• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nhà sách thực có còn mùa xuân hay không

    2012-08-06 15:50:32     cri

    Nghe Online-I            Nghe Online-II

    Nhà sách thực không thể trở lại như trước đây chăng? Vừa qua, Nhà sách Phố Đường Một Chiều (Dan Xiang Jie) đã tổ chức Lễ Giã biệt, để "kỷ niệm" lần dọn nhà thứ hai của họ sau khi thành lập. Trước đó, tình hình khó khăn của các Nhà sách thực như Nhà sách Cực thứ ba, Nhà sách Vai trò Quang hợp v.v, sự chuyển hướng kinh doanh của Phố bán sách Hải Điện, đều đang chứng thực sự thật này. Không riêng ở Trung Quốc, Nhà sách thực trên thế giới cũng đứng trước cảnh khó khăn hoặc là chuyển hướng hoặc là chết. Nhà kinh doanh những Nhà sách này thích sách, hiểu sách, nhưng họ không thể cũng không cần thiết phải gắng gượng làm gì. Sự đóng cửa của Nhà sách truyền thống, có người không nỡ, có người nuối tiếc, có người nức nở, có nhiều người hơn nghi ngờ và tự kiểm điểm đối với Nhà sách thực truyền thống, sự đóng cửa của Nhà sách truyền thống là bi kịch hay tất yếu của thời đại? Bạn thường mua sách như thế nào? Hoan nghênh bạn nêu quan điểm của mình, địa chỉ I-meo của chúng tôi là: vie@cri.com.cn , chúng tôi mong đợi sự tham gia của các bạn.

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, lúc này các bạn học sinh đang trong dịp nghỉ hè, xin gửi tặng các bạn học sinh và tất cả các bạn đã rời ghế nhà trường đang có mặt bên máy thu thanh bài hát "Nghỉ hè", chúc các bạn ngày hè vui vẻ. Các bạn thân mến, Lệ Quyên hoan nghênh các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn. Mỗi khi nhắc đến nghỉ hè, Sảnh Hoa lại nhớ đến thời đi học. Hôm nay, đề tài thảo luận của chúng ta liên quan chặt chẽ với các bạn đang đi học hoặc đã tốt nghiệp.

    LQ: Đúng vậy, chủ đề thảo luận hôm nay của chúng ta có liên quan đến sách. Hôm nay SH và LQ vẫn mời anh Thanh Long người mà các bạn đã rất quen thuộc cùng tham gia buổi thảo luận hôm nay. Vâng, xin mời anh Thanh Long.

    TL: Vâng, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào các bạn nghe Đài.

    LQ: Vâng, xin chào anh Thanh Long. Không biết anh Thanh Long và Sảnh Hoa có nhớ một Hội Đọc sách rất nổi tiếng, trước đây con của LQ cũng từng là hội viên của Hội Đọc sách này, hàng tháng đều mua ở đây 1-2 cuốn sách. Nhưng thời gian gần đây không nghe thấy nhắc đến Hội Đọc sách này nữa.

    SH: Vâng, hồi Sảnh Hoa học đại học, trong lớp có rất nhiều bạn cũng là thành viên của Hội Đọc sách này. Hiệp hội đọc sách Bertelsmann nổi tiếng một thời cũng phải đóng cửa, đây chính là sự kiện mang tính tiêu chí về việc đóng cửa đợt thức nhất các hiệu sách trong phạm vi toàn cầu. Anh Thanh Long có nghe nói đến Hiệp hội đọc sách này bao giờ chưa ạ?

    TL: Vâng, tôi cũng có nghe nói. Lúc đó Câu lạc bộ Đọc sách Bê-ten-xman có thể nói là phong cảnh vô hạn ở trong nước, năm 2000, khi Bê-ten-xman tuyên bố số hội viên của Câu lạc bộ Đọc sách đã lên tới 1,5 triệu người, giới xuất bản Trung Quốc hết sức kinh ngạc và đã thốt lên "sói đến rồi". Doanh thu hàng năm của Câu lạc bộ Đọc sách Bê-ten-xman từng lên tới 150 triệu Nhân dân tệ, thích phát triển quy mô lớn các chi nhánh Câu lạc bộ, nhưng đến năm 2008 đã phải đóng cửa.

    Không phải là độc nhất vô song, năm 2007, Nhà sách tư Cô-li-sê-um, một trong những Nhà sách độc lập nổi tiếng nhất Niu-oóc phải đóng cửa, sau khi bước vào trình tự phá sản, trong Nhà sách còn có khoảng 60 nghìn cuốn sách trị giá khoảng 1,8 triệu USD còn chưa bán ra. Cuối năm 2007, cả nước Mỹ chỉ còn khoảng 2500 Nhà sách tư.

    SH: Vừa rồi, anh Thanh Long đã giới thiệu một số tình hình của các hiệu sách nước ngoài. Sau đây, Sảnh Hoa xin giới thiệu "số phận hẩm hiu của hiệu sách Trung Quốc nhé. "Tác dụng quang hợp" không phải là hiệu sách tư nhân đầu tiên phải đóng cửa ở Trung Quốc, và e rằng đây cũng không phải là hiệu sách cuối cùng. Chúng tôi có thể liệt kê một loạt danh sách hiệu sách đã đóng cửa: Tháng 6 năm nay, "Phong nhập tùng", hiệu sách học thuật nhân văn nổi tiếng của Bắc Kinh đã phải đóng cửa dọn đi nơi khác; Cách đây không lâu, nhiều cửa hàng của Nhà sách "Quý Phong"--- tấm "danh thiếp về văn hoá đô thị" của Thượng Hải, cũng đã đóng cửa; Ngày 31/7 năm ngoái, thành phố Quảng Châu sau 16 năm mở cửa tại khu trung tâm thương mại, Hiệu sách Tam Liên cũng rút khỏi Trung tâm sách báo Quảng Châu; Tháng 6 cùng năm, "Học nhi ưu"---Hiệu sách nổi tiếng của tỉnh Quảng Đông cũng đóng cửa một cửa hàng sách nằm ở cổng phía tây của trường Đại học Tế Nam. Sau đó, nhiều trang web thương mại không chỉ bán sách như là: Amazon, Dangdang, 360buy, Suning,v.v cũng đã lần lượt xuất hiện trên thị trường.

    LQ: Đúng vậy, được biết, hiện nay, phần lớn độc giả ở Việt Nam vẫn thường đến các hiệu sách truyền thống mua sách, tuy nhiên một số cửa hàng sách lớn ở cũng đã tung ra dịch vụ mua sách qua mạng như: Nhà sách Hà Nội, Nhà sách Trí Tuệ,... Trước đây LQ cũng đều mua sách ở những hiệu sách truyền thống, chẳng hạn như đến Hà Nội, thì nhất định phải đến Hiệu sách Tràng Tiền; Ở Trung Quốc thì chắc chắn phải đến Hiệu sách Tân Hoa, hiện nay, rất nhiều hiệu sách truyền thống và hiệu sách dân doanh ở Trung Quốc đã lần lượt đóng cửa. Vậy, theo anh Thanh Long, nguyên nhân của việc này liệu có liên quan đến doanh thu và mức thuế của các hiệu sách?

    TL: Vâng, đúng vậy. Tại Trung Quốc, Nhà sách thực chủ yếu gồm Nhà sách Tân Hoa của quốc doanh và Nhà sách tư nhân. Những năm qua, Nhà sách Tân Hoa đã được hưởng không ít chính sách ưu đãi về thuế. Doanh nghiệp công ty xuất bản quốc doanh trong chuyển đổi cơ chế hoàn toàn được miễn thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng chia làm hai tình hình: Thuế giá trị gia tăng bán sách tài liệu giáo dục thì thu trước rồi hoàn trả sau, sách bình thường thì phải nộp theo mức thuế ưu đãi 13%, thuế doanh nghiệp nộp 5% theo tiêu chuẩn ngành; theo Uỷ viên Chính hiệp Trương Kháng Kháng, tình hình thuế của Nhà sách tư nhân là, nộp thuế doanh nghiệp theo 8% của tổng doanh thu, 13% thuế giá trị gia tăng, nộp 7% thuế giá trị gia tăng coi đó là thuế xây dựng đô thị, 3% thuế giáo dục bổ sung, 20% thuế giáo dục địa phương và thuế lợi tức doanh nghiệp chiếm 25% lợi nhuận, trung bình lãi ròng không quá 17%, tuyệt đại đa số Nhà sách thực tư nhân đã hoàn toàn không có lãi. Ở đây, còn chưa kể đến tiền thuê nhà, tiền thuê người làm v.v. Bởi vậy, áp lực của họ rất lớn, đứng trước người tiêu dùng ngày càng giảm ít, họ chỉ còn có cách đóng cửa.

    LQ: Không giống những mặt hàng khác, sách có ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới tinh thần của một con người. Mà trong các ngành như giáo dục..., việc lựa chọn sách lẽ tất nhiên là phải theo định hướng giáo dục của nhà nước và chính phủ. Từ trước đến nay, chính phủ cũng như các bộ ngành hữu quan của các nước châu Âu coi ngành xuất bản sách báo không những là một sản nghiệp, mà còn là "Trụ cột công nhận văn hóa dân tộc". Hội Xuất bản và Tiêu thụ sách của Chính phủ Đức đã công khai sứ mệnh của sách báo là "Sách báo có vai trò truyền bá tư tưởng", vì vậy, "Chính sách kinh tế của việc xuất bản sách báo và nghị trình văn hóa là không thể tách rời nhau". Vậy thì, liệu sự ảnh hưởng của việc đọc sách đối với giáo dục quốc dân có bị giao động mạnh mẽ do thay đổi tình hình kinh tế và tình hình thị trường hay không ? Làm thế nào để duy trì việc ấn loát văn tự ?

    TL: Điều then chốt là ở sự bảo vệ của nhà nước. Lệnh hạn chế giá, luôn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ thị trường sách. Hiện trạng mua sách qua mạng, giá sách điện tử rẻ hơn so với mua ở Nhà sách thực, Chính phủ Pháp thi hành chế độ quản lý nghiêm ngặt đối với giá sách giấy, đã thống nhất giá bán sách trên mạng, trong Nhà sách tư nhân, việc bán giảm giá tiếp thị sách giấy cũng được khống chế nghiêm ngặt trong khoảng 5% giá niêm yết. Cơ chế định giá sách tương tự cũng được nhiều nước áp dụng, tại Đức, giá sách điện tử phải bằng giá sách thực, bất kể là mua qua mạng hay sách điện tử. Chỉ có sách bìa bình thường được xuất bản sau khi sách bìa cứng được bán ra thị trường hai năm, sách điện tử mới được giảm giá; Bỉ cũng thi hành cơ chế hạn chế giá sách, họ quy định sau khi sách được bán ra thị trường 6 tháng thì cần phải giảm giá theo quy định, giá sau này mới không bị hạn chế.

    LQ: Anh Thanh Long nói rất đúng. Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Lá thư tình do Trọng Duy Quân thể hiện, qua bài hát này chúng ta cùng ôn lại thời thơ ấu cứ đến ngày cuối tuần là đến hiệu sách cầm trên tay cuốn sách dày, vui sướng đắm mình trong biển cả tri thức. Lời ca có đọan: Tôi ngốc nghếch lại khờ dại, còn biết bao kiến thức phải trau dồi, một trái tim đi theo từng trang sách, câu chuyện kể về một giấc mộng chưa nguôi.

    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>