Năm 1837 thành lập Hiệp hội bơi đầu tiên trên thế giới. Năm 1908 quy định môn bơi cần thi đấu trong bể bơi. Bể bơi tiêu chuẩn quốc tế dài 50 mét, rộng ít nhất 21 mét, sâu trên 1,8 mét. Có 8 đường bơi, mỗi đường bơi rộng 2,5 mét, ranh giới giữa các đường bơi tạo thành bởi các phao nổi đường kính từ 5 đến 10 căng-ti-mét nối với nhau. Vận động viên thi đấu cần đứng trên bục xuất phát để xuất phát (trừ bơi ngửa), bục xuất phát cao hơn mặt nước từ 50 đến 75 căng-ti-mét, diện tích của bục là 50X50 căng-ti-mét.
Năm 1896 khi được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội, môn bơi không phân chia kiểu bơi, thật sự là "kiểu tự do", chỉ có ba nội dung 100 mét, 500 mét và 1200 mét. Đến Thế vận hội lần thứ 2 năm 1900, đã có kiểu bơi ngửa; đến Thế vận hội lần thứ 3 năm 1904, có thêm kiểu bơi ếch. Đến Thế vận hội lần thứ 5 năm 1912, có thi đấu môn bơi của nữ. Thế vận hội lần thứ 16 năm 1956, lại tăng thêm kiểu bơi bướm, từ đó có hình thức cố định là bốn kiểu bơi. Thi đấu môn bơi tại Thế vận hội sau đó phát triển đến cả thảy có 6 môn là bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa, bơi phối hợp và bơi tiếp sức (bơi tự do và bơi phối hợp) với 32 nội dung, là môn có nhiều huy chương vàng chỉ sau môn điền kinh tại Thế vận hội.
Các cột mốc của môn bơi lội:
Năm 36 trước Công nguyên, thi đấu môn bơi có tổ chức sớm nhất trên thế giới, tổ chức tại Nhật.
Năm 1869, Luân Đôn thành lập "Hiệp hội Câu lạc bộ bơi lội đô thị lớn" một tổ chức tương tự như Liên đoàn, quy tắc thi đấu môn bơi sớm nhất ra đời.
Năm 1896, tại Thế vận hội hiện đại lần thứ nhất tổ chức tại A-ten, bơi trở thành môn thi đấu chính thức. Nội dung thi lúc đó chỉ có: Bơi tự do 100 mét, 500 mét và 1200 mét.
Năm 1912, Thế vận hội lần đầu tiên mở hai nội dung bơi nữ.
Ngày 9 tháng 7 năm 1922, vận động viên Mỹ Johnny Weissmller, là người đầu tiên trên thế giới có thành tích bơi tự do 100 mét nam chưa đến một phút. Thành tích của anh là 58 giây 6.
Ngày 28 tháng 2 năm 1964, nữ vận động viên Ô-xtrây-li-a Dorn Fraser giành được thành tích tốt 58 giây 9 trong bơi tự do 100 mét nữ tại Thế vận hội Tô-ki-ô.
Năm 1972, vận động viên Mỹ Mark Spiez giành được 7 tấm huy chương vàng tại Thế vận hội Mu-ních, bao gồm 4 tấm huy chương vàng cá nhân và 3 tấm huy chương vàng bơi tiếp sức. Anh là vận động viên bơi nhanh nhất trên thế giới.
Năm 2008, tuyển thủ Mỹ Mai-côn Phép một mình đoạt 8 tấm huy chương vàng (gồm 5 nội dung cá nhân và 3 đồng đội) tại Thế vận hội Bắc Kinh, vượt qua kỷ lục đoạt 7 tấm huy chương vàng của người đồng hương Spiez tại Mu-ních năm 1972. Anh là vận động viên vĩ đại nhất trong lịch sử Thế vận hội .
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |