vì ông tin rằng lịch sử này không nên bị lãng quên.

    Hùng Anh: Tại lễ công chiếu đầu tiên ở Thượng Hải, đạo diễn Phùng Tiểu Cương nói, dân tộc Trung Hoa là một dân tộc gặp phải nhiều thảm hoạ. Người dân Trung Quốc phải biết bản thân mình đến từ đâu, rồi mới biết phải đi theo hướng nào.

    Duy Hoa: Chính như đạo diễn Phùng Tiểu Cương, nhiều chuyên gia mong phim này gợi mở cho người dân Trung Quốc đương đại những phản tỉnh về thời kỳ nạn đói.

    Hùng Anh: Cho dù thời đại lịch sử đó đã trở nên xa lạ đối với nhiều người trẻ, nhưng đối với nhiều người cao tuổi, thậm chí người trung niên mà nói, nạn đói không phải là một khái niệm xa lạ.

    Duy Hoa: Vâng, trong văn học đương đại Trung Quốc có nhiều câu chuyện về nạn đói. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết "Ếch" của nhà văn Mạc Ngôn, nhà văn đoạt giải Nô-ben Văn học năm nay xuất bản vào năm 2009, có tình tiết về trẻ em nông thôn thiếu thức ăn, thậm chí phải ăn than.

    Hùng Anh: Nhà lịch sử học cho biết, vì Trung Quốc đông dân, bên cạnh đó tài nguyên đất canh tác lại phân bố không đồng đều, điều này có nghĩa là một khi một khu vực nào đó xảy ra thiên tai hạn hán hoặc lũ lụt, nên năng lực điều phối tài nguyên một cách mạnh mẽ của Chính phủ là hết sức quan trọng.

    Duy Hoa: Giáo sư Khoa Lịch sử trường Đại học Phục Đán Cố Hiểu Minh cho biết, Chính phủ Quốc Dân Đảng lúc đó đối mặt với nỗi lo âu trong và ngoài nước, không thể tập trung sức lực cải thiện dân sinh, cuộc chiến lâu dài đã tiêu hao sức mạnh quốc gia cơ bản, cộng thêm tình trạng hủ bại trong nội bộ Quốc Dân Đảng, dẫn đến Chính phủ không thể tổ chức cứu trợ xã hội một cách hiệu quả.

    Hùng Anh: Giáo sư Cố Hiểu Minh còn cho biết, trong thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc bị tác động bởi phong trào chính trị và thiên tai xảy ra thường xuyên, cũng từng khiến nhiều khu vực Trung Quốc thiếu lương thực cung ứng.

    Duy Hoa: Nhiều người cao tuổi Trung Quốc vẫn nhớ được đoạn lịch sử đó. Chẳng hạn, anh Tào Tân đến từ tỉnh Chiết Giang, đang học đại học ở Bắc Kinh, anh Tào Tân cho phóng viên biết, tuy gia đình anh từ lâu đã sống cuộc sống không cần lo ăn uống, nhưng vẫn tìm được dấu ấn về ký ức thời đại nạn đói đó ở ông bà ngoại.

    Hùng Anh: Anh Tào Tân cho biết, ở nhà tuyệt đối không thể nói với bà ngoại rằng mình không muốn ăn cơm vì không đói, vì đây là lời đại nghịch bất đạo đối với bà ngoại. Hơn nữa, mỗi lần ăn cơm, bà ngoại đều ăn sạch các món ăn còn thừa lại.

    Duy Hoa: Anh Tào Tân còn cho biết, bà ngoại thường nói, con người chỉ có ăn no mới cảm thấy yên tâm và an toàn.

    Hùng Anh: Đây đúng là thể hiện dấu ấn về ký ức nạn đói đối với người cao tuổi. Nhưng lớp trẻ không bao giờ trải qua nạn đói thật sự, theo anh Tào Tân, thỉnh thoảng chịu đói cũng chỉ nhằm mục đích giảm cân.

    Duy Hoa: Nhà xã hội học cho biết, cùng với việc Trung Quốc tiến hành cải cách nông nghiệp và cải cách mở cửa, mức sống của người dân Trung Quốc được nâng cao rất nhiều, nhưng thảo luận về nạn đói vẫn rất cần thiết ở Trung Quốc hiện nay.

    Hùng Anh: Vâng, vì thực ra tình trạng đói vẫn chưa hoàn toàn bị "tiêu diệt" ở Trung Quốc, dù nhiều cư dân thành thị Trung Quốc đã bắt đầu lo về bệnh béo phì và bệnh "nhà giàu", nhưng trong gia đình hết sức nghèo khó ở một số khu vực nông thôn, nấu một bát mì tôm đã trở thành món quà sinh nhật cho trẻ em.

    Duy Hoa: Theo số liệu của Văn phòng xóa đói giảm nghèo Trung Quốc, Trung Quốc vẫn còn 128 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, tức là dưới 6,3 tệ/ngày.

    Hùng Anh: Ông Chương Hữu Đức là Giáo sư Xã hội học trường Đại học Chính Pháp Thượng Hải, Giáo sư nói, về mặt xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc vẫn còn phải đi một con đường dài, vì vậy người Trung Quốc phải có ý thức đối với khủng hoảng và đói nghèo, tuyệt đối không thể lãng quên lịch sử nạn đói trước kia.

    Duy Hoa: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với các bạn về nội dung bộ phim mới "Năm 1942" của đạo diễn Phùng Tiểu Cương tập trung khai thác ký ức nạn đói của người dân Trung Quốc.

    Hùng Anh: Trước khi bắt đầu nội dung phần hai hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa mời các bạn thưởng thức bài hát "Ký ức" do nữ ca sĩ Lưu Hành Cách thể hiện.

    Duy Hoa: Thưa quý vị và các bạn, trên đây các bạn đã nghe bài hát "Ký ức" do nữ ca sĩ Lưu Hành Cách thể hiện.

    Hùng Anh: Thưa các bạn, Khu phố Tam Phường Thất Hạng ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến là một trong 10 khu phố văn hóa lịch sử nổi tiếng nhất Trung Quốc.

    Duy Hoa: Khu phố Tam Phường Thất Hạng được tôn vinh là "Bảo tàng kiến trúc đời Minh và đời Thanh của Trung Quốc", cho đến nay vẫn bảo tồn hơn 200 toà kiến trúc cổ.

    Hùng Anh: Khu phố này không những duy trì được bố cục và kiến trúc cổ, mà còn xuất hiện nhiều danh nhân như Lâm Tắc Từ, Nghiêm Phục, Băng Tâm v.v.

    Duy Hoa: Sau đây, chúng ta hãy cùng anh Nguyễn Thanh tìm hiểu khu phố Tam Phường Thất Hạng kế thừa văn hoá Phúc Kiến trong đời sống hàng ngày.

    Hùng Anh: Xin mời anh Nguyễn Thanh.

    (Nguyễn Thanh: Khu phố Tam Phường Thất Hạng)

    Duy Hoa: Cảm ơn anh Nguyễn Thanh đã giới thiệu với chúng ta khu phố Tam Phường Thất Hạng ở Phúc Châu, một trong 10 khu phố văn hóa lịch sử nổi tiếng nhất Trung Quốc.

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết. Hoan nghênh các bạn viết thư tay hoặc email trao đổi với chúng tôi.

    Duy Hoa: Các bạn có thể gửi thư đến Phòng Văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhờ chuyển Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Địa chỉ liên hệ cụ thể là: Phòng Văn hoá, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, số 46 phố Hoàng Diệu, Hà Nội.

    Hùng Anh: Hòm thư điện tử của chúng tôi là: vie@cri.com.cn. Quý vị và các bạn thân mến, Lệ Quyên, Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" kỳ tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>