• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Mạn đàm về chuyện bằng cấp

    2012-11-22 16:07:20     CRIonline

    Nghe Online-I           Nghe Online-II

    Mới đây, Đài Truyền hình Hàn Quốc trong một tiết mục lần đầu tiên nêu ra nghi ngờ, cho rằng luận văn Tiến sĩ của ứng viên Tổng thống Hàn Quốc An Cheol-Su bị tình nghi sao chép luận văn của người khác. Tin này vừa được đưa ra lập tức gây tranh cãi lớn trong nước Hàn Quốc. Hạ tuần tháng 10, Nghị sĩ Đảng Quốc đại cầm quyền đã nêu ra nghi ngờ về việc này. Ngày 31 tháng 10, trường Đại học Xơ-un đã thành lập Uỷ ban Điều tra chính thức điều tra về việc này. Không phải là độc nhất vô song, mấy ngày qua, tin hồ sơ lý lịch làm giả của ông Yoshikazu Kato, một người cũng có chút tiếng tăm đã sống và làm việc tại Trung Quốc 10 năm cũng gây cú sốc trong dư luận. Vậy thì ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô là một người như thế nào, vì sao lại làm giả lý lịch, tiết mục Lăng kính cuộc sống hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn về mặt này.

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, thời gian thấm thoắt thoi đưa, lại đến giờ LQ được phục vụ quý vị và các bạn qua tiết mục "Lăng kính cuộc sống".

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong chương trình Lăng kính cuộc sống trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Chị Lệ Quyên ạ, chị có để ý một bản tin đưa cách đây mấy hôm không ạ? Tin cho biết, ứng viên Tổng thống Hàn Quốc An Cheol-Su bị điều tra vì "sao chép luận văn".

    Ngày 30/10, các phương tiện truyền thông Nhật đưa tin, ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô người Nhật, có rất nhiều bài viết với tư cách là phóng viên chuyên mục quốc tế tự cho rằng mình "từng thi đỗ vào trường Đại học Tô-ky-ô" là không đúng sự thật, đồng thời đưa ra các điểm nghi vấn khác trong lý lịch của ông. Anh Thanh Long có nghe nói tin này không?

    TL: Vâng, có ạ. Một Tuần san của Nhật số ra ngày 31 tháng 10 năm 2012 đã đăng một tin với nhan đề "Người Nhật có tiếng nhất tại Trung Quốc làm giả hồ sơ lý lịch", bài viết này đã đưa tin về việc ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô làm giả bằng cấp, hồ sơ lý lịch. Ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô tháng 4 năm 2003 đến Trung Quốc, sau đó theo học Học viện Quan hệ Quốc tế Đại học Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp ở lại Trung Quốc, ông sốt sắng phát biểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tham gia hoạt động báo chí, chuyên viết bài cho các báo như báo mạng tiếng Trung Quốc "Thời báo Thương mại" của nước Anh, "Tuần san châu Á" của Hồng Công, "Nhật báo Quảng Châu", "Thời báo Hoàn cầu", "Nhìn Thiên Hạ", "Báo Cuối tuần Phương Nam", Báo mạng Nhật báo Nikkei v.v. Bởi vậy ông khá có tiếng tăm tại Trung Quốc. Nhưng điều không ngờ là ông đã lừa dối mọi người.

    LQ: Các bạn thân mến, báo giới Nhật đưa tin, ông Yô-shi-ka-du Ca-tô cho biết, vừa tốt nghiệp cấp ba đã đi lưu học ở trường Đại học Bắc Kinh, đồng thời cũng từng nhiều lần trả lời phỏng vấn của phóng viên và phát biểu trên truyền hình rằng "Tôi đã thi đỗ vào trường Đại học Tô-ki-ô, nhưng do muốn đến trường Đại học Bắc Kinh lưu học, nên đành phải bỏ Trường Đại học Tô-ki-ô". Nhưng giáo viên cấp ba của ông Ca-tô ở Nhật cho phóng viên biết, Ca-tô không thi được vào trường đại học Tô-ki-ô.

    SH: Ngoài ra, tuần san này còn nêu ra một số điểm nghi vấn khác: Thí dụ như, ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô, trong một tác phẩm của mình xuất bản tại Trung Quốc rằng, mình là lưu học sinh công phí của Nhật, nhưng trong sách xuất bản tại Nhật lại viết "đi lưu học bằng suất học bổng của Bộ Giáo dục Trung Quốc", như vậy chẳng phải là tự mâu thuẫn lẫn nhau sao?

    TL: Bắt đầu từ năm 2011, ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô trong bài viết đã tự xưng mình là Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu bán đảo Triều Tiên Đại học Bắc Kinh, tháng 5 năm 2012, tiết mục "Thời điểm Trung Quốc", tiết mục mạng của Đài Truyền hình Thâm Quyến qua điều tra cho thấy, Đại học Bắc Kinh không có Sở Nghiên cứu mang tên này. Ngày 31 tháng 10, ông  Yô-shi-ka-du Ca-tô buộc phải viết Tiểu blog trên mạng tiếng Nhật của mình, thừa nhận mình "chưa thi vào Đại học Tô-ki-ô, đương nhiên cũng chưa học Đại học". Nhưng lại không trả lời thẳng vào các lời cáo buộc khác.

    LQ: Thực ra, trước ông Ca-tô còn có một quan chức cấp cao của Nhật cũng dùng bằng cấp giả, đó là cựu Thủ tướng Nhật Ju-ni-chi-rô. Trang web chính thức của Chính phủ Nhật viết rất rõ ràng rằng, năm 1967, ông Ju-ni-chi-rô tốt nghiệp Trường Đại học Keio, sau đó lưu học ở trường Đại học Luân Đôn. Tháng 7 năm 2001, khi ông Ju-ni-chi-rô đến thăm Anh, thậm chí còn nói với cựu Thủ tướng Anh Tôn-ni Ble rằng: "Nước Anh là quê hương thứ hai của tôi, tôi lưu học ở Anh hai năm". Anh TL nhìn nhận như thế nào đối với việc này.

    TL: Cựu Thủ tướng Nhật Côi-dư-mi trong lý lịch cho biết có hai năm lưu học tại trường Đại học Luân Đôn, khi tranh cử Thủ tướng cũng được báo giới ra sức tuyên truyền. Không ngờ rằng, đến tháng 2 năm 2000, nhiều tạp chí Nhật đã đăng tin điều khả nghi về học lực của ông Côi-dư-mi. Để chứng minh ông Côi-dư-mi đã từng đi học tại Đại học Luân Đôn, phóng viên đã đi điều tra và được biết, ông Côi-dư-mi chẳng qua là đi học thêm nhiều nhất là 9 tháng vớí tư cách là học sinh nghiệp dư tại Đại học Luân Đôn, chứ không phải là hai năm như ông đã nói, cũng không giành được bất cứ học vị gì của Đại học Luân Đôn.

    SH: Giả dối, thì chỉ có thể che đậy được một thời gian, nhưng không thể lừa dối cả đời. Trung Quốc có một câu: "Con mắt của quần chúng sáng như tuyết", nên tất cả những lời nói dối cuối cùng rồi cũng sẽ bị lộ tẩy.

    LQ: Sau đây chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Hoa lại nở rộ do ban nhạc SHE của Đài Loan Trung Quốc thể hiện

    Lời ca có đoạn: Đã đến lúc được hội ngộ người mà em ngày đêm mong đợi, đã đến khi hàn gắn được vết thương lòng, hoa thơm lại rộ nở, trong lòng lại tràn ngập niềm tin.

    Nói đến những sự kiện giả mạo bằng cấp trong những năm gần đây, thì không chỉ có ông Yô-shi-ka-yu Ca-tô hay ông Ju-ni-chi-rô ở Nhật. Bởi vì, tin đồn về học vị giả, lý lịch giả vẫn thường xảy ra ở các nước trên thế giới.

    SH: Vâng, người Trung Quốc gọi là "các vụ scandal bằng cấp", từ này hiện nay rất thịnh hành trên mạng In-tơ-nét, dùng để chỉ những thông tin tiêu cực. Tháng 7 năm 2010, giám đốc chuyên nghiệp đầu tiên của Trung Quốc, Đường Tuấn, được cư dân mạng gọi là "Vua làm công" cũng rơi vào "vụ scandal" bằng cấp, vụ việc được bàn luận sôi nổi trên mạng. Trong chương trình Lăng kính cuộc sống hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này.

    LQ: Tối ngày 1 tháng 7 năm 2010, nhà văn Khoa học thường thức của Trung Quốc Phương Châu Tử viết liên tục 21 bài đưa lên tiểu Blog của mình phê bình ông Đường Tuấn được mọi người mệnh danh là "Vua làm công", Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Hoa Đô nổi tiếng của Trung Quốc. Nhà văn Phương Châu Tử đã đặt rất nhiều câu hỏi về học vị, quá trình học tập và công tác, v.v. của ông Đường Tuấn được giới thiệu với độc giả qua cuốn "Thành công của tôi có thể phục chế", đồng thời đưa ra một số chứng cứ mà ông đã điều tra, cho rằng học vị Tiến sĩ Trường Đại học Công nghệ Ca-li-pho-ni-a của ông Đường Tuấn là giả, chất vấn ông Đường Tuấn liệu có phải ông cũng muốn mọi người làm học vị giả như ông hay không ?

    SH: Ông Phương Châu Tử còn nêu rõ, ngoài dùng bằng cấp giả ra, hai "phát minh" như "chấm điểm ka-ra-ô-kê và máy chụp sticker" cũng như những trải nghiệm thành lập công ty của Đường Tuấn mà mọi người nói giả đều là giả. Đường Tuấn đã đưa ra chứng nhận học vị để chứng tỏ mình là tiến sỹ tốt nghiệp từ trường Đại học Tây Đại Bình Dương Mỹ, ngay sau đó lại bị chỉ trích đó là trường Đại học không chính thức chuyên mua bán bằng cấp ở Mỹ. Tháng 6 năm 2012, trước những chứng cứ xác thực, ông Đường Tuấn cuối cùng đã bày tỏ xin lỗi về việc giả mạo bằng cấp trong một buổi toạ đàm tại trường Đại học Bắc Kinh. Theo Sảnh Hoa, việc sử dụng bằng cấp giả của ông Ca-tô hay Đường Tuấn không chỉ xin lỗi là có thể coi mọi việc đã êm xuôi.

    TL: Những ví dụ mà hai chị vừa nêu còn là may mắn. Chủ tịch Yahoo Công ty In-tơ-nét Mỹ Tôm-xơn đã không may mắn như vậy. Đầu tháng 5 năm nay ông đã bị cáo buộc làm giả lý lịch. Lý lịch của ông Tôm-xơn cho thấy, ông từng được trao tặng bằng cử nhân khoa học thông tin, nhưng thực ra ông lại theo học ngành kế toán. Mặc dù trong điều tra nội bộ ông Tôm-xơn nói, khi nộp lý lịch ông không làm giả, do một Công ty săn đầu người Chi-ca-gô nặn thêm nội dung này khi nộp báo cáo vào năm 2000, bởi vì lúc đó ông đang xin làm việc ở trang web hữu quan. Song, Công ty săn đầu người này đã phủ nhận làm giả lý lịch của ông Tôm-xơn. Công ty Yahoo sau đó ra Tuyên bố cho biết, ông Tôm-xơn đã rời khỏi Công ty. Mặc dù Công ty không cho biết lý do sa thải ông Tôm-xơn, những phổ biến cho rằng, ông Tôm-xơn đả phải trả giá vì vụ làm giả lý lịch.

    LQ: Cựu Tổng thống Hung-ga-ri Schmidt cũng đã phải trả giá rất đắt cho việc giả mạo học vị. Ông Schmidt từng hai lần đoạt huy chương vàng môn đấu kiếm giải đồng đội tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích năm 1968 và 1972, trong khi đó biểu hiện của ông trên chính trường cũng rất xuất sắc. Năm 2010, ông Schmidt đã đắc cử Tổng thống Hung-ga-ri với số phiếu tuyệt đối. Thế nhưng, chưa đầy hai năm sau, ông đã bị hạ bệ do dùng học vị giả.

    SH: Xin lỗi, mất việc, từ chức, việc sử dụng bằng cấp đã khiến những nhân vật nổi tiếng phải đau đầu, thậm chí còn gây nên "trận động đất lớn" trên chính trường Pa-ki-xtan. Đứng trước hiện trường dùng bằng cấp giả, có người cho rằng không thể tha thứ, nhưng cũng có người lại cho rằng có thể tha thứ. Mỗi người đều có quan điểm riêng của mình, vậy, quan điểm của bạn thế nào? Chương trình Lăng kính cuộc sống, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận đề tài hôm nay.

    LQ: Năm 2010, trên chính trường Pa-ki-xtan, có tới 160 Nghị sĩ Quốc hội các cấp trong toàn quốc dính líu đến các vụ scandan về bằng cấp giả. Những nhân vật này bị chỉ chích là đã dùng bằng tốt nghiệp đại học giả để thăng tiến trên con đường chính trị. Con số này đã vượt 10% tổng số Nghị sị Quốc hội ở Trung ương và địa phương của nước này, còn có một số quan chức Chính phủ cũng dính líu đến vụ này.

    SH: Vụ việc bắt đầu từ năm 2002, để nâng cao trình độ của các nghị sỹ và quan chức Chính phủ, cựu Tổng thống Pa-ki-xtan Musharraf yêu cầu các nhân viên trong Chính phủ phải có bằng cử nhân trở lên, đồng thời đưa quy định mới này vào pháp luật. Cho dù tháng 4 năm 2008, Toà án Tối cao Pa-ki-xtan tuyên bố hủy bỏ dư luật sửa đổi này, các nghị sỹ và ứng viên tranh cử đều không cần nộp chứng chỉ bằng cấp. Nhưng do quyết định này được đưa ra sau cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 2 cùng năm, nên trước cuộc bầu cử này, để giành được tư cách tranh cử, rất nhiều ứng viên đã nộp bằng cấp giả. Anh có nhận xét gì về vụ việc này?

    TL: Vâng. Theo tôi thì bằng cấp không hoàn toàn nói lên năng lực. Không ít người cho rằng, bươn chải mưu sinh nơi công sở, năng lực giỏi là đủ rồi. Có cư dân mạng lưu ký trên mạng viết, bằng cấp chỉ là một tấm giấy mà thôi, hoàn toàn không quan trọng. Là người thì ai cũng có sĩ diện, thổi phồng một chút cũng là chuyện bình thường. Ai khi tìm việc mà chẳng nói giỏi lên một chút. Cũng có cư dân mạng cho rằng, không nên quá quá coi trọng Tiến sĩ, thành công rồi mới chứng tỏ tất cả vấn đề.

    LQ: Nhưng rất nhiều cư dân mạng cho rằng, bằng cấp tuy không quan trọng, nhưng thành thật là rất quan trọng, những nhân vật có tiếng tăm lại càng phải thành thật. Tuy Trung Quốc có câu ngạn ngữ: "Biết sai có thể sửa, là điều quý nhất" . Ý là sau khi làm việc gì sai trái có thể nhận thức được và sữa chữa sai lầm, thì qua đó có thể giúp ích cho bản thân. Nhưng chẳng hạn như việc dùng bằng cấp giả, thì theo LQ tốt nhất là không nên làm việc sai lầm như vậy. Không biết anh TL có nhìn nhận như thế nào đối với vấn đề này ?

    TL: Vâng, tôi rất tán thành quan điểm cho rằng, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng ta phải minh xác nói dối đáng ghét, làm giả đê tiện từ các mặt giáo dục từ trẻ nhỏ, tạo dựng quy phạm hành vi xã hội, ấn định pháp luật pháp quy v.v. Nhà giáo dục thời cổ Trung Quốc Mạnh Tử từng nói: "Thành giả, thiên chi đạo giã; tư thành giả, nhân chi đạo giã." Đại ý là, chân thật là quy luật tự nhiên, theo đuổi chân thật là yêu cầu cơ bản của nguyên tắc làm người. Nhà văn Lỗ Tấn Trung Quốc cũng đồng cảm sâu sắc, cho rằng: "Giữ tín nhiệm là cái gốc của con người". Thủ tướng Chu Ân Lai rất được người Trung Quốc kính trọng cũng từng nói: "Người tự cho mình là thông minh, thường đều không có kết cục tốt, người thông minh nhất trên thế giới là người thực thà, bởi vì chỉ có thực thà mới có thể trải qua được thách thức của sự thật và lịch sử."

    LQ: Anh TL nói rất có lý. Đúng như ông I-kê-đa Đai-sa-ku học giả của Nhật từng khuyên răn các bạn trẻ một cách thân tình rằng: "Sự tín nhiệm trong công tác, là của cải quý giá nhất, những thanh niên không được mọi người tín nhiệm, thì sẽ chỉ làm người thất bại mà thôi". Nhà khoa học Mỹ Benjamin Franklin cho rằng: "Vấp ngã bạn có thể đứng dậy được, nhưng mất lòng tin thì sẽ không bao giờ cứu vãn được".

    SH: Vâng, nhà ngụ ngôn Hy Lạp cổ đại Aesop cũng từng nói một cách thẳng thắn rằng: "Cái giá mà những người nói dối phải trả là, khi họ nói thật thì không còn ai tin nữa". Mong chương trình hôm nay sẽ mang lại cho các bạn một số gợi mở. Vâng, các bạn thân mến, chương trình Lăng kính cuộc sống hôm nay xin tạm ngừng ở đây. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn, xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào giờ này tuần sau.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>