• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chống Do-ping - cuộc chiến không có hồi kết

    2012-09-13 16:23:57     CRIonline

    Nghe Online-I         Nghe Online-II

    Chống Do-ping - cuộc chiến không có hồi kết

    Cùng với việc Pa-ra-lim-pích Luân Đôn bế mạc vào ngày 9 tháng 9, như vậy Ô-lim-pích mùa hè Luân Đôn năm 2012 đã toàn bộ kết thúc. Điểm lại Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích năm nay, chúng ta không thể không nhắc tới Do-ping—một từ khiến mọi người đều rất buồn phiền và đáng tiếc. Tại Ô-lim-pích lần này, sau khi vận động viên bơi lội Trung Quốc Diệp Thi Văn đoạt hai chức vô địch trong môn bơi, thành tích của Văn đã bị phương tiện truyền thông và huấn luyện viên một số nước phương Tây nghi ngờ, cho rằng Văn đã tình nghi dính do-ping. Cuối cùng xét nghiệm nước tiểu đã trả lại sự trong sạch cho Văn. Song không thể không phủ nhận rằng, do-ping luôn là một phiền phức lớn của Thế vận hội Ô-lim-pích. Ô-lim-pích lần này cũng đã có vận động viên bị phát hiện đã sử dụng do-ping.

    Vậy thì do-ping là gì? Có ảnh hưởng gì với cơ thể con người? Trong tiết mục hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu vài nét về do-ping. Bạn có hiểu biết gì về do-ping hay không? Bạn giữ quan điểm gì đối với những vụ sử dụng do-ping tại Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích lần này? Hoan nghênh bạn liên hệ với chúng tôi vào bất cứ lúc nào, địa chỉ I-meo của chúng tôi là: vie@cri.con,cn

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI.

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong chương trình Lăng kính cuộc sống. Hôm nay, ngoài Lệ Quyên và Sảnh Hoa ra, chúng tôi còn mời anh Thanh Long cùng tham gia chương trình hôm nay. Xin chào anh Thanh Long.

    TL: Vâng, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên, và xin chào các bạn nghe Đài.

    LQ: Các bạn thân mến, nhắc đến từ Đô-pinh, người ta thường liên hệ tới sự kiện bê bối trong làng thể thao. Từ Đô-pinh xuất hiện cùng với Đại hội Thể thao Ô-lim-pích khi vận động viên tham gia thi đấu bị phát hiện dùng chất Đô-pinh. Vậy Đô-pinh là một chất gì ?

    SH: Cái gọi là đô-pinh, là tên gọi chung của những chất cấm dùng và phương pháp cấm dùng theo quy định của Tổ chức Thể thao quốc tế. Hàng năm, cơ quan chống đô-pinh thế giới đều công bố một danh sách các loại chất cấm dùng, danh sách bắt đầu thực thi vào ngày 1/1 năm nay được chính thức ấn định vào tháng 9 năm ngoái. Thế còn "đô-pinh" bắt nguồn từ đâu? Trước hết, Sảnh Hoa và Lệ Quyên xin giới thiệu với quý vị và các bạn nhé.

    LQ: Vâng, từ này bắt nguồn từ tiếng Hà Lan "dop", lúc đầu là chỉ người thổ dân Nam Phi dùng nho làm một loại nước giải khát có cồn, nghe nói, sau khi uống có thể tăng cường sức chiến đấu. Cùng với phong trào thể thao Ô-lim-pích hiện đại dấy lên vào năm 1896, chẳng mấy chốc chất đô-pinh đã trở thành "Ung nhọt" của phong trào Ô-lim-pích. Năm 1904, tại Đại hội Thể thao lần thứ 3 tổ chức ở Saint Louis Mỹ, vận động viên Ma-ra-tông Mỹ Tomas Hicks bị phát hiện ăn trứng sống có hàm lượng strikni, mới giành được phần thắng trong cuộc thi đấu.

    SH: Vâng. Đến thập niên 20 của thế kỷ 20, người ta đã dần dần ý thức được nên hạn chế sử dụng những chất này trong phong trào thể thao. Năm 1928, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế đã trước tiên ra tuyên bố cấm sử dụng đô-pinh; sau đó, rất nhiều tổ chức thể thao đã lần lượt ban hành lệnh cấm. Thế nhưng, lúc đó, người ta vẫn thiếu biện pháp hữu hiệu để kiểm tra vận động viên liệu có sử dụng đô-pinh hay không. Trong thập niên 30 của thế kỷ 20, sau khi chất có khả năng kích thích tổng hợp nhân tạo ra đời, tình hình lạm dụng đô-pinh đã ngày càng nổi cộm. Vậy, kiểm tra đô-pinh bắt đầu tiến hành vào năm nào nhỉ? Mời anh Thanh Long giới thiệu cho thính giả vấn đề này.

    TL: Lần đầu tiên bắt đầu xét nghiệm do-ping là vào năm 1968. Bởi vì năm 1960, tại Ô-lim-pích Rô-ma I-ta-li-a, tay đua xe đạp Đan Mạch Jensen đột tử ngay trên đường đua xe đạp bởi dùng chất amphetamine; năm 1967, tay đua xe đạp người Anh Tom Simpson đã bị chết trên đường đua Giải đua Xe đạp Vòng quanh nước Pháp vì sử dụng do-ping. Sau đó, Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế rốt cuộc quyết định chính thức xét nghiệm do-ping tại Ô-lim-pích lần thứ 19 diễn ra năm 1968. Mọi người thật sự nhận biết do-ping là tại Ô-lim-pích Xơ-un năm 1988, trong nội dung thi chạy 100 mét nam, vận động viên Ca-na-đa Ben Giôn-xơn đã chiến thắng vận động viên Mỹ Can Liu-ít và nâng cao mức lớn kỷ lục thế giới. Song, huy chương vàng của Ben Giôn-xơn chỉ đeo được vài tiếng đồng hồ trên cổ, sau đó bị tuyên bố đã sử dụng chất Stanozolol, đây cũng là một loại xtê-rô-ít tổng hợp. Còn nạn nhân năm xưa Can Liu-ít cũng không trong sạch cho lắm, năm 2003 anh đã thừa nhận có dích do-ping trước Ô-lim-pích Xơ-un.

    LQ: Qua đó có thể thấy, quy định cấm sử dụng chất Đô-pinh là việc cần phải thi hành, ngay từ cuối thế kỷ trước, đã có bước tiến trong việc tăng cường quản lý và kiểm soát đối với chất Đô-pinh. LQ còn nhớ, trong cuộc đua xe vòng quanh nước Pháp năm 1998, cảnh sát Pháp đã kiểm tra đột xuất nhiều đội xe, chỉ riêng nơi ở của đội xe TVM của Hà Lan đã tìm ra được 104 lọ thuốc cấm sử dụng. Sau khi vụ việc vỡ lở, rất nhiều người bao gồm cả bác sĩ của một số đội xe đã phải ra hầu tòa. Vụ bê bối này đã gây chấn động mạnh toàn thế giới.

    SH: Vâng. Tháng 10 năm 2005, tại hội nghị lần thứ 33 của UNESCO, hội nghị đã thông qua "Công ước Quốc tế về chống sử dụng đô-pinh trong phong trào thể thao", tức là "Công ước Quốc tế chống sử dụng đô-pinh", đây là văn bản pháp lý đầu tiên có sức ràng buộc quốc tế phổ biến nhằm chống sử dụng đô-pính trên toàn cầu.

    TL: Vâng, hai chị giới thiệu rất toàn diện, tôi xin nói thêm, ngày 17 tháng 11 năm 2007, tại Hội nghị Chống do-ping thế giới lần thứ 3 diễn ra trong ba ngày tổ chức tại Tây Ban Nha, "Điều lệ Chống do-ping thế giới" sau sửa đổi đã được thông qua, sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 1 năm 2009. Một trong những thay đổi nổi bật nhất của "Điều lệ" mới, tức là nâng mức trừng phạt đối với những người dính do-ping lần đầu từ cấm thi đấu hai năm trước đây lên tới bốn năm. Điều này có nghĩa là, vận động viên bị phát hiện sử dụng do-ping ở Ô-lim-pích lần này sẽ không được đi dự Ô-lim-pích lần tới.

    SH: Xét cho cùng, nếu cứ lao tâm khổ tử vắt óc tìm cách sử dụng đô-pinh tiềm ẩn rủi ro có hại cho sức khỏe, chi bằng hãy chịu khó chăm chỉ tập luyện tập luyện, cũng giống như bài hát mà các bạn sẽ thưởng thức sau đây, tuyên truyền về Pa-ra-lim-pích năm 2008, Everyone is No.1 do ca sỹ Lưu Đức Hoa trình bày. Thực ra, trên sân thể thao Đại hội thể thao Ô-lim-pích, con đường nhân sinh của chúng ta cũng như vậy, đối thủ lớn nhất của chúng ta không phải ai khác, chính là bản thân mình. Vâng, chúng ta hãy giải lao một lúc, cùng thưởng thức bài hát này, sau đó sẽ tiếp tục thảo luận đề tài hôm nay.

    SH: Lời ca có đọan: Bí quyết đi đến thành công là ở bạn có muốn hay không, những giọt mồ hôi nóng bỏng với trái tim chân thành, ai cũng có thể giành được giải nhất.

    LQ: Trong các kỳ Đại hội Thể thao Ô-lim-pích trước đây, đều phát hiện nhiều vận động viên sử dụng chất Đô-ping, trước sự cám dỗ của lợi ích, cá biệt đoàn thể thao và cá biệt vận động viên đã bất chấp quy định, sử dụng loại thuốc cấm. Vì vậy, tình hình chống sử dụng chất Đô-pinh rất cam go, công tác chống Đô-pinh cũng khiến mọi người rất quan tâm. Ban tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn cho biết, phòng Thí nghiệm chống Đô-pinh, được cơ quan chống Đô-pinh thế giới chứng nhận đã đảm nhiệm công tác kiểm tra chất Đô-pinh trong thời gian diễn ra Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích Luân Đôn, số lượng kiểm tra đã lập mức cao kỷ lục. Vậy mời anh Thanh Long giới thiệu với LQ và các bạn thính giả về công tác kiểm tra chống Đô-pinh tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích ?

    TL: Vâng, sau đây tôi xin nêu vài con số để giới thiệu công tác này.

    6250: Trung tâm xét nghiệm do-ping Ô-lim-pich Luân Đôn phải hoàn thành xét nghiệm 6250 mẫu nước tiểu và mẫu máu. Điều này có nghĩa là cứ trong hai vận động viên sẽ có một người phải xét nghiệm, hơn nữa tất cả những vận động viên giành được huy chương đều phải xét nghiệm, con số này cũng chứng tỏ sẽ vượt tổng số ca xét nghiệm máu và nước tiểu tại bất cứ Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích nào trước đây.

    4400: Trung tâm xét nghiệm do-ping Ô-lim-pich Luân Đôn nằm ở Đông Nam nước Anh, diện tích lên tới 4400 mét vuông.

    1000: 1000 người làm việc chủ yếu là tình nguyện viên tham gia vào việc thu thập và xử lý mẫu được gửi tới.

    400: Trong thời gian Ô-lim-pích, mỗi ngày sẽ xét nghiệm 400 mẫu nước tiểu và mẫu máu, để xét nghiệm trong đó có mang thành phần những chất mà Uỷ ban Ô-lim-pích Quốc tế cấm sử dụng hay không.

    150: Cả công tác xét nghiệm sẽ do Giáo sư Cowan, Trung tâm xét nghiệm do-ping Đại học Quốc vương Luân Đôn Anh, lãnh đạo 150 nhà khoa học phòng chống do-ping đến từ khắp nơi trên thế giới.

    24: Trong thời gian Ô-lim-pích Trung tâm sẽ làm việc 24/24 trong ngày, một tuần 7 ngày, cũng tức là nói trong thời gian Ô-lim-pích không một tiếng đồng hồ nào là không xét nghiệm.

    SH: Hoá ra, công việc chống sử dụng đô-pinh trên thế giới vẫn rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, chúng ta cũng biết mục đích cuối cùng về cấm sử dụng đô-pinh của chúng ta chính là bản thân đô-pinh có tác dụng phụ rất lớn, rất có hại cho sức khỏe của con người. Thế nhưng, cho dù tác dụng phụ rất lớn, sức hấp dẫn về lợi ích vẫn khiến vận động viên mù quáng sử dụng đô-pinh, anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    TL: Tác dụng phụ của do-ping rất lớn, nhất là đối với phụ nữ, thậm chí ảnh hưởng tới sinh đẻ của phụ nữ. Theo đà phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, mọi người đã có nhận thức khá rõ đối với nguyên lý tác dụng của chất do-ping khác nhau. Lấy ví dụ chất EPO kích thích làm tăng hồng huyết cầu trong máu, ông Trương Trường Cửu, nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu Y học thể thao Tổng cục Thể dục Thể thao Trung Quốc cho biết, sau khi tiêm chất EPO vào máu, nó sẽ kết hợp với thụ thể trong tuỷ xương, sản sinh nhiều hồng huyết cầu trong máu. Hồng huyết cầu trong máu càng nhiều, thì có nghĩa là lượng ô xy chở đến cho bắp cơ cũng càng nhiều, sức bền bỉ của vận động viên sẽ càng tốt. Song, đằng sau sự cá cược này cũng mang sự rủi ro to lớn: EPO sẽ khiến máu của người sử dụng trở nên đông đặc, sử dụng quá liều sẽ dẫn tới chứng tai biến mạnh máu não thậm chí tử vong.

    LQ: Kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, có một số nước thường coi thi đấu thể thao là biện pháp quan trọng để thể hiện niềm tự hào và tính ưu việt của dân tộc mình trong thời bình. Ngoài ra, đằng sau tấm huy chương vàng là cả một lợi ích thương mại khổng lồ, vì vậy mà nó cũng thường khiến người ta bất chấp những lo ngại đối với sức khỏe lâu dài, trở thành động lực chính khiến các vận động viên buộc phải mạo hiểm. Bất kể là do nguyên nhân gì, một khi dính vào chất Đô-pinh, thì buộc càng nhiều người phải dấn thân vào mạo hiểm.

    SH: Vâng, tóm lại, chống đô-pinh chính là trò chơi mèo đuổi chuột. Do vấn đề cơ chế, phương pháp kiểm tra đô-pinh vẫn tụt hậu. Thế nhưng, cũng như ông Ngô Mâu Thiên, Phó Chủ nhiệm Trung tâm chống đô-pinh Trung Quốc đã nói: "Con mèo chắc chắn phải chạy sau con chuột, không thể nào con mèo chạy trước con chuột, con chuột chạy sau con mèo." Về vấn đề sử dụng đô-pinh, rất nhiều vận động viên bất chấp mạo hiểm sử dụng và tránh bị phát hiện. Tại sao vậy nhỉ? Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    TL: Một nhân tố là chênh lệch thời gian giữa sử dụng do-ping và xét nghiệm do-ping. Rất nhiều do-ping đều là chất được dùng để chữa bệnh trước khi được vận động viên sử dụng. Bởi vậy, người xét nghiệm rất khó thậm chí không thể hoàn toàn biết trước được, loại chất nào sẽ được chọn trở thành chất do-ping. So với sử dụng chất do-ping, xét nghiệm chất do-ping thường biểu hiện tính tụt hậu về thời gian. Chỉ sau khi chất do-ping nào đó xuất hiện, công nghệ xét nghiệm mới có thể xuất hiện tương ứng. Theo đà thương mại hoá thể thao không ngừng phát triển sâu sắc, cám dỗ lợi ích trong thể thao không ngừng nâng cao, điều này cũng khiến nhiều vận động viên và cả những người làm công tác khoa học công nghệ y sinh học cũng tham gia vào trò chơi mèo bắt chuột—đương nhiên, là đứng về bên chuột. Lịch sử cũng chứng tỏ, do biện pháp chưa theo kịp, không xét nghiệm ra chất do-ping không có nghĩa là chưa sử dụng.

    SH: Vâng, năm 1968, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế vừa bắt đầu triển khai công việc xét nghiệm đô-pinh tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích lần thứ 19, tất nhiên, lúc đó "con mèo" vẫn chưa đủ lớn, chưa có biện pháp để kiểm tra hợp chất Tetrahydrogestrinone rất được sử dụng lúc bấy giờ.

    LQ: Còn có trường hợp tiếp máu không đúng quy định, tức là lấy máu, hồng cầu và những chất liên quan rồi thông qua tĩnh mạch truyền vào cơ thể của vận động viên, như vậy, có thể tăng thêm hàm lượng hồng cầu của Ô-xi trong máu cơ thể con người, qua đó, trên một mức độ nào đó có thể nâng cao thành tích của những môn cần sức dẻo dai. Kỹ thuật này từ thập niên 70 thế kỷ trước đã có nhiều người sử dụng, nhưng mãi cho đến năm 1986 mới được đưa vào danh sách những biện pháp cấm sử dụng trong thi đấu.

    TL: Tương tự với đó là việc sử sụng EPO. Ngay từ thập niên 90 của thế kỷ 20, EPO đã bị Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế đưa vào danh sách cấm sử dụng, nhưng mãi đến Ô-lim-pích Xít-ni năm 2000, người ta mới tìm ra công nghệ xét nghiệm đáng tin cậy, có thể mở rộng trên diện rộng bằng cách thông qua kết hợp xét nghiệm máu và nước tiểu.

      SH: Câu chuyện về "Người bay"---nữ vận động viên Mỹ Marion Jones cũng là một ví dụ. Sau khi giành được 3 tấm huy chương vàng và 2 tấm huy chương đồng trong Đại hội thể thao Xít-ni năm 2000, cô đã trở thành nữ vận động viên đầu tiên giành được 5 tấm huy chương trong cùng một Đại hội Thể thao Ô-lim-pích. Cho đến năm 2003, cô mới bị cáo buộc từng sử dụng chất Tetrahydrogestrinone mà không kiểm tra được vào lúc đó. Ngày 5/10 năm ngoái, sau khi hai người phụ trách phòng xét nghiệm đô-pinh công bố chứng cớ, trong buổi họp báo, cô Jones đã phải khóc và công nhận sai lầm của mình.

    LQ: Nói tóm lại, có trường hợp chất kích thích đôi lúc không kiểm tra ra được cũng là việc thường tình. Vì vậy phải có quyết tâm kiên định loại bỏ chất Đô-ping, thì mới có thể giảm tối đa việc sử dụng chúng, mang lại sự công bằng trong thi đấu.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>