• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Hội chứng bằng cấp cũng là một căn bệnh xã hội

    2012-08-17 14:37:05     cri

    Nghe Online-I           Nghe Online-II

    "Công danh"- khi giải thích hiện tượng người Trung Quốc coi trọng bằng cấp, các phương tiện truyền thông nước ngoài đã nghĩ đến từ này. Các nước cùng nằm trong cảnh "xã hội công danh hoá" ở châu Á còn có Hàn Quốc, Nhật v.v. Lâu nay, không ít nước ví bằng cấp như là "Chứng minh thư", "tấm vé vào cửa" thậm chí là "thẻ tín dụng", gắn liền năng lực, nhân phẩm và tương lai cá nhân với bằng cấp. Song, quá coi trọng lại dẫn tới bằng cấp bị mất giá và tạo ra cái nhìn phiến diện trong xã hội. Các nước Âu Mỹ có khác biệt khá lớn so với các nước châu Á về quan niệm bằng cấp, văn hoá thi cử, giai đoạn phát triển, bằng cấp tuy cũng có hiệu lực nhưng "tính chuyên quyền"có suy giảm, trong một số lĩnh vực quan trọng, bằng cấp không được coi trọng bằng năng lực và kinh nghiệm làm việc. Tuy về hình thức bằng cấp chỉ là một tấm giấy chứng nhận, nhưng thái độ của mọi người đối với nó lại ảnh hưởng sâu sắc đến cả xã hội.

    ***************

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay. Hôm nay, ngoài Lệ Quyên và Sảnh Hoa ra, chúng tôi còn mời anh Thanh Long cùng tham gia chương trình hôm nay. Hoan nghênh anh Thanh Long ạ.

    TL:Vâng, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào các bạn nghe Đài.

    LQ: Các bạn thân mến, sự coi trọng bằng cấp của người Trung Quốc gần đây đã dấy lên không ít cuộc tranh luận của truyền thông thế giới. Cách đây không lâu, đài BBC Anh bình luận nói: Người Trung Quốc luôn rất coi trọng "Công danh", vì vậy, đối với bằng cấp có thể nói là "Mê tín". Bởi vì, ở Trung Quốc khi đi tìm việc làm, học vị chẳng khác nào công danh trong thời cổ, như một tấm vé vào cửa quan trọng, hơn nữa, trong xã hội thực sự cũng tỏ ra ưu ái hơn đối với những người có học vị cao.

    SH: Ở Trung Quốc, bằng cấp lâu nay luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định vận mệnh của rất nhiều người. Từ thời cổ, hệ thống quan lại Trung Quốc cơ bản gồm những người đỗ đạt trong các kỳ thi cử. Thời cận đại, các trường đại học, nhất là các trường đại học nổi tiếng vẫn là những chiếc nôi đào tạo nhân tài xuất sắc. Điều này là nguồn gốc lịch sử không ạ?

    TL:Vâng, đúng vậy, sau năm 1949, Trung Quốc trong thời gian dài không thích ứng với điều kiện lịch sử mới, không chuyển đổi đúng lúc từ "thời đại cách mạng" chuyển sang "thời đại xây dựng". 30 năm đầu của nước Trung Hoa mới, Trung Quốc rơi vào cuộc đấu tranh giai cấp, quan niệm giá trị của mọi người không phải là theo đuổi kiến thức, tôn trọng kiến thức, trong thời đại đó, mọi người không nghĩ tới bằng cấp, không nghĩ tới làm người trí thức. Ngược lại, lớp người trí thức trẻ trải qua thời kỳ trước năm 1949, nhất là người trí thức nam nữ thanh niên có tình cảm của những người thuộc giai cấp tiểu tư sản, thường mong muốn tìm được người cán bộ có xuất thân từ giai cấp công nhân hoặc nông dân làm người bạn đời của mình. Đây là sự theo đuổi cuộc sống mà lớp trẻ ngày nay không sao hiểu nổi.

    SH: LQ còn nhớ, từ sau năm 1976, TQ đã không còn như trước nữa. Người đã TQ dần dần bước ra khỏi những "Năm tháng Cách mạng" cuồng nhiệt, và rồi phát hiện được giá trị của tri thức và giá trị của người trí thức. Trong một thời gian dài sau đó, người TQ đã chuyển hướng đối với việc theo đuổi tri thức, dấy lên phong trào toàn dân học tập, đủ các loài hình đào tạo mọc lên như nấm, đâu đâu cũng mở lớp học, chẳng hạn như: Đại học hàm thụ buổi tối, đại học tại chức, đại học từ xa, đại học vừa học vừa làm,..., mọi người bổ sung tri thức một cách say sưa.

    SH: Vâng, không biết bắt đầu từ lúc nào, khi cất nhắc cán bộ, ngành tổ chức đều lấy trình độ văn hoá, học vị làm thước đo, nên các cán bộ trong cơ quan, từ cấp trên đến cấp dưới, đều đi học, tuy nhiên bây giờ họ đi học không phải vì theo đuổi tri thức, tiếp cận cái mới, mà mục tiêu đơn giản và thực tế hơn nhiều, tức là muốn thay đổi số phận, khiến một học vị cao hơn, tốt nhất là tiến sỹ. Hiện nay, rất nhiều sinh viên ra trường rất khó tìm việc làm, một trong những nguyên nhân chính là yêu cầu về bằng cấp.

    LQ: Thực ra thì không phải chỉ có Trung Quốc mới coi trọng bằng cấp. Trong chính giới Nhật lưu truyền một cách nói vui, ông Mi-ya-za-oa tốt nghiệp trường Đại học Tô-ky-ô từng nhậm chức Thủ tướng Nhật hồi đầu thập niên 90 thế kỷ trước, rất hay hỏi người khác tốt nghiệp trường Đại học nào, còn một cựu Thủ tướng khác của Nhật là ông Ta-ki-si-ta thì tốt nghiệp trường Đại học Waseda, nên bị ông Mi-ya-za-oa coi thường, ông Mi-ya-za-oa thậm chí hỏi ông Ta-ki-si-ta với giọng mỉa mai: "Khi ông vào học trường Waseda có cần phải thi đầu vào không?". Tuy cựu Thủ tướng Nhật Ta-na-ka có thành tích chính trị xuất sắc, nhưng do không có bằng đại học, nên ông thường bị người ta chê cười, mãi cho đến sau khi xảy ra vụ nhận hối lộ Lockheed năm đó, vẫn còn có nhà bình luận cho rằng ông mất chức là do học vị của ông quá thấp. Vậy anh Thanh Long có nhìn nhận như thế nào đối với vấn đề này ?

    TL: Tại nhiều nước trên thế giới, bằng cấp cao hoặc tốt nghiệp trường Đại học nổi tiếng là điều kiện quan trọng để tìm việc làm, có lúc thậm chí mang lại cảm giác thoả mãn về tư cách cho người sở hữu bằng cấp. Tại Ấn Độ, sinh viên tốt nghiệp các trường nổi tiếng như trường Công nghệ Ấn Độ v.v rất được doanh nghiệp ưa thích, đi các nước Anh, Mỹ phát triển là sự lựa chọn tốt nhất của những người thuộc giai cấp thượng lưu, nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Ấn Độ đều tốt nghiệp từ trường Ô-xphót, Cam-bít-giơ Anh. Tại Mỹ, nếu công ty gặp phải những người đến tìm việc làm thuộc loại Viện Công nghệ Mát-xa-chu-xét v.v, có lúc họ cũng đặc biệt nhấn mạnh với cấp trên của mình. Một số người có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, không những in chữ Tiến sĩ, Thạc sĩ trên các-vi-rít của mình, ngày cả biển số nhà mình cũng không quên viết thêm chữ "Tiến sĩ", "Thạc sĩ". Trong viết thư hay trao đổi với mọi người, người nói chuyện thường xưng hô kính trọng đối phương là "ngài Tiến sĩ gì gì đó".

    SH: So với cơn sốt thi nghiên cứu sinh và thi tiến sỹ ở các nước châu Á, các nước phương Tây có thái độ bình tĩnh hơn nhiều, cho dù có học thêm, họ thường đi học sau giờ làm, do thấy thiếu kiến thức về mặt nào đó hoặc đi học sau khi đã xác định định hướng phát triển trong tương lai của mình. Hơn nữa, trong xã hội cũng có nhiều tiêu chuẩn sàng lọc nhân tài, cơ quan tuyển người thường sẽ tuyển nhân tài theo yêu cầu vị trí công tác. Thí dụ rất nhiều doanh nghiệp Đức, khi tuyển người, doanh nghiệp không có yêu cầu đặc biệt về bằng cấp, thậm chí một số cương vị như phóng viên, người dẫn chương trình cũng không yêu cầu trình độ văn hoá là từ đại học trở lên, chỉ cần đã tham gia lớp đào tạo liên quan, và hoàn thành giai đoạn thực tập là được.

    LQ: So với các nước truyền thống, thì những nước có nhiều người nhập cư như Ca-na-da thì không coi trọng bằng cấp lắm, khi tuyển công nhân viên chức, đơn vị tuyển dụng người sẽ xem xét đến kinh nghiệm chuyên môn liên quan nhiều hơn. Không những thế, ở những nước này, các ngành nghề đều có hệ thống sát hạch trình độ đối với công nhân viên chức riêng của mình, chỉ khi nào lấy được chứng chỉ liên quan, thì mới được nhận vào làm việc trong lĩnh vực ngành nghề đó, ở Ca-na-da, không chỉ kỹ sư, bác sĩ,... cần phải có chứng chỉ, mà ngay cả những nghề ít người làm như thầy châm cứu hay thầy phong thủy xem ra cũng không ngoại lệ.

    SH: Hoá ra là yêu cầu và thái độ đối với bằng cấp của các nước cũng khác nhau. Vâng, chúng ta hãy nghỉ một lúc, cùng thường thức bài hát "Trăng lên" do ban nhạc Vịt đen trình bày. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận.

    LQ: Lời ca có đoạn: Mặt trời vừa nhô lên, rọi vào bàn trang điểm của cô gái, xin em hãy vén tấm màn che cửa xổ. Sao em yêu của anh không đứng bên cửa, rồi hái một đóa hoa hồng nhè nhẹ ném tặng anh.

    ***************

    LQ: Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi tiết mục "Lăng kính cuộc sống" của CRI. Ở trên chúng ta đã thảo luận nhiều về yêu cầu cũng như cách nhìn nhận khác nhau đối với bằng cấp của các nước. Vậy thì, theo anh Thanh Long, nguyên nhân gì khiến các nước châu Á phổ biến coi trọng bằng cấp?

    TL: Các nước châu Á phổ biến coi trọng bằng cấp thực ra là một hiện tượng rất bình thường. Trước hết, so với các nước phát triển Âu Mỹ, đa số nước châu Á còn thuộc các nước đang phát triển, có nhu cầu rất lớn về nhân tài, bởi vậy xem xét bằng cấp của con người là một lựa chọn giá thành thấp nhất đối với ban tổ chức nhân sự. Kế đó, đa số doanh nghiệp ở các nước châu Á còn ở giai đoạn cất bước, đơn vị dùng người không có quá nhiều cơ hội lựa chọn "nhân tài đã qua kiểm nghiệm thực tiễn" như Âu Mỹ, bằng cấp tự nhiên trở thành thước đo đánh giá tốt nhất. Ba là, châu Á có văn hoá thi cử khác với Âu Mỹ, càng coi trọng hơn đối với thành tích thi cử, điều này cũng ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn nhân tài của đơn vị dùng người. Hãng Nghiên cứu thị trường Nelson cho rằng, theo đà kinh tế bước vào giai đoạn chín muồi cũng như sự phát triển của toàn cầu hoá, ảnh hưởng của văn hoá thi cử đối với tiêu chuẩn dùng người sẽ ngày càng giảm, tình hình "sàng lọc người qua cùng một mắt sàng" cũng đang thay đổi.

    LQ: Anh Thanh Long tổng kết rất toàn diện. Nếu như quá coi trọng bằng cấp sẽ dẫn đến vấn đề xã hội. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu những tác hại không thể lường trước do quá coi trọng bằng cấp ở các nước trên thế giới.

    Không nên cho rằng, thời đại "Học giỏi thì thành đạt" đã trở thành quá khứ, qua sự kiện "bằng cấp giả" của Đường Tuấn, người rất có tiếng tăm trong số những người làm công khiến chúng ta phải tỉnh táo xem xét lại việc xã hội quá coi trọng bằng cấp hiện nay. Khi bằng cấp đã trở thành chiếc chìa khóa vàng khi đi tìm việc làm, trở thành liều thuốc trên thương trường, trở thành thuốc trợ tim trong giới quan trường, đồng thời gắn liền với sự thành công, có người chứng minh năng lực của mình thông qua bằng cấp, có người muốn có học vị cao nhưng không muốn vất vả học tập thì mua bằng. Vậy anh Thanh Long có nhìn nhận như thế nào đối với hiện tượng này ?

    TL: "Chúng ta đặt bằng cấp ngang hàng với nhân tài, không có bằng cấp thì không phải nhân tài, thì sẽ dẫn tới giao dịch tiền-bằng cấp, giao dịch quyền lực-bằng cấp và thương mại hoá bằng cấp". Giáo sư Cố Hải Binh, Học viện Quản lý công cộng Đại học Nhân dân Trung Quốc nói, "biểu hiện nổi bật của nó là: Một số ít phần tử phi pháp bán các loại bằng cấp giả tại trước cửa các trường Đại học trọng điểm, một số người thực sự có tài năng và học thức bị buộc phải đi mua bằng cấp giả; một số trường Đại học tổ chức nhiều lớp Nghiên cứu sinh, hạ thấp tiêu chuẩn trao bằng Thạc sĩ cho nhiều học viên có địa vị nhất định; cá biệt quan chức hoặc doanh nhân không qua sát hạch nghiêm khắc, không viết luận văn cũng được trao học vị Tiến sĩ".

    SH: Hai anh chị đã giới thiệu rất nhiều tình hình thực tế ở Trung Quốc hiện nay. Việt Nam cũng có tình trạng tương tự, các thí sinh phấn đấu hết mình để thi vào đại học, thậm chí còn liều mình gian lận trong kỳ thi, như vậy, chúng ta có thể thấy, cơ chế giáo dục đại học cao đẳng của Việt Nam đang đứng trước một vấn đề: Là một quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất ở châu Á, sự phát triển của các trường đại học của Việt Nam không theo kịp nhịp bước phát triển của kinh tế, nên đã xuất hiện vấn đề cung không đủ cầu về cử nhân đại học. Ở Việt Nam, không phải ai cũng thực hiện được mơ ước thi đỗ đại học. Được biết, 7 tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp Việt Nam nước ngoài FDI đăng ký tại Việt Nam đạt 8,03 tỷ USD, các nhà đầu tư nước ngoài coi trọng mức lương khá thấp tại địa phương, cũng như thế hệ thanh niên vừa trẻ lại vừa có văn hóa ở Việt Nam. Nhưng hiện nay, Việt Nam chỉ có 1/10 thanh niên đến tuổi thi đại học có thể thi đỗ vào các trường đại học. Đối với Việt Nam có ý định phát triển ngành điện tử cấp cao và thu hút đầu tư nước ngoài mà nói, điều này là một nguy cơ tiềm ẩn. Theo anh, làm thế nào để giải quyết hiện tượng xã hội này nhỉ?

    TL: Cá nhân tôi cho rằng, cần để mọi người nhận thức được rằng, trong thương trường cạnh tranh quyết liệt, chủ yếu là dựa vào năng lực, bằng cấp không nói lên điều gì cả. Khá nhiều doanh nhân đã dùng sự từng trải của mình chứng minh điểm này. Song, suy nghĩ lô-gích và tích lũy kiến thức của người bằng cấp cao sẽ hơn hẳn người bình thường, đây là điều chắc chắn không có gì phải nghi ngờ. Xét đến cùng, thước đo đánh giá người nào đó của xã hội không phải là "tốt nghiệp trường nào", mà là "sức quyến rũ cá nhân", bởi vậy cũng không nên quá coi trọng bằng cấp, tích cực bồi dưỡng năng lực mới là quan trọng nhất.

    LQ: Anh TL nói rất đúng, các nước Đông Á coi trọng bằng cấp là do quan niệm truyền thống đẳng cấp của xã hội. Trong xã hội phân biệt đẳng cấp cần phải có nhân tố cố định để xác định đẳng cấp. Khi chúng ta đánh giá một người nào đó, có thể thông qua học vị và năng lực. Nếu năng lực là tố chất riêng của mỗi người, không có tiêu chuẩn cố định nào có thể đánh giá, thì bằng cấp sẽ trở thành một tiêu chuẩn đáng tin cậy và cố định để xác định đẳng cấp trong xã hội. Coi trọng bằng cấp cũng có liên quan đến trật tự cố định và cứng nhắc trong xã hội truyền thống. Hiện tượng coi trọng bằng cấp hơn năng lực cá nhân đã nhấn mạnh nhân tố trật tự xã hội lớn hơn nhân tố năng lực cá nhân. Trong xã hội phương Tây, xã hội có thể chấp nhận sự phát huy xuất chúng của một cá nhân, đồng thời khuyến khích cá nhân phát huy khả năng theo năng lực của mình. Còn xã hội phương Đông thì lại đặt con người vào một cương vị cố định, phán đoán thuộc tính cá nhân thông qua cương vị, còn cá nhân thì phát huy khả năng của mình trên cương vị đó.

    SH: Vâng, thực ra bằng cấp chẳng qua chỉ là một tờ chứng chỉ, nếu quá coi trọng nó sẽ dẫn đến coi nhẹ tính năng động của cá nhân, xã hội sẽ trở nên hình thức hoá, bằng cấp cũng trở thành thứ sáo rỗng. Mọi người sẽ học vì bằng cấp, chứ không phải vì có hứng thú học tập hay muốn nâng cao trình độ của mình. Cùng với sự phát triển kinh tế và hội ngập văn hoá thế giới, hiện tượng quá coi trọng bằng cấp dần dần sẽ thay đổi. Hơn nữa, cạnh tranh trong xã hội cũng ngày càng gay gắt, bằng cấp cũng ngày càng phổ biến, song song với việc bằng cấp "bị mất giá", năng lực cá nhân sẽ ngày càng được bộc bộ.

    LQ: SH nói đúng đấy. Trước khi kết thúc tiết mục "Lăng kính cuộc sống" hôm nay, chúng ta cùng thưởng thức bài hát Việt Nam "Bóng cây Cơ-nia". LQ xin chúc quý vị và các bạn luôn bình an, vui vẻ.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>