N: "Chung quanh chúng ta, không có chuyện nhỏ", quý vị và các bạn thính giả thân mến, Nam Dương và Mẫn Linh xin chào mừng các bạn đến với chương trình "Chung quanh chúng ta".
M: Mẫn Linh xin chào quý vị và các bạn. Thưa các bạn, từ khi dẫn chương trình đến nay, bất kể là "Câu lạc bộ Tuổi trẻ" trước đây hay "Chung quanh chúng ta" hiện nay, Mẫn Linh và Nam Dương luôn nhận được sự ủng hộ, đặc biệt là sự trao đổi về chủ đề chương trình. Nhân đây, Mẫn Linh và Nam Dương xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.
N: Vâng. Mới đây, thính giả Việt Nam Trần Văn Thắng, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền đã cung cấp một chủ đề cho chương trình. Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng chia sẻ cảm nhận về chủ đề này nhé, đó là "Làn sóng Hàn Quốc tại Trung Quốc và Việt Nam". Bạn Thắng nói rằng, sỡ dĩ bạn đưa ra chủ đề này vì bạn thấy hiện nay làn sóng Hàn Quốc đang ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở rất nhiều quốc gia, trong đó có hai nước Trung Quốc và Việt Nam.
M: Bạn Thắng nhận xét rất đúng, làn sóng Hàn Quốc từng thịnh hành một thời tại Trung Quốc và hiện cũng đang rất sốt tại Việt Nam.
N: Vâng. Tham gia thảo luận chương trình hôm nay còn có chị Như Ngọc và Thành Trung đến từ Việt Nam.
Nn/T: Chào..
M: Các bạn biết không, chính từ "làn sóng Hàn Quốc" là bắt nguồn từ Trung Quốc. Như vậy các bạn có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của các sản phẩm Hàn Quốc tại Trung Quốc là mạnh mẽ đến mấy.
N: Vâng. Làn sóng Hàn Quốc ở Trung Quốc gọi là Hàn Lưu, là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Trung Quốc về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21. Trong tiếng Anh còn căn cứ phiên âm của "Hàn Lưu" tăng thêm một từ mới là "Hallyu".
M: Vâng. Ở Trung Quốc, Về nghĩa rộng, làn sóng Hàn Quốc là chỉ trang phục, ẩm thực Hàn Quốc v.v, còn về nghĩa hẹp, là chỉ sản phẩm giải trí như phim truyền hình, điện ảnh, âm nhạc ...của Hàn Quốc.
N: Bản thân chị Ngọc và Trung có tiếp xúc với các sản phẩm Hàn Quốc không ạ?
Nn/Trung:...
N: Chính xác mà nói, hiện nay làn sóng Hàn Quốc đã không mạnh mẽ như trước năm 2005.
M: Vâng. Làn sóng Hàn Quốc hình thành tại Trung Quốc là vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, năm 1993 bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên phát trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, sau đó cũng lần lượt phát một vài bộ phim Hàn Quốc, nhưng thật sự hình thành làn sóng Hàn Quốc là vào năm 1997, bộ phim Hàn Quốc "Tình yêu là gì" công chiếu tại Trung Quốc đã dẫn đến văn hóa giải trí Hàn Quốc ồ ạt tràn vào Trung Quốc.
N: Vâng. Nam Dương còn nhớ lúc đó cả đài truyền hình quốc gia lẫn đài truyền hình địa phương hầu như mỗi ngày đều phát phim truyền hình Hàn Quốc, hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc thậm chí còn tổ chức nhiều hình thức giao lưu văn hóa, như Hội ca Trung – Hàn.
M: Vâng. Lúc Mẫn Linh học đại học, tầm năm 2000, 2001, sinh viên Trung Quốc đều theo đuổi trang phục Hàn Quốc, các cửa hàng bán quần áo quanh các trường đại học đều mang yếu tố Hàn Quốc.
N: Vâng. Kể cả đêm biểu diễn cây nhà lá vườn trong trường nhân ngày lễ tết cũng không thiếu những điệu múa Hàn Quốc.
M: Chắc ở Việt Nam bây giờ cũng vậy. Năm 2009 Mẫn Linh có đi lưu học Việt Nam, lúc đó cũng thấy các kênh truyền hình đều chiếu phim truyền hình Hàn Quốc.
Nn/T:...
N: Ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc chủ yếu là chỉ các sản phẩm giải trí, riêng về điều này mà nói, hiện tại ở Việt Nam có cơn sốt Hàn Quốc khá mạnh. Chị Ngọc và Trung có đồng ý cách nói của Nam Dương không?
Nn/T:...
M: Còn về nghĩa rộng, làn sóng Hàn Quốc còn bao gồm trang phục và ẩm thực. Khi ở Việt Nam, Mẫn Linh không để ý điều này. Chị Ngọc khi đi mua quần áo ở Việt Nam có thấy bán nhiều trang phục Hàn Quốc không ạ?
Nn:...
N: Về mặt ẩm thực, Việt Nam hình như chưa thấy có nhiều nhà hàng Hàn Quốc, phải không Trung?
T...
M: Hiện tượng làn sóng Hàn Quốc không chỉ riêng ở Trung Quốc và Việt Nam, mà xuất hiện rất phổ biến tại các nước châu Á, thậm chí các nước ngoài khu vực châu Á. Vậy, theo chị Ngọc và Trung, vì sao làn sóng Hàn Quốc có thể ảnh hưởng đến nhiều nước như vậy?
Nn: T: M: Vâng. Đúng như Trung vừa nói, Hàn Quốc đang xuất khẩu văn hóa của nước mình. Làn sóng Hàn Quốc không chỉ là một hiện tượng văn hóa mà liên quan chặt chẽ tới kinh tế, chính trị. Là một ngành văn hóa, làn sóng Hàn Quốc đang mang lại giá trị kinh tế kếch sù.
N: Vâng, trong tay Nam Dương có con số thống kê như vậy: Hàn Quốc nằm trong top 10 những nước xuất khẩu văn hóa lớn nhất thế giới; Bộ phim "Bản tình ca mùa đông" có doanh thu ước tính 2,25 tỉ USD, đóng góp tới 0,25% GDP của Hàn Quốc vào năm 2004.
M: Nói đến bộ phim "Bản tình ca mùa đông" thì theo Mẫn Linh làn sóng văn hóa Hàn Quốc bắt đầu nổi lên từ những bộ phim truyền hình một thời đã làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ của rất nhiều nước Đông Á: "Trái tim mùa thu", "Bản tình ca mùa đông", "Anh em nhà bác sĩ", "Nàng Dea Jang Geum"... Hẳn trong lòng rất nhiều khán giả, dù ở độ tuổi nào chăng nữa thì những chuyện tình Hàn lãng mạn, những bối cảnh đời sống chân thực mà những bộ phim đó chuyển tải vẫn in dấu đậm nét, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, phải không, chị Ngọc?
Nn:...
M: Một điều nữa là, kinh tế Hàn Quốc rất phát triển, những cảnh quay trong phim khiến chúng ta đã cảm nhận được cuộc sống của những người thu nhập bình quân từ 20 nghìn USD trở lên, đó cũng là những điều mà các bạn trẻ đang theo đuổi.
N: Trung thích xem phim Hàn Quốc không?
Trung:...
N: Thực ra, hiện nay ở Trung Quốc đề cập đến Hàn Lưu, tức làn sóng Hàn Quốc là hơi "lỗi thời", bởi vì kể từ nửa cuối năm 2005, ảnh hưởng văn hóa Hàn Lưu bắt đầu giảm dần tại Trung Quốc.
M: Đúng vậy. Chị Ngọc và Trung đang sinh sống tại Bắc Kinh, hiện có thể nhận thấy những yếu tố Hàn Quốc nào không?
Nn/T: Nhà hàng, quần áo...hầu như không còn phim truyền hình nữa...
N: Sỡ dĩ làn sóng Hàn Quốc đang yếu đi tại Trung Quốc là do một số nguyên nhân, như: Ngành giải trí trong nước Hàn Quốc phát triển chậm chạp. Cách giải trí cố định khiến văn hóa Hàn Quốc trở nên rất đơn điệu. Ca khúc thì ngoài do nam thanh nữ tú thể hiện ra không còn hình thức khác nữa, về phim truyền hình thì khán giả Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi trước câu chuyện tình yêu âu yếm của các thanh niên nam nữ, tình tiết ít thay đổi, cảnh quay không đồ sộ, như vậy khó cạnh tranh với phim Mỹ.
M: Ngoài ra còn vì một số đài truyền hình địa phương Trung Quốc đại lục bắt đầu hạn chế văn hóa làn sóng Hàn Quốc. Theo như Mẫn Linh được biết, các kênh truyền hình Trung Quốc không được phát sóng phim truyền hình nước ngoài trước 10 giờ tối.
N: Vâng. Dù thế nào, chúng ta không thể không thừa nhận một điều, làn sóng Hàn Quốc tác động rất lớn đối với Trung Quốc và Việt Nam nói riêng cũng như khu vực châu Á nói chung, điều mà chúng ta cần lưu ý là "bỏ cái cặn bã, hấp thu tinh hoa", chứ không quá cuồng nhiệt làm mất bản sắc văn hóa của mình.
M: Vâng. Trong phần cuối chương trình, mời các bạn thưởng thức bài hát chủ đề trong phim truyền hình Hàn Quốc "Nàng Dea Jang Geum" soạn lời Trung Quốc mang tên "Hy vọng" do nữ ca sĩ Hồng Công, Trung Quốc Trần Huệ Lâm trình bày.
N: Chương trình hôm nay xin tạm dừng tại đây...
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |