• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thành phố lớn "không dễ sống" và "nhịp sống chậm" ở thành phố nhỏ

    2012-09-21 15:44:03     CRIonline

    N: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, Nam Dương và Mẫn Linh xin chào mừng các bạn đến với chương trình "Chung quanh chúng ta" tuần này.

    M: Mẫn Linh xin chào quý vị và các bạn, trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng đến với chủ đề "Thành phố lớn "không dễ sống" và "nhịp điệu cuộc sống chậm" ở thành phố nhỏ".

    "Học đại học ở các trường nổi tiếng tại các thành phố lớn, ở lại tìm được một công việc đàng hoàng, đây là ước mơ và con đường nhân sinh mà biết bao bạn trẻ Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện. Nhưng, hai năm nay lại đang xuất hiện một hiện tượng, một số bạn trẻ xông pha nhiều năm tại các thành phố lớn, bắt đầu chuyển sang các thành phố tuyến hai và tuyến ba hoặc trở về quê hương của mình."

    M: Tham gia chương trình hôm nay còn có chị Thu Huyền đến từ Việt Nam.

    H: ...

    N: Thưa các bạn, trong tiến trình đô thị hóa, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đổ về các thành phố lớn làm việc là hiện tượng hết sức tự nhiên và bình thường, tuyệt đại đa số các quốc gia đều có xu thế này. Tin rằng ở Việt Nam cũng vậy, phải không chị?

    H:...

    M: Vâng. Rất nhiều sinh viên nông thôn Trung Quốc thậm chí có ý tưởng "thà lấy một chiếc giường ở Bắc Kinh, chứ không lấy một căn hộ ở ngoại tỉnh". Chúng ta không thể phủ nhận, theo đuổi ước mơ luôn là động lực của các bạn trẻ. Nhưng, những năm gần đây Trung Quốc lại xuấn hiện hiện tượng sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp từ thành phố tuyến đầu trở về thành phố tuyến hai và tuyến ba làm việc. Có lẽ chúng ta đều biết, chị Huyền đến từ Hà Nội, Nam Dương đến từ Bắc Kinh, đều là thành phố lớn, vậy, nếu phớt lờ nhân tố nơi ở của gia đình, chị Huyền sẽ lựa chọn thành phố lớn hay các thành phố tuyến hai và tuyến ba?

    H:...

    N/M:...

    N: Vừa rồi Mẫn Linh đã giới thiệu, sinh viên tốt nghiệp đổ về các thành phố lớn làm việc là hiện tượng hết sức tự nhiên và bình thường, vậy, theo chị, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì ạ?

    H: : Cơ hội nhiều hơn, lớn hơn; chất lượng cuộc sống cao hơn; mở rộng tầm mắt...

    N: Nhưng, những năm gần đây, cùng với sự phát triển đô thị hóa, các thành phố tuyến hai và tuyến ba cũng ngày càng có nhiều cơ hội phát triển trong khi khoảng cách về môi trường sống và làm việc với các thành phố tuyến đầu tiếp tục được thu hẹp, sinh viên tốt nghiệp đại học có thể tự khẳng định mình nhanh hơn và có được càng nhiều không gian thăng tiến ở các thành phố tuyến hai và tuyến ba.

    M: Cho nên, hiện nay có nhiều trường hợp cho thấy, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học sau khi phấn đấu làm việc ở các thành phố tuyến đầu, đã tích lũy kinh nghiệm, tôi luyện năng lực làm việc, lại bắt đầu lựa chọn đến các thành phố tuyến hai và tuyến ba phát triển. Tiếp theo mời các bạn theo dõi hai câu chuyện sau đây:

    "Lư Thế Phong, 32 tuổi, sau khi làm việc ở Bắc Kinh 10 năm, cuối năm 2007 trở về Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Anh dùng khoản tiền bán căn hộ ở ngoài vành đai 4 Bắc Kinh, mua 3 căn hộ ở trung tâm thành phố Thạch Gia Trang. Sự lựa chọn như vậy là kết quả đắn đo suy nghĩ kỹ càng trong nhiều năm của anh.

    Anh Phong xem xét đến các mặt sau đây: 1. Ở gần bố mẹ, có thể chăm sóc lẫn nhau, điều này là tính đến cả việc muốn báo hiếu bố mẹ và tiện lợi của cuộc sống; 2. Quan hệ ở quê Thạch Gia Trang rộng hơn, hơn 30 tuổi, mặc dù ở Bắc Kinh phát triển khá, nhưng muốn tự mình lập nghiệp, không muốn làm thuê nữa; 3. Với kinh nghiệm cá nhân tích lũy được trong thời gian ở Bắc Kinh, đến các thành phố tuyến hai và tuyến ba, không gian phát triển sẽ càng lớn, càng có sức cạnh tranh, ngoài mua nhà ra, trong tay còn có một khoản tiền nhàn rỗi; 5. Điều quan trọng là, công việc của bà xã ở Thạch Gia Trang tương đối ổn định, anh từng có ý định đưa cả nhà đến Bắc Kinh phát triển, nhưng vợ anh không thích nghi với môi trường ở Bắc Kinh, vì vậy anh đành nhường bộ.

    Là cán bộ nhà nước, Vương Anh, 35 tuổi lựa chọn điều từ Thượng Hải đến Nam Xương, khiến tất cả đồng sự bất ngờ, từ trung ương về địa phương, đây là hiện tượng chưa từng có trong cả ngành. Thu nhập ít đi một nửa, bố mẹ tuổi già ở Thượng Hải cũng không bao giờ nghĩ rằng cô con gái luôn độc lập và có chủ kiến lại đưa ra quyết định như vậy. Tình yêu đã giúp Vương Anh vượt qua tất cả.

    Chồng cô là người Nam Xương, không thích cuộc sống chen chúc ở thành phố lớn, Vương Anh đã nhượng bộ vì tình yêu. "Tôi hiện không phải mệt vì chen lấn lên xe buýt khi đi làm nữa, từ nhà đến cơ quan chỉ cách có một cây cầu, buổi trưa còn kịp về nhà ngủ trưa. Cuộc sống hiện nay rất bình lặng, đi làm rồi về nhà trông con, nhưng cũng rất hạnh phúc. Bạn sẽ ngày càng nhận thấy được rằng, sống ở đâu không quan trọng, quan trọng là sống cùng với ai".

    N: Hai câu chuyện vừa rồi đã cho chúng ta biết về một số nguyên nhân thu hút sinh viên Trung Quốc trở về các thành phố tuyến hai và ba phát triển. Có lẽ lý do chủ yếu vẫn là gần với bố mẹ hơn, nhất là trong thời đại dân số lưu động ngày càng đông hiện nay.

    H/M:...nguyên nhân thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học đến các thành phố tuyến hai hoặc ba, có thể nêu ví dụ bạn mình...

    N: Còn về những mặt không tốt của các thành phố nhỏ, nhận xét của chị là gì?

    H/M:...

    N: Nhân tố nào quyết định chị lựa chọn đến một thành phố làm việc?

    H/M:...

    M: Có một điều không thể phủ nhận là Nam Dương, chị Huyền và Mẫn Linh hiện đều đang làm việc sinh sống tại thành phố lớn, dù Bắc Kinh hay Hà Nội, vậy, nếu hiện nay có cơ hội lựa chọn lại, chị Huyền và Nam Dương sẽ chọn thành phố nào?

    ...

    N: Sống ở thành phố lớn hay thành phố nhỏ? Có người nghĩ đi nghĩ lại, có người dậm chân tại chỗ, có người dũng cảm thay đổi, cũng có người đi rồi lại trở về, mọi người đều đang không ngừng đắn đo suy nghĩ, hết thảy chẳng phải là để cuộc sống của chúng ta được hạnh phúc và yên ổn hơn hay sao.

    M: Tiếp sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Cuộc sống" do nhóm nhạc Trung Quốc "Ngũ Nguyệt Thiên" trình bày.

    N: Chương trình hôm nay xin tạm dừng tại đây...

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>