• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Làm thế nào nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế tập trung sức mạnh cả nước

    2012-09-08 16:37:04     cri

    Ô-lim-pích Luân Đôn được cả thế giới chú ý đã kết thúc cách đây ít lâu, nhưng đã để lại nhiều điều suy nghĩ cho chúng ta. Lâu nay chiến lược Thế vận hội Ô-lim-pích của Trung Quốc đều lấy cơ chế tập trung sức mạnh cả nước làm cơ sở. Trong cơ chế này, Trung Quốc đã giành được những bước tiến to lớn về thành tích thi đấu thể thao trong thời gian ngắn. Nó đã dành sự đảm bảo lớn mạnh cho thành công của Đoàn thể thao Trung Quốc tại Ô-lim-pích Bắc Kinh. Cho dù trong điều kiện kinh tế thị trường, vẫn có nhiều nhân tố có thể học hỏi và sử dụng. Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế tập trung sức mạnh cả nước? Đây là vấn đề đáng để chúng ta nghiên cứu. Bạn có quan điểm thế nào về vấn đề này, bạn có nhận xét gì về biểu hiện của Đoàn thể thao Trung Quốc tại Ô-lim-pích Luân Đôn vừa qua? Hoan nghênh bạn nêu quan điểm của mình, địa chỉ e-mail của chúng tôi là: vie@cri.com.cn

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế TQ.
    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay. Hôm nay, ngoài Lệ Quyên và Sảnh Hoa ra, chúng tôi còn mời anh Thanh Long cùng tham dự chương trình hôm nay.
    TL: Vâng, xin chào chị Sảnh Hoa, chào chị Lệ Quyên, xin chào các bạn nghe Đài.
    LQ: Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn đã kết thúc được một thời gian, nhưng còn có rất nhiều việc khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tính đến thời điểm bế mạc Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn, các vận động viên Trung Quốc tổng cộng đã giành được 201 tấm huy chương vàng tại các kỳ Đại hội Thể thao ô-lim-pích từ trước đến nay, trong đó, lần lượt là nhảy cầu đoạt 33 tấm huy chương vàng, là môn đoạt được nhiều huy chương nhất, tiếp theo là môn cử tạ đoạt 29 tấm, thể dục dụng cụ 26 tấm, bóng bàn 24 tấm, bắn súng 21 tấm, cầu lông 16 tấm. Sáu môn kể trên tổng cộng đoạt 149 tấm huy chương vàng, chiếm 3/4 tổng số huy chương vàng mà Trung Quốc đã giành được.
    SH: Tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn, trong 38 tấm huy chương vàng của thể thao Trung Quốc, có tới 26 tấm thuộc về môn thế mạnh của Trung Quốc, chiếm gần 70% tổng số huy chương. Từ đó, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm về mặt sách lược của thể thao nhà nước Trung Quốc. Số môn thi đấu chuyên nghiệp của Trung Quốc hiện nay vẫn rất ít, chỉ có một vài môn như bóng đá, bóng rổ,v.v, hơn nữa những môn thi đấu này vẫn chịu sự ràng buộc của cơ quan quản lý thể thao, hơn nữa phần lớn môn thi đấu không những không được thị trường hoá, mà hàng năm còn phải dựa vào ngân sách nhà nước cấp. Thế nhưng, trong khi đó, thành tích của Đoàn thể thao Trung Quốc trong các kỳ Đại hội Thể thao Ô-lim-pích vẫn ngày càng cao, thành tích này không tách rời nền thể thao nhà nước Trung Quốc.
    LQ: Do đặc tính riêng của thể thao thi đấu, thể thao nhà nước thường là dùng khoản kinh phí không phải nhiều đầu tư cho những môn mà ở nước ngoài tỷ lệ thị trường hóa cũng không cao, nhưng số huy chương vàng của môn này lại tương đối khả quan. Trong một thời gian ngắn chiếm được ưu thế tuyệt đối. Vậy anh Thanh Long có nhận xét như thế nào đối với biểu hiện của đoàn thể thao Trung Quốc trong các kỳ Thế vận hội? và Đoàn thể thao TQ làm thế nào thể hiện ưu thế của cơ chế tập chung sức mạnh nhà nước?
    TL: Vâng, Trung Quốc giành chức vô địch môn thể thao nhào lộn trên tấm bạt căng tại Ô-lim-pích Bắc Kinh là thể hiện tốt nhất ưu thế của cơ chế tập trung sức mạnh của cả nước. Môn thể thao nhào lộn trên tấm bạt căng được đưa vào thi đấu tại Ô-lim-pích năm 2000, lúc đó Trung Quốc còn chưa có vận động viên nhào lộn trên tấm bạt căng, nhưng môn này đã rất phổ cập tại các nước Âu Mỹ. Nguyên Uỷ ban thể dục Thể thao nhà nước Trung Quốc đã triển khai tập huấn trong cả nước, chọn vận động viên ở môn thể thao tương tự để bồi dưỡng. Sau đó Nhà nước thành lập Trung tâm Tập huấn, chỉ dùng thời gian khoảng 10 năm đã bồi dưỡng ra vô địch Thế vận hội Ô-lim-pích như Hà Vân Na. Huấn luyện viên đội thể thao nhào lộn trên tấm bạt căng Hồ Tinh Cương nói, "kỳ tích" này là kết quả tập luyện của cơ chế tập trung sức mạnh của cả nước.
    SH: Nhưng theo Sảnh Hoa được biết, trong một số môn thi đấu lớn, bản thân thể thao nhà nước vẫn còn mang tính bó hẹp. Song song với việc sáng tạo huy hoàng, thể thao nhà nước nó vẫn dấy lên nhiều tranh luận trong xã hội, thu hút sự chú ý và coi trọng của người dân. Có đúng vậy không, anh Thanh Long?
    TL: Tại Thế vận hội Bắc Kinh, các môn thế mạnh truyền thống của Trung Quốc tiếp tục giữ ưu thế, các môn cử tạ, thể dục dụng cụ, nhảy cầu, bóng bàn, cầu lông, bắn súng, giu-đô nữ cả thảy đoạt 39 tấm huy chương vàng, chiếm 80% tổng số huy chương vàng của Đoàn thể thao Trung Quốc. Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao nhà nước Trung Quốc Lưu Bằng khi tổng kết sau Thế vận hội Ô-lim-pích nói, các môn lớn như điền kinh, bơi, xe đạp, Trung Quốc không có nhiều điểm nhấn, có khoảng cách to lớn với các đội mạnh thế giới. Đây tức là "hiệu ứng tấm ván ghép ngắn". Sau khi nhiều tài nguyên tập trung phát triển môn thế mạnh, các môn yếu kém trở thành "thắt nút cổ chai" tiếp tục vươn lên của số huy chương Ô-lim-pích của Trung Quốc. Tiềm năng huy chương vàng của các môn thế mạnh hầu như đã khai thác hết, cho dù còn tiếp tục mạnh đi nữa cũng không sao mở rộng "dung lượng" huy chương của Trung Quốc.
    LQ: Ngoài ra, trong một số môn, đội TQ tập luyện theo kiểu "Từ A đến Z" lấy đội tuyển Quốc gia làm đầu tàu, nhưng tỷ lệ thành tài lại tương đối thấp, rất nhiều nhân tài ở cơ sở bồi dưỡng không được tốt, đào tạo ra rất nhiều vận động viên trình độ không cao, dẫn đến lãng phí tài nguyên. Các môn có ưu thế thì thừa nhân tài, trong khi các môn yếu thì lại thiếu nhân tài.
    SH: Vâng, tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích lần này, tin rằng, các bạn đều thấy tiếc cho vận động viên nổi tiếng Trung Quốc Lưu Tường. Sau khi Lưu Tường rút khỏi cuộc thi do bị chấn thương, Trung Quốc về cơ bản đã mất sức cạnh tranh trong môn thi đấu này, trong khi đó tiếp theo Lưu Tường là ai, đến nay Trung Quốc vẫn chưa phát hiện được ngôi sao nào trong tương lai có trình độ tương đương với Lưu Tường. Điều này đã phản ánh nguồn nhân tài cho các môn thi đấu yếu vẫn còn thiếu.
    LQ: Đúng vậy. Thành tích tốt của Đoàn thể thao Anh, nước đăng cai Đại hội Thể thao Ô-lim-pích lần này tại mấy kỳ Đại hội Thể thao Ô-lim-pích gần đây cũng không tách rời cơ chế tập chung sức mạnh nhà nước. Năm 1996, biểu hiện không được xuất sắc của vận động viên Anh tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Át-lan-ta đã bị báo giới Anh phê phán gay gắt, báo giới chỉ trích vận động viên Anh chỉ vì tiền mà bất chấp mọi thủ đoạn, trong đó bao gồm hai vận động viên nhảy cầu là Bob Morgan và Tony Ally đã mang trang phục đội tuyển Ô-lim-pích của mình đi bán rong trên đường phố Át-lan-ta. Hơn nữa, tổng số huy chương vàng của đội Anh còn ít hơn đội Ca-dắc-xtan nên lại càng khiến mọi người coi thường.
    SH: Vâng, tờ báo không tên tuổi "Tấm gương hàng ngày" của Anh viết một cách cay nghiệt rằng: "Tối qua, một nước chăn cừu đã làm nhục sức mạnh của đội thể thao Ô-lim-pích của Great British", chỉ trích việc để thua một quốc gia "người dân săn bắt bằng chim ưng", là sự xỉ nhục đối với nước Anh. Anh Thanh Long có nhận xét gì về quan điểm của tờ báo?
    TL: Vâng. Cuộc khủng hoảng này buộc Chính phủ Anh thành lập Quỹ xổ số nhà nước để huy động ngân sách thể thao, rồi dành ngân sách cho cơ quan thể thao có thể bồi dưỡng các vận động viên đoạt huy chương, qua đó lấy lại danh tiếng dân tộc—đây tức là bối cảnh "Thể thao Anh"thành lập vào năm 1997. Cơ quan này gánh vác nhiệm vụ đoạt huy chương Thế vận hội Ô-lim-pích cho Anh, trọng điểm lúc đầu là những môn sở trường của Anh, bao gồm môn đua thuyền, thuyền buồm, xe đạp và điền kinh, đồng thời chú trọng bồi dưỡng những vận động viên có hy vọng đoạt huy chương trong những môn này.
    LQ: Ngành "Thể dục thể thao" Anh bỏ ra nhiều kinh phí hỗ trợ vận động viên với tiền đề là, trong tương lai những vận động viên này có hy vọng đoạt huy chương vàng. Quan chức của Anh cho biết: "Chúng tôi đầu tư để giành huy chương vàng, và hoàn toàn lấy mục đích đó làm trung tâm, mà cũng không hề cảm thấy ái ngại. Vì vậy, chúng tôi phải đứng trước sự lựa chọn rất khó khăn".   
    SH: Khát vọng giành được huy chương vàng của Đoàn thể thao Anh rất bức thiết, thậm chí còn khuyến khích một số vận động viên có trình độ cao chuyển sang một số môn thi đấu có hy vọng tiến quân vào Đại hội thể thao Ô-lim-pích. Vận động viên Rebecca Romero chính là một ví dụ. Cô đã giành huy chương bạc môn Rô-inh tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích A-ten năm 2004, nhưng sau đó lại được khuyến khích chuyển sang môn xe đạp lòng chảo, cô đã giành huy chương vàng môn này tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích năm 2008. Anh có nhận xét gì về vấn đề này ạ?
    TL: Không khó phát hiện, thông qua việc thi hành cơ chế tập trung sức mạnh của cả nước này, dần dần, thành tích của Đoàn thể thao Anh tại Thế vận hội Ô-lim-pích bắt đầu đi lên. Ô-lim-pích Xít-ni năm 2000 Đoàn thể thao Anh đoạt 28 tấm huy chương, đứng thứ 10 bảng Tổng sắp huy chương, bốn năm sau đoạt 30 tấm huy chương, đến Ô-lim-pích Bắc Kinh năm 2008, thành tích đoạt 47 tấm huy chương của Đoàn thể thao Anh chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Nga. Ô-lim-pích Luân Đôn vừa qua đã đứng thứ ba bảng tổng sắp huy chương.
    SH: Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát:《Hey, Giu-đi" một trong những bài hát được nhiều người ưa thích do ban nhạc Beatles thể hiện, đây là một bài hát mà mọi người cùng cất cao giọng hát trong lúc cao trào của lễ khai mạc Đại hội Thể thao Ô-lim-pích lần này, để chúng ta cùng ôn lại giờ phút khó quên nhất trong mùa hè năm nay. Lời ca có đoạn: Này Giu-đi, đừng mất lòng tin, chọn một bài hát buồn hát với giọng tràn đầy niềm tin, bạn nên khắc sâu mãi trong lòng, cả thế giới đã có thể bắt đầu chuyển sang hướng tốt.

    LQ: Mời các bạn tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" của CRI. Ở trên chúng ta đã thảo luận nhiều về làm thế nào để nâng cao hiệu quả cơ chế tập chung sức mạnh nhà nước, nhưng chúng ta không thể không nhắc đến một điểm là, sau khi làm lễ mừng công, chúng ta không nên tự mãn, mà vẫn phải đi sâu tìm tòi để không ngừng nâng cao trình độ. Bởi vì, tâm trạng của quần chúng đối với huy chương vàng đã có sự thay đổi, chính là thời cơ để điều chỉnh chiến lược Ô-lim-pích.
    SH: Huy chương vàng là tượng trưng cho vinh dự của đất nước Trung Quốc. Mỗi một quán quân, mỗi tấm huy chương vàng đều gắn chặt với vinh dự của đất nước. Trong mấy chục năm phát triển, người Trung Quốc đang dữ bỏ lòng tự ti trước kia. Đến nay, bảng Tổng sắp huy chương Đại hội thể thao Ô-lim-pích đã thể hiện sự thay đổi này, về số huy chương vàng, Trung Quốc đã ngang tầm với các nước mạnh khác trên thế giới. Anh có nhận xét nào về vấn đề này?
    TL: Những năm qua, cả nền kinh tế và thực lực về các mặt khác của Trung Quốc đều liên tục tăng lên, tư tưởng cá thể của người Trung Quốc cũng đang thay đổi, so với vinh dự tập thể trước đây, hiện nay chú trọng nhiều hơn về thể hiện sức quyến rũ của cá thể, đây là tiến bộ của sự tự tin. Cũng như việc bắt đầu xem xét lại việc "tất cả vì GDP" trong kinh tế, mọi người bắt đầu quan tâm những việc ngoài huy chương vàng. Năm 2008, Trung Quốc lần đầu tiên đứng nhất bảng Tổng sắp huy chương, điều này tuy không nói lên Trung Quốc đã trở thành cường quốc thể thao, nhưng đủ để nói là Trung Quốc là nước lớn thể thao. Mặt khác một số vấn đề do cơ chế tập trung sức mạnh của cả nước theo đuổi huy chương vàng tạo nên cũng bắt đầu có nhận định thảo luận.
    LQ: Có nhiều người cho rằng, theo đuổi huy chương vàng không có gì là sai, nhưng có nên làm bằng mọi giá hay không? Đầu tư cho các vận động viên thì không sao, nhưng phải làm thế nào để hoàn thiện chế độ bảo đảm cho vận động viên? Nếu được kết hợp với thị trường, thì liệu trong tương lai, cơ chế tập chung sức mạnh nhà nước có càng lớn mạnh hơn hay không?
    TL: Những năm qua, Trung Quốc cũng đã xuất hiện một số siêu sao quốc tế rất có giá trị thương mại ở cá biệt môn thể thao, ví dụ như Diêu Minh trong bóng rổ, Lý Na trong quần vợt, Lưu Tường trong điền kinh. Hợp đồng thương mại của họ cũng đều có trị giá chục triệu hoặc trăm triệu Nhân dân tệ. Tuy điền kinh vẫn chưa được chuyên nghiệp hoá, nhưng nhìn từ độ nóng của Giải thưởng lớn điền kinh Thượng Hải cho thấy, tiềm năng thị trường hoá vẫn rất lớn.
    Thương mại hoá của những siêu sao này đa số là tình hình cá biệt, còn có khoảng cách rất xa so với phổ biến. Sự thực là, theo một số thông tin được biết hiện nay, Trung tâm quản lý các môn thể thao hữu quan thuộc Tổng cục Thể dục Thể thao nhà nước Trung Quốc đều được trích phần trăm trong thu nhập quảng cáo của những siêu sao đến từ cơ chế thể thao Trung Quốc này, cao nhất có thể lên tới 1/4 hoặc nhiều hơn. Cũng tức là nói, môn thể thao liên quan cũng giành được lợi ích trong quá trình thương mại hoá. Nếu trên cơ sở này, hoàn thiện hệ thống bồi dưỡng, sắp xếp nhân tài của cơ chế tập trung sức mạnh của cả nước, sẽ có sự cải thiện đối với hiện tượng vận động viên thể dục dụng cụ Trương Thượng Vũ, từng đoạt huy chương vàng tại Đại hội thể thao sinh viên thế giới năm 2001, đã rất lao đao trong cuộc sống sau khi về nghỉ v.v.
    SH: Anh phân tích rất đúng. Nhưng nếu không bàn về thương mại hoá, thì sự phân phối tiền vốn của thể thao nhà nước cũng cần phải mang tính nhân văn. Thí dụ, thay đổi cơ chế cất nhắc cán bộ, tập trung đào tạo bồi dưỡng những hạt giống tốt, đồng thời không quên phần giáo dục văn hoá, đảm bảo cho những vận động viên không có hy vọng đoạt huy chương vàng có thêm nhiều sự lựa chọn sau khi kết thúc cuộc đời vận động viên chuyên nghiệp, nếu làm được như vậy, đối với mơ ước giành huy chương vàng của người Trung Quốc mà nói, thể thao nhà nước có lẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
    LQ: Nói tóm lại, bất kể như thế nào, cơ chế tập chung sức mạnh nhà nước vẫn là vũ khí hiệu quả nhất để giành huy chương vàng. Trước tình hình mới, thể thao nhà nước càng phải cân nhắc việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, để phát huy tốt hơn ưu thế của mình. .......

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>