• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bắt mạch "hội chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm", không làm người "kiệm lời"

    2012-09-27 15:58:28     CRIonline

    Nghe Onlien-I        Nghe Onlien-II

    Các bạn thân mến, trong đời sống, thường có một số người khi đi làm thì nói rất nhiều, khi về đến nhà thì mệt mỏi không muốn nói năng gì; lúc xã giao thì tươi cười vui vẻ, khi gặp bạn bè, người nhà thì lạnh nhạt chẳng muốn nói gì. Những người khi đi làm và khi về nhà như hai người khác hẳn nhau này được gọi là những người mắc "hội chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm", không muốn có sự giao lưu tình cảm bình thường, thậm chí từ chối sự hỏi thăm của bạn bè người thân, bước vào vòng luẩn quẩn giao tiếp.

    Suy đến cùng "Hội chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm" là sự thiếu tương tác xã hội, là sự tự mình đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài. Rất nhiều lúc, sự thiếu tương tác xã hội giữa bạn bè, người thân không phải là kênh giao lưu khách quan, mà là ý nguyện giao lưu chủ quan. Trong bối cảnh thời đại sự tương tác xã hội ngày càng được coi trọng, hành vi giao tiếp ngày càng nhiều lên, "hội chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm " đã đi ngược lại trào lưu này, vậy thì nguồn gốc của hội chứng này là do đâu? Hôm nay chúng tôi xin trao đổi với các bạn về mặt này. Bạn bình thường sau khi đi làm về nhà hay im lặng hay thường xuyên trao đổi với mọi người? Hoan nghênh bạn gửi lưu ký với chúng tôi, địa chỉ I-meo của chúng tôi là: vie@cri.com.cn

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong tiết mục hôm nay. Hôm nay, ngoài Lệ Quyên và Sảnh Hoa ra, chúng tôi còn mời anh Thanh Long cùng tham gia chương trình hôm nay.

    TL: Vâng, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào các bạn nghe Đài.

    LQ: Các bạn thân mến, trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có một số người trong giờ làm thì nói năng đĩnh đạc, về đến nhà thì lại cảm thấy mệt mỏi không muốn nói một lời; khi đi tiếp khách thì tươi cười vui vẻ, còn đối với người thân thì lại lạnh lùng thiếu tình cảm. Những người trong giờ làm việc và khi về nhà tính tình khác hẳn nhau này dường như đã xuất hiện triệu chứng "Không muốn giao tiếp sau giờ làm". Do yêu cầu ngày càng cao của công việc, khiến họ phải thường xuyên ăn uống tiếp khách, nên đã thiếu giao lưu tình cảm bình thường, thậm chí là từ chối sự thăm hỏi ân cần của người thân.   

    SH: Gần đây, Trung tâm điều tra xã hội của Báo Thanh niên Trung Quốc đã thông qua Trang web Trung Quốc và Yahoo Trung Quốc triển khai điều tra thăm dò dân ý đối với 2750 người, kết quả cho thấy, 83,1% số người được hỏi thừa nhận có "triệu chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm" ở các mức độ khác nhau. Trong đó, có 34,7% cho rằng mình đã mắc "chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm", 48,4% cho rằng mình "hơi có triệu chứng tương tự". Trong số những người tham gia điều tra, có 50,1% là 80x, 30,9% là 70x, 45,5% cư trú tại thành phố lớn và 28,9% cư trú tại thành phố trung cấp. Đối với kết quả điều tra này, rất nhiều người cũng bày tỏ đồng cảm sâu sắc, họ coi im lặng một cách nghỉ ngơi sau khi tan làm, "Mệt đến nỗi không muốn nói chuyện nữa", "Không giao tiếp là chuyện nhỏ, tôi chỉ muốn ngủ luôn".

    LQ: Vậy thì, tại sao những người này lại "không muốn giao tiếp"? Nguyên nhân gì khiến họ trở nên như vậy? Anh Thanh Long có nhận xét như thế nào đối với những người có triệu chứng này?

    TL: Mọi người sắm vai trò khác nhau trong công tác, xã giao và gia đình, khi chuyển đổi vai trò, thường quên mất sự mong đợi của mọi người đối với vai trò trong gia đình, không nghĩ đến cảm nhận của người nhà. Ngoài ra, tinh lực của mỗi người đều có hạn, những người công việc bận rộn hoặc tận tuỵ với công việc thường bỏ nhiều tinh lực vào công việc, không còn đủ tinh lực để quan tâm cuộc sống gia đình.

    Ngoài ra, trao đổi tình cảm sau khi tan tầm về nhà trở nên ít đi, không có nghĩa là sự diễn đạt tình cảm bị thoái hoá, mà là sự trao đổi tình cảm ngày càng trở nên "phương tiện hoá" mà dẫn tới kết quả tất yếu nào đó—ở công sở, bất kể là trao đổi với lãnh đạo hay đồng sự, hay là tiếp đón khách hàng, đều liên quan tới việc thăng tiến chức vụ và lợi ích nghề nghiệp, trao đổi tình cảm "mặt luôn tươi cười" thực ra phần nhiều xuất hiện như một trình tự, chỉ là yêu cầu của công việc, chứ chưa chắc đã có bao nhiêu tình cảm chân thật trong đó. Còn trao đổi với bạn bè, người nhà thì không hình thành chuỗi lợi ích tương tác, nên tồn tại "hội chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm" không có gì lạ cả.

    SH: Vâng, từ này dùng rất hình tượng, "công cụ hoá tình cảm" thực ra không chỉ có triệu chứng "không muốn giao tiếp", việc gửi tin nhắn chúc tết, chúc mừng ngày lẽ cũng thuộc loại này. Người hiện đại đã quen với việc "vật chất hoá tình cảm và chuyên nghiệp hoá, chỉ cần có thể mang lại lợi ích, chỉ cần có thể tiết kiệm thời gian, chỉ cần có thể nâng cao hiệu quả,v.v "công cụ hoá" biểu đạt tình cảm đã xói mòn tín ngưỡng và tình cảm truyền thống.

    LQ: Đúng vậy, cũng giống như là ô tô không thể thay thế đi bộ, vi tính không thể thay thế chữ viết, bất cứ lúc nào đều không thể để cho các công cụ làm chủ thế giới tình cảm của chúng ta. Bằng không, chúng ta không những mất đi tình cảm, mà còn mất cả linh hồn.

    SH: Cuộc điều tra vừa qua cho thấy, rất nhiều người tham gia điều tra đã ý thức được ảnh hưởng tiêu cực rất lớn của "bệnh mới" này, 63,4% số người được hỏi lo lắng "không muốn giao tiếp sau giờ làm" sẽ khiến mọi người không còn quan tâm đến chi tiết cuộc sống, mất đi lòng nhiệt thành đối với cuộc sống; 59,6% cho rằng, "không muốn giao tiếp sau giờ làm" sẽ khiến mọi người thiếu giao lưu tình cảm, dẫn đến các loại bệnh tâm lý nghiêm trọng. Vậy, tại sao lại có nhiều người "không muốn giao tiếp sau giờ làm"nhỉ?

    TL: Khi đi làm để đạt được yêu cầu của công việc, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, người ta thường phải bỏ nhiều tinh lực để trao đổi với mọi người, như vậy làm việc xong việc trong ngày sẽ cảm thấy rất mệt, về đến nhà chỉ muốn yên lặng nghỉ ngơi. Rất nhiều người lúc sức ép công việc lớn, đều có cảm giác sau khi về nhà "mệt đến không muốn nói chuyện nữa", do vậy đã biểu hiện tình trạng ít nói hoặc lạnh nhạt thờ ơ, nhưng nếu đó trở thành cách nghỉ ngơi thành thói quen của một số người, thì cho dù sau này họ có đủ tinh lực để trao đổi, họ cũng không muốn làm như vậy nữa.

    LQ: LQ cho rằng, mọi người chúng ta đóng nhiều vai trò khác nhau trong công việc, tiếp khách và gia đình. Khi thay đổi vai trò, chúng ta thường sơ xuất vai trò trong gia đình mà mọi người mong đợi, chọn cách nghỉ ngơi theo nhu cầu cá nhân, mà không suy xét đến cảm nhận của mọi người trong gia đình. Ngoài ra, sức lực và tinh thần của chúng ta là có hạn, nên những người công tác bận rộn, hoặc những người muốn mau chóng đi đến thành công thì sẽ dồn nhiều tâm sức vào công tác, sẽ không còn đủ tâm sức để quan tâm đến cuộc sống của gia đình. Nhu cầu đối với môi trường yên tĩnh có thể khiến họ không muốn chuyện trò, hay tỏ ra lạnh nhạt đối với người thân.  

    SH: Vì vậy, chúng ta không thể coi nhẹ triệu chứng "không muốn giao tiếp sau giờ làm". Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường phải đóng nhiều vai trò: ở cơ quan chúng ta phải làm nhân viên hoặc đồng nghiệp, trong gia đình, chúng ta phải làm con, bố mẹ, vợ chồng; ngoài xã hội thì phải giao tiếp bạn bè đồng hương, mỗi một vai trò đều yêu cầu chúng ta phải tuân theo quy phạm và thực hiện nghĩa vụ riêng, có thể sẽ xuất hiện tình huống được cái này thì lại mất cái kia, nên nhiều khi cảm thấy căng thẳng và lực bất tòng tâm. Nhìn chung, một khi tiêu hao quá nhiều sức lực cho công việc, thì chúng ta chắc chắn sẽ còn rất ít thời gian dành cho người thân. Anh có nhận xét gì?

    TL: Nơi danh lợi hay nơi thị phi cũng vậy, sự trao đổi nơi công sở thường có những suy xét về lợi ích, còn trao đổi giữa bạn bè, người nhà chủ yếu là về tình cảm. Song, sự quá theo đuổi lợi ích trong lĩnh vực công việc cũng tất sẽ dị hoá quan niệm giá trị của mọi người, dẫn tới sự vụ lợi và xa lánh hoá hành vi trao đổi của mọi người.

    Là bến cảng của tinh thần, gia đình luôn gánh vác chức năng giải toả áp lực và an ủi tình cảm. Chẳng qua là khi chúng ta làm ngơ trước sự quan tâm của người nhà, khi chúng ta không đoái hoài tới sự trao đổi, yêu cầu của bạn bè, khi chúng ta đóng một cánh "cửa" thì cũng đã tạo nên một "bức tường tình cảm".

    LQ: Anh TL nói rất đúng, vì vậy, muốn giảm triệu chứng "không muốn giao tiếp sau giờ làm", thì phải bắt đầu từ việc giảm bớt áp lực công việc và hoạt động tiếp khách không cần thiết. Một mặt, đơn vị phải làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi của người lao động, tăng cường xây dựng văn hóa, chú trọng việc quan tâm đến đời sống văn hóa của công nhân viên chức; Mặt khác, cán bộ nhân viên cũng nên tẩy chay hành vi bóp méo giá trị quan, ngăn chặn giao tiếp không lành mạnh, để tình cảm trong cuộc sống trở về đúng vị trí của nó.

    SH: Vâng, chúng ta hãy nghỉ đôi phút, cùng thưởng thức bài hát "Dạt dào mức sống" do ca sỹ Uông Phong trình bày, chúng ta cùng tìm lại cảm giác sốt sắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống nhé.

    主持人A:

    歌词大意如下:

    我想要怒放的生命   

    就像飞翔在辽阔天空   

    就像穿行在无边的旷野   

    拥有挣脱一切的力量

      SH: Hoan nghênh quý vị và các bạn quay trở lại, chương trình chúng ta cùng tiếp tục đề tài hôm nay. Vừa rồi, chúng ta đã thảo luận "triệu chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm", đây quả thực là vấn đề không thể coi nhẹ, vậy, chúng ta nên làm thế nào để giảm bớt mệt mỏi nhỉ? Đi làm rất mệt, ngủ gật khi làm việc, sau khi tan làm chân tay rã rời, v.v. những vấn đề này cứ lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày khác. Ngoài chú ý ăn uống hợp lý, chúng ta còn phải chú trọng tập luyện vừa phải, điều tiết hợp lý trạng thái ức chế, chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh toàn diện, làm một người khỏe về thể chất, trẻ về tinh thần.

    LQ: Bất kể là học sinh hay những người đang bận công tác, hầu như ngày nào chúng ta cũng kêu mệt, sống trong xã hội này, học sinh cũng mệt mỏi, người đi làm cũng vậy, hình như làm việc gì cũng mệt. Nhất là những người công tác bận rộn, thường là có một cảm giác là: Đi làm mệt mỏi, khi làm việc thấy buồn ngủ, tan tầm người mệt rã rời v.v, hàng loạt vấn đề này hàng ngày cứ lặp đi lặp lại.

      SH: Liệu chúng ta có thực sự mệt như vậy không, chúng ta không cần mất nhiều sức như những công nhân làm việc trong nhà máy hoặc người lao động chân tay làm việc ở ngoài, thế nhưng, chúng ta vẫn cảm thấy mệt. Vậy, xét cho cùng, nguyên nhân gì khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt nhỉ, khi chúng ta ở trong trạng thái như vậy, chúng ta nên xử lý như thế nào?

    TL: "Mệt" là một từ thường được mọi người nhắc đến. Không ít lớp người cổ cồn trắng trẻ, sau khi ngồi một ngày ở văn phòng cảm thấy rất mệt mỏi, động một tí cũng mệt. "Không muốn làm gì, làm việc gì cũng không có sức." Sự biểu hiện "chưa già đã yếu" này có thể là thiếu vận động gây nên.

    SH: Vậy, làm thế nào để có cơ thể khỏe mạnh và tâm trạng vui vẻ nhỉ?

    TL: Ngoài sắp xếp bữa ăn hợp lý ra, chúng ta còn cần phải tăng cường vận động thích đáng, điều chỉnh trạng thái tinh thần, chỉ có như vậy mới có thể duy trì sự lành mạnh toàn diện về sức khoẻ và tinh thần, thật sự làm người mạnh khoẻ "luôn trẻ trung".

    Để thúc đẩy cách sống lành mạnh, chúng ta hãy cùng nhau hành động: Vận động nhẹ nhàng đến trung bình: Ví dụ như chơi với trẻ em, mỗi ngày trên 10 phút. Đây là vạch sàn của cách sống lành mạnh, nếu không sẽ dễ xảy ra các bệnh tật như béo phì, tiểu đường v.v. Có thể là không ngồi thang máy, khi đến làm hoặc tan tầm về nhà đều leo thang gác, một ngày hai lần, cũng sẽ được rèn luyện. Nếu phòng làm việc của bạn ở toà lầu cao, thì bạn có thể ngồi tháng máy đến giữa chừng, rồi tự mình đi bộ leo thang gác lên.

    LQ: Vâng, LQ tin rằng, cách tập luyện nhẹ nhàng này mọi người chúng ta đều có thể làm được. Vậy thì cách rèn luyện vừa phải thì sao? Mời anh TL giới thiệu với các bạn một số cách rèn luyện tốt ạ.

    TL: Ví dụ như thể dục nhịp điệu, mỗi ngày 30 phút. Muốn thay đổi cách sống không khoẻ mạnh, có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với sức khoẻ, cường độ tập luyện này là cần thiết. Tập thể dục nhịp điệu có thể làm vào mỗi buổi tối khi xem ti-vi hay lúc nhàn rỗi, như vậy sẽ không tốn thêm thời gian.

    SH: Tóm lại, để hoá giải "triệu chứng không muốn giao tiếp sau giờ làm", từ chối làm "người ít nói", chúng ta phải nỗ lực bằng nhiều cách. Một là, chúng ta nên kịp thời thổ lộ những cảm nhận trong lòng mình với người thân và bạn bè, giải toả những điều không vui và ức chế trong lòng, đối diện với sức ép công việc và nhịp sống hối hả một cách vui vẻ và thoải mái; Hai là, chúng ta phải tăng cường điều chỉnh một cách khoa học cường độ lao động đối với người lao động, chú trọng ưu hoá cường độ lao động, khiến người lao động làm việc với tâm trạng vui vẻ.

    LQ: Vâng, anh phân tích rất đúng. LQ xin bổ xung đôi điều. Phải xây dựng và hoàn thiện văn hóa nhân văn của doanh nghiệp, phải hướng dẫn, khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp bình đẳng, quan tâm đến mọi người; Thứ tư là thúc đẩy việc giáo dục sức khỏe tâm lý vào lúc thích hợp, kịp thời triển khai hoạt động tư vấn sức khỏe tâm lý tương ứng. Như vậy, chúng ta mới có thể trở thành một người khỏe mạnh trong xã hội hiện đại, từ chối làm người " kiệm lời".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>