• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Mưa lớn thử thách Bắc Kinh

    2012-07-31 15:23:05     CRIonline

    Nghe Online-I          Nghe Online-II

     

    Trận mưa lớn nhất trong 61 năm qua tại Bắc Kinh

    Trận mưa lịch sử 61 năm mới có một lần khiến Bắc Kinh và người dân thành phố này phải đối mặt với biết bao thử thách cam go. Những ngày qua, chúng ta đã ghi nhận những tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau của người dân thành phố Bắc Kinh, ghi nhận những tình cảm nhân văn thể hiện trên các kênh thông tin như tiểu blog ... của một xã hội công dân, đã ghi nhận những nỗ lực và trăn trở về cơ sở hạ tầng và năng lực phản ứng nhanh của chính quyền thành phố, đã ghi nhận thái độ đáng quý công khai minh bạch khi ứng đối dư luận công cộng sau thiên tai của cơ quan chính quyền...

    1. Thiên tai mưa lớn cần có biện pháp trị thủy

    Thiên tai mưa lớn đã bộc lộ khiếm khuyết của hệ thống cống ngầm thành phố:

    Sau khi bước vào mùa mưa lũ năm 2010, một số thành phố gặp phải mưa lớn, dẫn đến ngập úng nghiêm trọng trong thành phố, hơn 100 thành phố cấp huyện bị ngập lụt; sau trung tuần tháng 6 năm 2011, nhiều thành phố Trung Quốc gặp thời tiết mưa lớn, Vũ Hán, Hàng Châu, Nam Xương, Bắc Kinh, Trường Sa, Thành Đô ... lần lượt xảy ra ngập lụt nghiêm trọng, đồng loạt trở thành thành phố "Venice phương Đông", cơ quan phòng chống lụt bão nhiều thành phố cũng vì vậy mà được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Có thể nói, một số thành phố Trung Quốc hễ mưa là trở thành biển nước mênh mông, đang là cố tật có thể nói là khá phổ biến của các thành phố.

    Ngày càng nhiều thành phố trở thành biển nước, tuy thiên tai mang tính bất khả kháng, nhưng thành phố là biểu tượng văn minh loài người, chưa thể khắc phục thiệt hại do thiên tai mang lại đã là sự thực không cần tranh cãi. Cống ngầm trong thành phố luôn được che phủ trong ánh hào quang hùng vĩ tươi đẹp của thành phố, những trận mưa lớn mỗi lần đều cảnh báo chúng ta rằng, cống ngầm của một thành phố đã quyết định năng lực ứng phó thử thách mưa lớn của thành phố.

    Cống ngầm thành phố, vấn đề luôn được che phủ trong vỏ bề ngoài tươi đẹp của đô thị này, cuối cùng buộc phải đưa ra ánh sáng mặt trời, trở thành tiêu điểm quan tâm của mọi người. Mùa hè hàng năm, không ít thành phố hễ mưa ắt sẽ ngập, gặp mưa lớn ắt sẽ bị ùn tắc giao thông. Có người đùa rằng "Chuyện lãng mạn nhất tại Hàng Châu là cùng người yêu đến Hồ Tây ngắm biển", "Quảng Châu cũng trở thành thành phố Venice phương Đông", "Chuyện lãng mạn nhất trên thế giới là cùng người yêu đến Bắc Kinh ngắm biển"..., tuy có chút diễu cợt không nghiêm túc, nhưng câu nói đùa đó cũng khiến mọi người phải chạnh lòng.

    Các thành phố đua nhau xây dựng đô thị quốc tế như măng mọc sau cơn mưa, nhưng điều đáng tiếc là, sự hiểu biết đối với "đô thị quốc tế" của không ít thành phố chỉ dừng ở nhà cao tầng. Thông thường, trong con mắt các nhà xây dựng chỉ có nhà cao tầng, không nhìn thấy những cơ sở đồng bộ như cống ngầm v.v, trong khi gặp phải thiên tai lại đẩy tất cả trách nhiệm về thiên nhiên. Đây thực sự là nỗi đau của văn minh thành phố, hệ thống thoát nước không thể ứng phó thử thách chắc chắn sẽ để lại bóng đen cho văn minh thành phố.

    Trận mưa lớn nhất trong 61 năm qua tại Bắc Kinh

    Hệ thống cống ngầm thành phố Trung Quốc cần phải cải tiến:

    Hệ thống thoát nước của nhiều thành phố Trung Quốc trong đó có Thủ đô Bắc Kinh đều được xây vào những năm đầu thành lập nước Trung Hoa mới, do nguyên nhân lịch sử, thiếu thốn về mặt kinh tế và kỹ thuật, để tiết kiệm giá thành, hệ thống cống ngầm toàn bộ sao chép theo thiết kế thoát nước "kiểu mạng lưới đường ống ngầm" của thời Liên Xô cũ, cách làm như vậy tuy giải quyết tạm thời những vấn đề trước mắt, nhưng khiến hệ thống thoát nước thành phố và quan niệm xây dựng thành phố trở nên "ùn tắc", để lại hậu họa khôn lường.

    Về mặt phép tính thiết kế thoát nước, cũng khá lạc hậu so với các nước phát triển. Phép tính lượng mưa, cường độ mưa lớn đều sử dụng công thức suy diễn đã lỗi thời, sử dụng đơn giản nhưng độ sai số quá lớn, trong khi nước ngoài đã sử dụng máy tính xây dựng mô hình phép tính cách đây ba, bốn chục năm. Trong một số công thức tính đang được sử dụng hiện nay, thường xuất hiện một số "hệ số kinh nghiệm", xem tên đã đoán được, sự xác định của nó hoàn toàn quyết định bởi người tính. Chính sự tích lũy từ những sai số nhỏ này, thường dẫn đến kết quả sai số càng lớn hơn. Bất kể về cơ sở phần cứng hiện có, hay là trong tư duy của nhà xây dựng, hệ thống "cống ngầm" đã không thể đáp ứng nhu cầu hiện tại.

    2. Trị lý cống ngầm là một khâu bắt buộc phải ứng đối trong quá trình thành phố trỗi dậy

    Cống ngầm Pa-ri

    Cống ngầm Pa-ri: sự hợp nhất của công trình và văn hóa

    Pa-ri cũng từng phải đối mặt với tình trạng cống ngầm bị tắc nghẽn bởi cát bùn, rác thải. Năm 1894, chính phủ quy định, tất cả hệ thống cung ứng nước sạch, thoát nước đều phải áp dụng biện pháp khép kín, cống ngầm Pa-ri trở thành một hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh. Sau thế chiến thứ nhất, cùng với sự mở rộng của quy mô thành phố, kiến trúc sư Pa-ri lại bắt đầu công trình lọc sạch cải tạo công nghiệp nước thải. Công trình khởi động từ năm 1935, kết thúc vào năm 1947, đã xây dựng 4 kênh thoát nước với đường kính ống 4 mét có tổng chiều dài 34 mét, để tiện cho tiến hành xử lý nước thải thông qua trạm lọc sạch. Tổng chiều dài cống ngầm Pa-ri ngày nay dài 2347 mét, hàng ngày có 1,2 tỷ mét khối nước được lọc sạch thải ra qua kênh này, những cống ngầm này giống hệ thống tiêu hóa của thành phố lớn này, trở thành cống ngầm nổi tiếng trên thế giới.

    Cống ngầm Pa-ri không những là một công trình, cũng là sự hợp nhất của nghệ thuật và văn hoá Pháp. Kể từ Triển lãm Thế giới năm 1867, lần lượt có nguyên thủ nước ngoài đến tham quan, hiện nay hàng năm tiếp đón hơn 100 nghìn khách du lịch, trở thành một thế giới ngầm hoàn toàn có thể sánh vai với cảnh đẹp của thành phố Pa-ri và đậm chất văn hóa.

    Cống ngầm Luân-đôn

    Cống ngầm Luân-đôn: Một trong 7 kỳ tích công nghiệp phương Tây

    Luân Đôn năm 1848 đã là thành phố lớn nhất có dân số đông nhất thế giới lúc bấy giờ, lên tới 2 triệu người, do sông Thames bị ô nhiễm, các dịch bệnh hoành hành. năm 1853, bệnh dịch tả bùng phát, bác sĩ bệnh truyền nhiễm kết luận: bệnh dịch tả là do nguồn nước bị ô nhiễm gây nên. Đồng thời cảnh báo, nước ngầm Luân Đôn đã bị ô nhiễm trầm trọng, đường hầm Luân Đôn thật là địa ngục giết người.

    Mùa hè năm 1858, mùi hôi thối của thành phố Luân Đôn đã tới mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử, phần lớn nghị sĩ Quốc hội và người giàu đều trốn khỏi Luân Đôn. Dưới sức ép dư luận lớn, nhà đương cục thành phố Luân Đôn buộc phải tiến hành cải tạo hệ thống thoát nước thành phố. Năm 1859, công trình chính thức khởi động. Như vậy, cống ngầm được xây dựng ngang dọc đan xen lẫn nhau dưới đường ngầm Luân Đôn, đường ngầm Luân Đôn cơ bản bị đào thành dạng tổ ong. Năm 1865, công trình hoàn thành, độ dài thực tế đã vượt quá phương án thiết kế, lên tới 2000 ki-lô-mét. Vào năm hoàn thành, toàn bộ nước thải được dẫn ra biển cả, mùi hôi trên bầu trời Luân Đôn cuối cùng đã biến mất. Tính đến nay, cống ngầm Luân Đôn vẫn được tôn vinh là một trong bảy kỳ tích công nghiệp phương Tây. Quy hoạch và xây dựng của nó khiến Luân Đôn tránh xa bệnh tật và mùi hôi, đi đến văn minh hiện đại đích thực.

    Cống ngầm Tô-ky-ô

    Cống ngầm Tô-ky-ô: Cống rãnh chảy xiết theo hình chữ "Xuyên"

    Hàng năm cứ vào mùa hè, Nhật cũng thường xuyên mưa lớn. Tuy nhiên, trên đường phố Tô-ky-ô hầu như không gặp trường hợp nào nước úng trong phạm vi một mét vuông, cũng hầu như không thấy có người nào đi giầy ủng. Đây là kết quả của hệ thống cống ngầm thành phố Tô-ky-ô đã đảm bảo tuần hoàn nước của Tô-ky-ô, cũng đảm bảo cuộc sống đô thị bình thường của người dân thành phố.

    Đường ống thoát nước ngầm của Tô-ky-ô cơ bản lấy hệ thống đường ống hợp lưu làm chủ thể. Tổng chiều dài của đường ống nước thải, nước mưa và hợp lưu ngầm vượt 15 nghìn ki-lô-mét, có hơn 470 nghìn miệng cống tiện cho kiểm tra, quét dọn đường ống và sửa chữa quản lý, bình quân 33 mét có một miệng cống.

    Hơn nữa trong thành phố Tô-ky-ô phân bố rất nhiều cống rãnh hình chữ "Xuyên". Những cống rãnh hình chữ "Xuyên" này đều là rãnh nhân tạo, rải rác khắp nội thành Tô-ky-ô. Thông thường, chiều ngang khoảng 3 mét, độ sâu khoảng 1,5 đến 2 mét. Ngày thường nó khô cạn, thỉnh thoảng có ít nước, nhưng vai trò tiêu nước của những cống rãnh này quả là rất lớn. Tất cả ống nước nhỏ đều chảy vào cống rãnh chữ "Xuyên", tất cả "Xuyên" lại kết nối qua kênh thoát nước sâu hơn và rộng hơn, sau khi hợp lưu tại các kênh, nước cống được dẫn vào biển qua vịnh Tô-ky-ô. Sau các trận mưa lớn, mặt đường Tô-ky-ô ít bị ứ nước, hoàn toàn do bố cục dòng chảy hình chữ "Xuyên" của cống rãnh này.

    3. Khơi thông tư duy quản lý mới có thể khơi thông cống ngầm

    Xây dựng thành phố phải chiếu cố cả "ngoài" lẫn "trong"

    Lâu nay, các nhà quyết sách thành phố chúng ta đã phớt lờ quy hoạch hợp lý trong quá trình đô thị hóa, không mấy coi trọng xây dựng hệ thống thoát nước ngầm. Kết quả điều tra nghiên cứu riêng đối với 351 thành phố năm 2010 của Bộ Nhà ở và xây dựng thành phố và nông thôn cho thấy, từ năm 2008-2010, có 62% thành phố trong nước xảy ra ngập lụt, có 137 thành phố từng xảy ra tai nạn ngập lụt trên 3 lần. Cách làm "coi trọng bề mặt, coi nhẹ hệ thống ngầm" của thành phố phản ánh quan niệm phát triển theo đuổi cái lợi trước mắt của người quản lý thành phố, đối với hệ thống thoát nước ngầm thành phố chi phí cao, không nhìn thấy, ít dùng đến, ít có người thực sự dày công xây dựng. Coi trọng bề ngoài là lẽ thường tình, nhưng cũng phải coi trọng những mặt bên trong được bao bọc bởi vẻ đẹp bề ngoài, đến khi xảy ra vấn đề, công chúng sẽ là người phải hứng chịu hậu quả, điều này lẽ ra không đáng để xảy ra.

    Trị lý tốt nạn ngập úng, còn cần phải chú trọng nhiều chi tiết hơn

    Mặc dù những khiếm khuyết tồn tại trong khi xây dựng hệ thống ngầm thành phố đã gây ngập lụt thành phố, nhưng cũng không thể hoàn toàn quy tội về cống ngầm. Có nghiên cứu nêu rõ, ngập lụt thành phố xảy ra dồn dập, nguyên nhân chính là biến đổi do khí hậu toàn cầu ấm lên mang lại, khiến thiên tai cực đoan xảy ra dồn dập, nhưng điều này không có nghĩa là việc quản lý thành phố có thể coi nhẹ xây dựng mạng lưới cống ngầm.

    Muốn giảm bớt ngập lụt thành phố, gửi gắm vào nâng cấp cải tạo mạng lưới đường ống thoát nước thành phố không những cần đầu tư lớn hơn trong quá trình phát triển nhanh chóng của thành phố trong hàng chục năm nay, nhà kiến trúc mặt đất tập trung, không gian ngầm cũng bị các đường ống như điện, nước nóng và thông tin viễn thông không ngừng phát triển chiếm lĩnh, khó có không gian đầy đủ dành cho nâng cấp hệ thống cấp thoát nước.

    Phó Tổng Công trình sư Viện Nghiên cứu khoa học thủy lợi thủy điện Trung Quốc Trình Hiểu Đào cho rằng, nếu thiếu sự suy xét tổng thể về quy hoạch hệ thống thành phố, chỉ dựa vào đường ống thoát nước để xả lũ, không thể trị lý triệt để nạn ngập úng thành phố, quan niệm xây dựng thành phố nhất định phải thay đổi, phải dành không gian dư dôi cho sinh thái thành phố, tăng vừa phải tỷ lệ mặt bằng nước và tỷ lệ thảm xanh. Do vậy, mạng lưới đường ống chỉ có thể ưu hóa, nhưng không phải chỉ một mực vì thoát nước, còn phải kết hợp thoát nước và trữ nước. Những chi tiết tương tự này không phải mang tính quyết định đối với ngập lụt, nhưng mỗi mặt đều phải chiếu cố đến, nhất là việc nâng cấp mạng lưới đường ống thoát nước đang gấp rút, cần đưa lên nghị trình.

    Trận mưa lớn nhất trong 61 năm qua tại Bắc Kinh

    4. Mưa lớn Bắc Kinh thúc đẩy xây dựng cơ chế công khai thông tin tai nạn

    Hễ xảy ra sự kiện công cộng thì có công chúng đoán non đoán già, bất kể việc thông báo thông tin nhanh đến nhường nào, cái gọi là "thời gian nhanh nhất", thực ra mãi mãi nằm trong "phản ứng đầu tiên" đối với sự kiện của dân chúng. Sau trận mưa lớn Bắc Kinh, công chúng quan tâm nhất là tình hình thiên tai; trong thông tin tình hình thiên tai, mấu chốt nhất lại là con số người thương vong. Từ những con số "mưa lớn làm 3 người chết", "mưa lớn làm 10 người chết", "mưa lớn làm 25 người chết"... đến "37 người", cơ quan chính quyền không ngừng công bố sự thực về thiên tai mưa lớn bằng những số liệu uy tín và kịp thời, cũng chính vì có con số chân thực không ngừng được bổ sung, về sự kiện mưa lớn Bắc Kinh, các phương tiện truyền thông cá nhân như tiểu blog thể hiện hai đặc điểm mới: Một là thể hiện lý trí dư luận hiếm thấy, cư dân mạng không còn phải băn khoăn về hư thực của con số, mà là cảm động về thiện chí của chính phủ, tìm mọi cách giúp chính phủ khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hai là thể hiện năng lực tham gia việc công khá mạnh, khi trận mưa lớn ập đến, vì có có số chân thực không ngừng được bổ sung, mọi người không những theo dõi việc làm rõ trách nhiệm, mà càng quan tâm tổ hợp có trật tự việc cứu trợ công và cứu tế tư, lao tâm khổ tứ vì lợi ích công.

    Trong khi ứng phó mưa lớn bất ngờ này, Bắc Kinh đã xây dựng một điển hình quản lý chính trị mới cho các chính quyền địa phương: cần phải công bố tình hình thương vong thiên tai với cả xã hội. Trước hết là vì cơ chế công khai thông tin thiên tai là việc bắt buộc trong khi xây dựng chính phủ minh bạch, hai là cơ chế công khai thông tin thiên tai là sự lựa chọn thuận theo xã hội công dân. Ba là cơ chế công khai thông tin thiên tai là sự thể hiện của nắm quyền nhân văn.

    Đương nhiên, điều chúng ta mong đợi hơn là mưa lớn Bắc Kinh có thể trở thành một cơ hội để thúc đẩy xây dựng cơ chế công khai thông tin thiên tai, khiến việc công khai ngoại lệ này đi đến quy chế mang tính phổ biến. Ngoài con số thương vong ra, nội dung công khai nên rộng hơn, sâu hơn, khiến dân chúng quan tâm tình hình thiên tai gần gũi hơn với chính phủ, khiến ngăn cách vì thông tin bế tắc ít hơn. Chỉ có như vậy, khi gặp phải mưa lớn, chúng ta mới có thể giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất, trong khi đó chính quyền thành phố mới có thể giành được quyền chủ động trong sự kiện đột xuất công cộng và giành được lòng tin của dân.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>