Đại đa số tỷ phú thế giới làm giàu từ hai bàn tay trắng đều không ngần ngại bỏ thời gian và sức lực để giáo dục quan niệm về tiền bạc, quản lý tài chính cho con cái... thông qua một số bí quyết. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu các "đại gia" thế giới giáo dục con cái như thế nào.
Lý Gia Thành: Cho con trai làm nhân viên nhặt bóng
Ông Lý Gia Thành xông pha từ hai bàn tay trắng, ngay từ rất sớm đã bắt đầu quan tâm việc giáo dục con cái, được biết, lúc hai con trai Lý Trạch Cự và Lý Trạch Khải mới 8, 9 tuổi, ông Lý Gia Thành đã cho đặt hai chiếc ghế nhỏ, để hai con trai dự thính hội nghị của Hội đồng quản trị công ty. Tiền tiêu vặt của con trai thứ Lý Trạch Khải đều là do bản thân mình làm thêm ngoài giờ học, làm tạp vụ, nhân viên phục vụ nhà hàng kiếm được. Cứ đến Chủ nhật hàng tuần, Lý Trạch Khải đều đi sân gân nhặt bóng, đeo một chiếc túi da chạy đi chạy lại, lĩnh tiền làm thuê bằng sức lao động của mình. Thù lao của Lý Trạch Khải, ngoài dùng cho chi tiêu hàng ngày của mình ra, có lúc còn giúp các bạn gia đình khó khăn. Ông Lý Gia Thành sau khi biết được điều này rất vui mừng, ông nói với vợ rằng: "Con mình cứ như thế, sau này chắc sẽ thành đạt".
Akio Morita: Chỉ "trong sáng" vẫn chưa đủ
Rất nhiều phụ huynh sợ con cái nhiễm phải thói xấu, do vậy mà không cho con cái tiếp xúc với tiền.Trong xã hội đầy cạnh tranh và rủi ro, "trong sáng" như vậy rất dễ bị đào thái. Người sáng lập Công ty Sony, ông Akio Morita đã quá cố, khi vừa mới lớn, bố mẹ ông đã cho ông biết rằng: Con là con cả, sẽ buôn bán gạo rượu sau này. Từ nhỏ ông Akio Morita được đào tạo để trở thành người kế thừa gia sản, dần dần trở nên nhanh trí và giỏi giang, biết tính toán kỹ càng, rốt cuộc đã thành đạt, làm nên sự nghiệp.
Watson: Quy hoạch tương lai cho "của cải" mình
Muốn quản lý tài chính tốt cần phải có sự tích toán trước, cần phải quy hoạch mục tiêu, kế hoạch... quản lý tài chính của mình. Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị IBM, ông Watson thì đòi hỏi con trai ông phải làm kế hoạch tiêu vặt hàng tuần, mục tiêu thu chi hàng tháng kể từtrung học cơ sở, giúp con trai gây dựng ý thức thương mại ngay từ rất nhỏ, cuối cùng con trai cũng trở thành Tổng Giám đốc điều hành Công ty IBM, thói quen quản lý tài chính tốt đã giúp ông có một cuộc đời sán lạn.
Modern: Biết tiết kiệm không bằng biết kiếm tiền
Người sáng lập Tập đoàn Tài chính Modern, trước đây sinh kế bằng nghề bán trứng gà và mở cửa hàng tạp hóa, yêu cầu nghiêm khắc đối với con cái sau khi đã làm giàu, quy định con cái cần phải làm việc nhà để kiếm tiền tiêu vặt, mấy đứa con bèn tranh nhau làm việc. Con út Thomas không giành được việc làm do tuổi nhỏ, như vậy là cả tiền mua đồ ăn vặt cũng không có, rất tiết kiệm, ông Modern sau khi biết được điều này nói với Thomas rằng: "Con không nên tiết kiệm chi tiêu, mà nên nghĩ làm thế nào làm được nhiều việc để kiếm nhiều tiền". Câu này đã nhắc nhở Thomas, vì vậy, Thomas nghĩ đến nhiều cách làm việc, tăng nhiều nguồn thu, dần dần có thêm nhiều tiền tiêu vặt, Thomas cuối cùng vỡ lẽ ra, trong quản lý tài chính tăng thu quan trọng hơn giảm chi.
John Rockefeller: Thưởng hữu hiệu hơn phạt
John Rockefeller có 5 người con, của cải gia đình vượt xa những gia đình bình thường khác, nhưng ông lại hết sức "keo kiệt" đối với tiền tiêu vặt của con cái, quy định độ tuổi của con cái khác nhau thì tiền tiêu vặt sẽ khác nhau; 7, 8 tuổi mỗi tuần được 3 hào, 11, 12 tuổi mỗi tuần được 1 đồng, trên 12 tuổi mỗi tuần được 2 đồng, phát tiền theo từng tuần. Ông còn cho mỗi con một cuốn sổ, để ghi rõ mục đích sử dụng của từng khoản chi tiêu, lúc lĩnh tiền giao cho ông kiểm tra. Sổ sách rõ, mục đích sử dụng đúng, tuần sau có thể tăng thêm 5 xu, ngược lại sẽ giảm số tiền tương ứng. Bên cạnh đó, con cái làm việc nhà còn có thể được trả thù lao, trợ cấp tiền tiêu vặt. Ví dụ, diệt 100 con ruồi được 1 hào, bắt một con chuộc được 5 xu. Sau đó, con thứ 2 làm phó tổng thống và con thứ ba làm công nghiệp mới còn chủ động yêu cầu hợp tác phụ trách đánh giầy cho cả nhà, mỗi đôi giầy được 5 xu, giầy ủng cao được 1 hào. Lúc 11, 12 tuổi hai người còn cùng nuôi thỏ để bán cho sở nghiên cứu y học.
Carnegie: Của cải không đổi được tình cảm
Trong quản lý tài chính gia đình, rất kỵ đặt tiền ở vị trí hàng đầu, lên trên hết, như vậy sẽ phương hại tới tình cảm vợ chồng, tình cảm giữa bố mẹ với con cái. "Vua thép" Mỹ Carnegie từng nói về con cái rằng: "Của cải không đổi được tình cảm". Ông nói: "Nếu tôi rất rộng tay, cho các con nhiều tiền, vậy các con chỉ nhớ tiền của tôi chứ không nhớ cha là tôi. Nếu tôi rất ky bo, có thể các con không có tình cảm với tôi, cho nên tôi thà bỏ nhiều thời gian quan tâm các con, vun đắp tình cảm giữa người và người. Bởi vì trước mặt sự yêu thương, của cải trở nên bất lực. Các con nên nhớ rằng điều làm động lòng thương gia không chỉ là giá cả, mà còn có tình cảm".
Boeing: Không bỏ cái cũ thì không được cái mới
Rất nhiều người coi đồ của mình quý như vàng, cho rằng như vậy tiết kiệm được tiền, người sáng lập Công ty Boeing Mỹ, ông Boeing lại nói với con cái mình rằng: "Không bỏ cái cũ thì không có được cái mới, nếu con có ý muốn mua đồ, thì con sẽ có động lực cố gắng làm việc, bỏ đồ cũ trái lại có thể kích thích người ta làm ra càng nhiều của cải". Đúng vậy, trong việc quản lý tài chính, cứ khăng khăng tiết kiệm đồ cũ, không bằng hãy nỗ lực đi kiếm cái mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |