Hải Vân: Hải Vân xin kính chào quý vị và các bạn.
Hùng Anh:Các bạn thân mến, trước thềm Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phóng viên Đài chúng tôi đã đến cửa khẩu Hà Khẩu, Vân Nam, cửa khẩu chỉ cách Lào Cai Việt Nam có một con sông, ghi nhận cuộc sống làm ăn buôn bán bình đẳng, cùng lợi cùng thắng của người dân biên giới hai nước Trung-Việt.
Hải Vân: Vâng, sau đây xin mời quý vị và các bạn cùng đến thăm cửa khẩu Hà Khẩu, cảm nhận những đổi thay của cuộc sống của người dân địa phương.
Cửa khẩu Hà Khẩu, Vân Nam Trung Quốc và thành phố Lào Cai, Việt Nam chỉ cách nhau có một con sông, là cửa khẩu đối ngoại cấp một của nhà nước. Cùng với Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động toàn diện và sự hợp tác của Khu vực Tiểu vùng sông Mê-công mở rộng không ngừng được thúc đẩy, thị trường biên giới cửa khẩu Hà Khẩu đã xuất hiện bố cục mới là phát triển đa nguyên. Trong thời gian "5 năm lần thứ 11", tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cửa khẩu Hà Khẩu đạt gần 30 tỷ Nhân dân tệ. Đằng sau con số 30 tỷ là cảnh tượng phồn vinh nhân dân biên giới hai nước Trung-Việt buôn bán bình đẳng, cùng có lợi cùng thắng, mậu dịch biên giới sôi động...
Hùng Anh: Ở Hà Khẩu, có một quán nhỏ bán bánh cuốn Việt Nam rất nổi tiếng, đó là quán ăn của chị Hương, phụ nữ Việt Nam. Buổi sáng hàng ngày, trong quán chị đều kín khách đến ăn bánh cuốn, cảnh tượng phục vụ khách hàng hết sức đông vui nhộn nhịp.
Hải Vân: Khách đến ăn ở quán chị Hương tấm tắc khen:
"Bánh cuốn quán này rất ngon. Rất chính cống, hàng ngày tôi đều đến ăn sáng ở đây, ngon miệng lắm."
Hùng Anh: Chị Hương, chủ quán cho biết, chị đã làm bánh cuốn bán được 30 năm.
"Nhập gia tùy tục mà, sang đây rồi thì cứ yên tâm làm ăn ở đây chứ. Tôi sang được 3 năm rồi, hai con gái của tôi đều lấy chồng Trung Quốc, đây là con rể Trung Quốc của tôi. Tôi ở đây làm ăn khấm khá, bởi vì người Trung Quốc không biết làm bánh cuốn Việt Nam chính cống, tôi làm bánh cuốn bán được 30 năm rồi, mẹ tôi cũng bán bánh cuốn, đây là tay nghề gia truyền, truyền từ đời này sang đời khác, như vậy mới làm ra bánh cuốn ngon, được sang bên này làm ăn tôi rất vui, chính quyền địa phương cũng rất ủng hộ, quán ăn bánh cuốn nhà tôi còn được lên ti-vi nữa".
Hải Vân: Nghe khách ăn và chị Hương giới thiệu khiến Hải Vân cũng rất muốn được thưởng thức bánh cuốn của chị Hương. Chắc chắn là ngon lắm đây.
Hùng Anh: Ồ, rất thông cảm với sự thèm thuồng của Hải Vân. Hùng Anh thấy ở biên giới có cái rất hay là nhân dân hai nước có thể trực tiếp thưởng thức hương vị của những đặc sản nước bạn, rất tiện lợi. Chị Hương không những làm ăn tại Trung Quốc, mà còn cho hai con gái lập gia đình tại Trung Quốc.
Hải Vân: Vâng. Điều này cho thấy nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam hết sức gần gũi. Bản thân chị Hương rất bằng lòng về cuộc sống ở Hà Khẩu. Chị nói:
"Sống ở đây rất tốt, tôi rất vui, bất kể về vật chất hay là tinh thần, đều tốt hơn so với ở Lào Cai Việt Nam, tôi làm ăn ở đây rất khấm khá, toàn nhờ sự ủng hộ của khách quen, khách ăn ít thì mỗi bữa ăn bốn cái, ăn nhiều thì sáu đến bảy cái, hàng ngày tôi có thể bán được hơn nghìn cái bánh cuốn. Người ở đây rất dễ chan hòa. Tôi cũng là người thật thà và làm ăn thật thà, cho nên mọi người đều sống rất hòa thuận".
Hùng Anh: Quả thật, có rất nhiều người Việt Nam sinh sống ở Hà Khẩu, Hà Khẩu còn có "phố Việt Nam" nổi tiếng, mậu dịch biên giới sôi động Trung-Việt phát triển phồn vinh chính là từ con phố này. "Phố Việt Nam" dài khoảng 1000 mét, nằm ở bờ bắc sông Hồng Hà đường Tân Hà, cửa hàng tầng một trên phố đều là người Việt Nam kinh doanh, bán hoa quả nhiệt đới, đặc sản, đồ thủ công... đi qua "phố Việt Nam", sẽ thấy rất nhiều người buôn bán Việt Nam đến rao hàng bằng tiếng Trung chưa thạo lắm. Anh Đoan, kinh doanh đặc sản Việt Nam nói:
"Tôi từ Hà Tây Việt Nam sang bên này làm ăn, tôi ở bên này bán một số mặt hàng như nón, đồ gỗ..., trong những người làm ăn buôn bán như chúng tôi có người hàng ngày từ bên Việt Nam sang bên này làm ăn, có người trực tiếp thuê nhà ở bên này, đặc sản của Việt Nam ở bên này bán khá chạy, chẳng hạn như hàng thủy sản gồm cá mực, tôm..., ngoài ra hoa quả như xoài, vải... đều rất được hoan nghênh. Làm thủ tục từ Việt Nam sang bên này làm ăn đều rất dễ, chả có gì phức tạp cả, việc đi lại cũng không có trở ngại gì, luật pháp bên này cũng đảm bảo sự tiện lợi đi lại của chúng tôi".
Hải Vân: Chính sách mời thầu tích cực và giao thông tiện lợi của Hà Khẩu đã thu hút doanh nhân đến từ các nơi Việt Nam, phố thương mại được người dân trong nước gọi là "phố Tây" này có hơn 1000 người Việt Nam làm ăn buôn bán lâu năm ở đây. Chị Thủy, một chủ hàng bán lẻ nói:
"Chúng tôi đến từ các tỉnh của Việt Nam, có người đến từ Lào Cai, có người đến từ Vĩnh Phúc, chúng tôi đều bán đặc sản Việt Nam, so với giá trung bình ở chợ Trung Quốc bên này, giá cả của hàng chúng tôi rất rẻ hơn, chúng tôi biết nói một ít tiếng Trung, mặt hàng đặc sắc của cnúng tôi đều bán rất chạy, sẽ được bán sang các thành phố lớn của Trung Quốc như Côn Minh, Thượng Hải".
Hùng Anh: Tại một con phố ở Lào Cai Việt Nam đối diện bờ sông Hồng Hà, lại tập trung khá nhiều thương nhân tỉnh Vân Nam và các tỉnh khác của Trung Quốc. Trên hai con phố này người kinh doanh hiểu biết ngôn ngữ của nhau, phối hợp nhau, xây dựng tình hữu nghị nồng thắm và quan hệ hợp tác thương mại lâu bền. Doanh nhân Trung Quốc mang lại các sản phẩm như vật tư nông nghiệp, giống, thiết bị cơ giới cỡ nhỏ, thực phẩm, xe máy..., doanh nhân Việt Nam lại mang những nguyên vật liệu như quặng sắt, quặng đồng, gỗ v.v. sang Trung Quốc. Anh Quý, một chủ hàng người Việt Nam nói:
"Tôi đến từ Hà Nội Việt Nam, những mặt hàng này tôi nhập từ chợ Đồng Xuân, đường đi từ Hà Nội sang bên này rất tiện lợi. Cũng có rất nhiều doanh nhân Trung Quốc làm ăn buôn bán tại chợ Cốc Liễu Việt Nam, ở đó hàng hóa cũng rất phong phú, hàng Trung Quốc và hàng Việt Nam cái gì cũng có".
Hải Vân: Do đồ gỗ trắc rất được hoan nghênh tại hai nước Trung-Việt, cửa hàng bán gỗ trắc của anh Hiệp, nằm khắp phố thương mại hai bờ sông Hồng Hà, làm ăn rất thuận lợi. Anh Hiệp nói:
"Tôi có một cửa hàng bán đồ gỗ ở Hà Khẩu, ở Lào Cai đối diện sông Hồng Hà còn có vài cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, những hàng gỗ trắc này đều khắc hoa, hoặc 12 con giáp. Những đồ gỗ này đều sản xuất tại các tỉnh lân cận Hà Nội, sau đó chúng tôi vận chuyển đến Hà Khẩu, giao thông rất tiện, hàng hoá ở đây chuyển đến các tỉnh của Việt Nam cũng rất thuận lợi, làm thủ tục khá thuận tiện, hiện nay cả nhà tôi đều ở đây, trong tay có giấy thông hành, đi lại cửa khẩu rất đơn giản. Đồ gỗ của chúng tôi còn bán tới các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến..."
Hùng Anh: Phóng viên tận mắt chứng kiến, buổi sáng, tại hải quan Hà Khẩu người xe đi lại tấp nập, rất nhiều doanh nhân Việt Nam xếp hàng đi vào Trung Quốc, tấp nập đưa hàng đến phố Việt Nam; buổi chiều, hải quan Hà Khẩu vẫn nhộn nhịp đông vui, phụ nữ Việt Nam tốp năm tốp ba vác hàng Trung Quốc trở về Việt Nam.
Hải Vân: Qua câu chuyện của những người Việt Nam buôn bán tại Hà Khẩu thì trong đầu chúng ta đã hiện ra một bức tranh về cảnh tượng buôn bán nhộn nhịp sôi động, Hải Vân nghĩ những quang cảnh nhộn nhịp sôi động này không thể tách rời với ưu thế địa lý của Hà Khẩu và sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Hùng Anh: Tất nhiên rồi. Phó Bí thư huyện Ủy Hà Khẩu Lý Bảo Hân cho biết:
"Hà Khẩu là cửa ngõ tiền trạm của việc xây dựng đầu cầu mở cửa đối ngoại của tỉnh Vân Nam, là cầu nối Vân Nam nói riêng và khu vực miền tây nam nói chung với các nước ASEAN, đặc biệt là các nước Việt Nam, Lào và Mi-an-ma. Hà Khẩu ngày nay kinh tế phát triển, xã hội hài hòa, thương mại phồn vinh, đặc biệt hoan nghênh các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đến Hà Khẩu tìm kiếm cơ hội thương mại, đầu tư phát triển, hoan nghênh nhân dân các nước ASEAN đến Hà Khẩu tươi đẹp này tham quan du lịch".
Hùng Anh: hoan nghênh quý vị và các bạn đón nghe chương trình đặt biệt chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi là Hùng Anh.
Hải Vân: Tôi là Hải Vân. Hôm nay chúng ta cùng đến Hà Khẩu, Vân Nam Trung Quốc cảm nhận cuộc sống của người dân biên giới địa phương.
Hùng Anh:Cùng với kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bền vững Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động toàn diện, số người qua lại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng tăng với mức lớn, trong khi đó, cùng với vị trí chiến lược xây dựng đầu cầu mở cửa đối ngoại của tỉnh Vân Nam được xác lập, sự giao lưu đi lại giữa Vân Nam với các nước ASEAN trong những năm qua cũng ngày càng dồn dập.
Hải Vân: Vâng, cùng với việc giao lưu đi lại giữa Trung Quốc với Việt Nam không ngừng tăng cường, nắm bắt ngôn ngữ của nước đối phương cũng trở thành việc hết sức cần thiết.
Hùng Anh: Được biết, từ trung tuần tháng 9 năm nay, huyện Hà Khẩu Vân Nam biên giới Trung-Việt bắt đầu tổ chức lớp đào tạo tiếng Việt cho cán bộ lãnh đạo đợt đầu, hơn 70 cán bộ lãnh đạo cấp Phó Phòng trở lên đã tham gia lớp đào tạo lần này.
Hải Vân: Lớp đào tạo do Phòng Tổ chức huyện Hà Khẩu đứng lên tổ chức, huyện ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức Lý Mai nêu rõ: Trong thời đại ngày nay, cùng với sự giao lưu trao đổi kinh tế văn hóa hai nước Trung-Việt không ngừng tăng cường, học tốt tiếng Việt rất cần thiết đối với việc giới thiệu Trung Quốc, quảng bá Trung Quốc, cũng là việc rất cần thiết cho tăng cường hợp tác quốc tế, cán bộ lãnh đạo các cấp cần phải học tốt tiếng Việt để làm gương, cố gắng nâng cao hình ảnh của thành phố trong sự nghiệp mở cửa đối ngoại của Hà Khẩu.
Hùng Anh: Được biết, lớp đào tạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt của cán bộ lãnh đạo các cấp trong toàn huyện cũng như trình độ mở cửa đối ngoại của huyện tập trung học tập trực tiếp vào thứ hai, thứ ba và thứ năm hàng tuần, mỗi ngày học hai tiết, cả thảy bốn tuần. Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Kiều vụ đối ngoại huyện Hà Khẩu Trần Quang Hoa phụ trách giảng dạy lớp đợt đầu cho biết:
Hải Vân: Chủ nhiệm Trần Quang Hoa nói: "Nếu nói là chứng kiến", thì trong công việc đối ngoại hàng chục năm, tôi cảm nhận được những biến đổi lớn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Vào những năm 89, 90, kim ngạch thương mại hai nước mới chỉ đạt hàng chục triệu, phát triển đến hàng tỷ Nhân dân tệ hiện nay, đủ để minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại hai nước.
Hùng Anh: Được biết, lượng bốc dỡ hàng hóa của cửa khẩu Hà Khẩu hàng năm chiếm khoảng 1/6 tổng lượng xuất nhập khẩu toàn tỉnh Vân Nam, sau khi Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN khởi động toàn diện, lượng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh. Mậu dịch biên giới ở đây rất sôi động, hàng ngày có gần chục nghìn người dân biên giới Trung-Việt buôn bán qua lại. Trong đó, cũng có rất nhiều hàng Trung Quốc được thị trường Việt Nam hoan nghênh, chẳng hạn như gạch men, ô dù, đồ dùng trẻ con cũng như Trung dược...
Hải Vân: Chủ Hiệu thuốc Trung y Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại mậu dịch Cự Quần Hà Khẩu Chu Văn Khuê nói:
"Chúng tôi đã nắm bắt cơ hội của Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, công ty đã phát triển từ một cửa hiệu y dược nhỏ đến quy mô như hiện nay. Chính sách thương mại đối ngoại của nhà nước ngày một hoàn thiện, môi trường đầu tư Hà Khẩu ngày một tốt lên, đã thu hút các bạn hàng của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đến đây làm ăn, chính quyền huyện cũng rất quan tâm các doanh nghiệp, tin rằng các doanh nghiệp làm ăn sẽ ngày càng khấm khá".
Hùng Anh: Khi giới thiệu tư duy phát triển thương mại đối ngoại của Hà Khẩu, Bí thư huyện ủy Hà Khẩu Đao Kiếm cho biết, Hà Khẩu còn sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng của cửa khẩu, tích cực nâng cao môi trường thông quan và chức năng cửa khẩu, tăng cường trao đổi kinh tế thương mại cũng như giao lưu và hợp tác công nghệ kinh tế quốc tế.
Hải Vân: Được biết, theo yêu cầu của tỉnh, châu, huyện Hà Khẩu đã hoàn thành quy hoạch "5 năm lần thứ 12" về xây dựng đầu cầu, đã đề xuất 35 dự án xây dựng cầu đầu với Ủy ban Phát tiển và cải cách nhà nước, trong đó 5 dự án xây dựng hành lang lớn, 20 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, 8 dự án khu vực cửa khẩu quốc tế Bắc Sơn, 2 dự án khu vực hợp tác kinh tế xuyên quốc gia.
Hùng Anh: Hiện nay, cửa khẩu Hà Khẩu cũng như cửa khẩu khác của tỉnh Vân Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, Hà Khẩu cũng đang nắm bắt cơ hội này ra sức phát triển kinh tế cửa khẩu, hình thành kết nối giữa mậu dịch biên giới, du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hải Vân: Tin rằng, trong tương lai không xa, Hà Khẩu sẽ trở thành tấm gương của quan hệ hữu nghị Trung-Việt trong thời kỳ mới, ngày càng phồn vinh thịnh vượng.
Hùng Anh: Các bạn thân mến, chương trình đặt biệt chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay xin tạm dừng tại đây, xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
Hải Vân: Xin chào và hẹn gặp lại.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |