Nếu có thể dùng nước mắt để đổi lấy tấm Huy chương vàng Ô-lim-pích chờ đợi 4 năm, thì Tiêu Lưu Dương nhất định sẽ cứ để nước mắt tuôn trào; nếu luôn luôn bị sự nuối tiếc tại Ô-lim-pích Bắc Kinh ám ảnh, thì khi là người đầu tiên cán đích với thành tích phá kỷ lục Ô-lim-pích 2 phút 04 giây 06, tài năng của Tiêu Lưu Dương đã bùng phát toàn diện, sự nuối tiếc cuối cùng đã được gác lại, thay vào đó là nụ cười hạnh phúc và những dòng nước mắt hạnh phúc tuôn rơi.
"4 năm đối với một vận động viên mà nói, là thời gian rất dài, rất gian nan, giây phút đó tôi đột nhiên rất xúc động, vì cảm thấy 4 năm này thật không dễ dàng chút nào. Vì sự nuối tiếc tại Ô-lim-pích Bắc Kinh, 4 năm qua tôi luôn gắng sức chịu đựng, hiện nay rốt cuộc đã xong hết rồi". Với những giọt nước mắt lấp lánh, Tiêu Lưu Dương như trút được gánh nặng trong lòng.
Trước Ô-lim-pích Bắc Kinh, vận động viên Tiêu Lưu Dương là tuyển thủ duy nhất trong các cầu thủ thi lội Trung Quốc dám tuyên bố muốn giành huy chương vàng. Tại Thế vận hội, Tiêu Lưu Dương đã nâng cao thành tích tốt nhất của mình, phá kỷ lục thế giới, nhưng vẫn thua đồng đội Lưu Tử Ca, đứng ở vị trí thứ hai trong nội dung bơi bướm ở cự ly 200 mét nữ. Từ đó, Tiêu Lưu Dương không chịu thua kém âm thầm nung nấu quyết tâm, muốn chứng minh bản thân tại Thế vận hội Luân Đôn.
"Tôi rất vui khi giành được Huy chương vàng, tôi đã chờ đợi những 4 năm. Nếu tôi đã giành chức vô địch tại Ô-lim-pích Bắc Kinh, có thể sẽ không còn tôi của hôm nay. Sau đó, tôi đã trải qua năm tháng gian nan, nhất là năm 2009, lúc đó tôi đang thay đổi kỹ thuật bơi và có một số bất đồng với huấn luyện viên, nhưng chúng tôi đã vượt qua. Tôi muốn cảm ơn huấn luyện viên Lưu Hải Đào, cảm sự giúp đỡ đối với tôi và thay đổi kỹ thuật bơi của tôi, kể cả chiến thuật trong trận chung kết cũng là kết quả sau khi thương lượng với huấn luyện viên".
Trước đó, chính huấn luyện viên Lưu Hải Đào luôn nhắc nhở Tiêu Lưu Dương đừng quá thả lỏng, không tạo được hưng phấn, trong toàn bộ trận thi đấu đầu tiên ở nội dung bơi bướm 100 mét và thi đấu vòng loại cũng như bán kết ở cự lý 200 mét Tiêu Lưu Dương đều như vậy. Trong các trận đấu đó kình ngư này đều áp dụng chiến thuật cứ xuống bể bơi là bơi hết sức.
"Nhưng, trước trận chung kết tối nay(ngày 1/8/2012), tôi thật sự căng thẳng, tôi sợ đoạn trước bơi nhanh quá, về sau không còn không gian phát huy nữa. Ở vòng loại và trận bán kết tôi đã thử bơi nhanh hơn ở đoạn trước, nhưng sau đó thấy hơi vất vả, cho nên tôi và huấn luyện viên quyết định thực thi chiến thuật phát huy tổng lực vào giai đoạn nước rút".
4 năm trước, kình ngư Tiêu Lưu Dương cũng áp dụng chiến thuật phát huy tổng lực ở đoạn cuối, nhưng đồng đội Lưu Tử Ca dẫn đầu cả cuộc, mãi đến đích Tiêu Lưu Dương vẫn chưa theo kịp, đành đứng ở vị trí thứ hai. Tại Thế vận hội Luân Đôn, khi ở 100 mét đầu tiên, kình ngư này xếp thứ 5, khi đến 150 mét vươn lên vị trí thứ 2, 50 mét cuối cùng đột phá vượt lên dẫn trước vận động viên Tây Ban Nha, cuối cùng tránh tái xuất hiện cảnh bi thương tại Ô-lim-pích Bắc Kinh.
4 năm nay, kình ngư Tiêu Lưu Dương từng sống dưới bóng của đồng đội Lưu Tử Ca, từ ngôi thứ 5 tại Giải vô địch Bơi lội thế giới Rô-ma năm 2009, Đại hội thể thao toàn quốc Tế Nam; đến Á vận hội Quảng Châu năm 2010, thiếu sự có mặt của Lưu Tử Ca, Tiêu Lưu Dương giành chức vô địch; Giải vô địch Bơi lội thế giới Thượng Hải năm 2011, Tiêu Lưu Dương đứng trên bục nhận giải vô địch bơi bướm cự ly 200 mét, mới thở phào nhẹ nhõm.
"Huy chương vàng giải vô địch thế giới và Huy chương vàng Ô-lim-pích tất nhiên mang ý nghĩa khác nhau, Ô-lim-pích 4 năm một lần, là quý nhất! Tôi rất may mắn, được huấn luyện viên, nhân viên nghiên cứu khoa học, bác sĩ và cả đội ngũ bơi lội coi trọng. Tôi biết huấn luyện viên tôi có dụng ý rất tốt, rất muốn chứng minh phương pháp của ông, có lúc ông tức giận, chúng tôi cũng từng to tiếng, nhưng tôi biết, huấn luyện viên là vì tôi, tôi và ông ấy tin cậy lẫn nhau. Mặc dù tập huấn ở Ô-xtrây-li-a có giúp tôi nâng cao một chút, nhưng tôi chủ yếu là theo huấn luyện viên mình, thay đổi kỹ thuật cũng là quyết định của ông ấy".
Dĩ nhiên, không phải mọi nỗ lực và công sức bỏ ra đều được đền bù xứng đáng. Nói đến nhà vô địch Lưu Tử Ca, 50 mét đầu tiên ở vị trí thứ nhất, 100 mét ở vị trí thứ hai, khi bơi đến 150 mét rơi xuống vị trí thứ ba, khi về đích mới là vị trí thứ tám, Tiêu Lưu Dương có điều muốn nói: "Lưu Tử Ca rất xuất sắc. Trước đây tôi từng nói rằng, phong độ của Ca không tốt thì tôi lên; lúc tôi không được thì Ca lên, khi chúng tôi đều được thì cùng lên. Các vận động viên có thể thi đấu trên sân Ô-lim-pích đều rất xuất sắc, đều đã thực hiện ước mơ của mình".
Sau đây là những hình ảnh thi đấu của kình ngư Tiêu Lưu Dương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |