• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nên tăng tuổi nghỉ hưu hay không

    2012-07-07 18:07:52     CRIonline
    Các bạn thân mến, vừa qua việc nên hay không tăng tuổi nghỉ hưu lại được tranh luận sôi nổi. Nguyên nhân là vì Bộ Nguồn Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho biết sẽ đi sâu nghiên cứu về vấn đề này, và nêu ra chính sách tăng tuổi lĩnh tiền dưỡng lão cơ bản. Song có rất nhiều người bày tỏ phản đối chính sách như vậy. Tính đến ngày 12/6/2012, trong điều tra về vấn đề này trên Báo điện tử Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, có tới 93,9% cư dân mạng phản đối "tăng tuổi nghỉ hưu", chỉ có 2,4% số người ủng hộ.

    Những người phản đối cho rằng, chính sách này sẽ hình thành sức ép đối với thị trường việc làm; thái độ của người ủng hộ là, tuổi thọ trung bình của con người hiện nay đã tăng lên, cộng thêm thực tế thiếu hụt Quỹ dưỡng lão, quả thực cần "tăng tuổi nghỉ hưu". Liệu có nên hay không tăng tuổi nghỉ hưu? Các bạn nghe Đài có ý kiến gì? Chúng tôi mong các bạn gửi thư hoặc e-mail cho chúng tôi, nêu quan điểm của các bạn, địa chỉ e-mail của chúng tôi là: vie@cri.com.cn

    LQ: Quí vị và các bạn thính giả thân mến, mời các bạn đón nghe tiết mục "Lăng kính Cuộc sống" của Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc. Tôi là Lệ Quyên.

    SH: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Sảnh Hoa. Hôm nay, chúng tôi vẫn mời anh Thanh Long mà các bạn quen thuộc cùng tham gia chương trình, hoan nghênh anh Thanh Long.

    TL:Vâng, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào các bạn nghe Đài.

    LQ: Vấn đề thảo luận hôm nay của chúng ta có liên quan mật thiết với nhiều bạn tuổi trung niên là : Tăng tuổi nghỉ hưu có thích hợp không ? Sau nhiều năm thảo luận vấn đề này, quần chúng nhân dân đều cho rằng, việc này có liên quan đến việc Quỹ dưỡng lão thiếu hụt.

    SH: Vâng, một khi tăng tuổi nghỉ hưu, nguồn thu của Quỹ dưỡng lão, hay còn gọi là Quỹ lương hưu sẽ tăng lên, chi tiêu giảm xuống, thiếu hụt kinh phí sẽ được thu hẹp. Tình hình thực tế ra sao? Sau khi phỏng vấn nhiều người, phóng viên phát hiện có hai quan điểm chính, một là: tăng tuổi nghỉ hưu không có ý nghĩa lắm đối với giải quyết thiếu hụt Quỹ dưỡng lão; hai là: tăng độ tuổi về hưu với lý do tuổi thọ trung bình đã tăng lên cũng không trụ vững.

    LQ: Đúng thế, vậy lý do của quan điểm hai bên khác nhau như thế nào ? Trong tiết mục "Lăng kính cuộc sống" hôm nay, chúng tôi sẽ lần lượt phân tích và giới thiệu với quí vị và các bạn.

    SH: Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quan điểm thứ nhất, một số người cho rằng, tăng độ tuổi nghỉ hưu không có ý nghĩa lắm đối với giải quyết thiếu hụt Quỹ dưỡng lão, vì xét trong phạm vi cả nước, Quỹ này không thiếu tiền, hầu như năm nào cũng thu nhiều hơn chi. Anh Thanh Long có nhận xét gì về quan điểm này ạ?

    TL: Theo thống kê từ trước đến nay của Bộ Nguồn Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho thấy, tiền dưỡng lão đều không bị thâm hụt trừ cá biệt năm. Quỹ Dưỡng lão hàng năm đại để đến từ ba nguồn, một là từ doanh nghiệp và cá nhân; hai là ngân sách nhà nước; ba là lãi suất v.v. Trong đó thu từ doanh nghiệp và cá nhân đóng góp trên 80% cho Quỹ Dưỡng lão, là chủ lực tuyệt đối. Chỉ riêng khoản thu này đã đủ để ứng phó với chi tiêu hàng năm, và còn có phần dư dôi. Xét trong phạm vi cả nước, tiền dưỡng lão còn có gần 2 nghìn tỉ Nhân dân tệ, tương đương với quy mô tài khoản rỗng của tài khoản cá nhân.

    LQ: Vâng, trước hết chúng tôi xin giới thiệu với các bạn sơ qua về tình hình của Trung Quốc. Tiền dưỡng lão mà Doanh nghiệp Trung Quốc phải nộp cho Quỹ Dưỡng lão chiếm 20% tiền lương, dùng để thu chi ngay, ứng phó việc chi tiêu của Quỹ Dưỡng lão trước mắt. Số tiền mà cá nhân phải nộp chiếm 8% tiền lương, được cho vào tài khoản cá nhân, cũng có nghĩa là nhà nước gửi tiền vào ngân hàng cho cá nhân, tương đương một khoản đầu tư tiết kiệm chuyên dành để bảo đảm đời sống tuổi già cho cá nhân. Đúng ra mà nói đã là tiền của cá nhân thì số tiền này phải nằm trong tài khoản của cá nhân. Nhưng số tiền này lại bị lạm dụng chuyển sang tạm dùng cho việc khác. Tuyệt đại đa số tài khoản cá nhân hữu danh vô thực, trong không có tiền, đây cũng chính là Tài khoản không tiền của Quĩ dưỡng lão nổi tiếng.

      SH: Hay nói cách khác, phần lớn tiền trong tài khoản dưỡng lão cá nhân bị đưa vào trong tài khoản chung để chi tiêu thường xuyên, nếu lại rót tiền lấp chỗ trống tài khoản cá nhân, thì thiếu hụt sẽ càng lớn. Thế nhưng, xét từ phạm vi khu vực, có hơn 10 tỉnh xuất hiện tình trạng chi nhiều hơn thu, trong khi đó những tỉnh "giàu" lại có số dư lên tới hơn trăm tỷ đồng. Trung Quốc có rất nhiều tỉnh, liệu có phải tỉnh nào cũng đều xuất hiện tình trạng này không ạ?

    TL: Vâng. Chị nêu vấn đề rất hay. Vấn đề nhắc tới ở trên, tại vùng duyên hải Trung Quốc lại là quang cảnh khác, ngay từ năm 1999, số dôi dư của bảy tỉnh duyên hải đã chiếm 62% số dôi dư của cả nước. Đến cuối năm 2011, số dôi dư tiền dưỡng lão của riêng tỉnh Quảng Đông là 289 tỉ 261 triệu Nhân dân tệ. Điều này đương nhiên là vì tỉnh Quảng Đông có số người vãng lai lớn nhất trong nước, nhiều người trong số họ chỉ nộp tiền mà không dưỡng lão tại Quảng Đông. Làn sóng lao động vãng lai rút tiền đóng góp Quỹ Dưỡng lão năm xưa cũng để lại một khoản "thu nhập" cho Quảng Đông, vì lao động vãng lai chỉ rút được khoản 8% mà mình nộp, còn khoản 20% do đơn vị nộp vẫn để lại Quảng Đông.

    Vậy thì, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ có ý nghĩa dựng sào thấy bóng đối với các tỉnh thu không đủ để chi không? Cũng không hẳn như vậy. Lấy ví dụ Thượng Hải, họ đã bắt đầu thí điểm tăng tuổi nghỉ hưu từ lâu rồi, nhưng năm 2010 vẫn có lỗ hổng 3,5 tỉ Nhân dân tệ.

    LQ: Muốn giảm áp lực chi trả tiền dưỡng lão trong giai đoạn trước mắt, việc nâng cao trình độ hành chính có tác dụng nhiều hơn so với tăng tuổi nghỉ hưu. Được biết, nếu Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu thêm một năm thì Quỹ Dự trữ lưu thông dưỡng lão sẽ tăng thêm 4 tỉ Nhân dân tệ, giảm chi 16 tỉ Nhân dân tệ, giảm bớt thiếu hụt 20 tỉ Nhân dân tệ. Tất nhiên, Những con số trên đã được tính toán từ nhiều năm trước, theo đà dân số già hóa tăng lên, thiếu hụt của quỹ sẽ càng nhiều. Các bạn có thấy như vậy không ?

    TL: Vâng, chị nói rất đúng, nhưng vấn đề là ở chỗ: Một là, có 90% số dôi dư nghìn tỉ tiền dưỡng lão nằm trong hơn hai nghìn tài khoản đã được gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng, không theo kịp mức tăng CPI. Hai là, diện phủ sóng và cấp độ trù tính chung của tiền dưỡng lão đều chưa đủ, không có hiệu ứng quy mô, lại dễ xảy ra tham nhũng ở cơ sở. Ba là, "nghỉ hưu không chính thức" đã trở thành trào lưu mới, đã tăng thêm chi tiêu tiền dưỡng lão. Qua đó có thể thấy, người nghỉ hưu trước tuổi ở Trung Quốc rất nhiều, đương nhiên lại tăng thêm rất lớn gánh nặng tiền dưỡng lão.

    Tóm lại, bất kể nâng cao trình độ quản lý giám sát tiền dưỡng lão từ mặt nào kể trên, số tiền tiết kiệm được quyết không ít hơn so với việc tăng tuổi nghỉ hưu. Nhưng nếu ngay cả giám sát quản lý cơ bản cũng không có, tiền dưỡng lão do quần chúng làm thêm 5 năm để lại ở đó không những không thể tăng giá, mà còn có thể bị tham nhũng, căn cứ vào đâu mà muốn mọi người làm thêm vài năm rồi mới nghỉ hưu?

    SH: Xem ra, chương trình dưỡng lão cần có một cơ chế mang tính hệ thống, chứ không phải nghĩ đến đâu thì làm đến đấy, chỉ theo đuổi lợi ích trước mắt. Nếu không có một cơ chế mang tính hệ thống, chỉ tăng độ tuổi nghỉ hưu thì có tác dụng gì? Chi bằng trả lại cho mọi người 8% số tiền lương đó, tuy việc tự lên kế hoạch cho mình sẽ không có ưu thế về quy mô, nhưng chắc chắn họ sẽ phải tính đến lợi ích của mình trước.

    LQ: Nói quá hay, vậy chúng ta cùng thư giãn chốc lát. Chẳng mấy chốc đã bước vào giữa hè, Bắc Kinh gần đây mưa gió sấm chớp liên tục, có lẽ thời tiết Việt Nam cũng mưa nhiều, mong rằng trời mưa không làm ảnh hưởng đến tâm trạng nghe đài của các bạn, thực ra trong mưa cũng có không ít điều thú vị, mời các bạn thưởng thức bài hát "Cảnh trong mưa".

    LQ: Sau khi thưởng thức bài hát "Cảnh trong mưa" vui nhộn trên, chắc tâm trạng mọi người khoan khoái hơn ? Chúng ta tiếp tục thảo luận vấn đề trên. Sau đây chúng ta cùng nghe ý kiến của những người phản đối, họ cho rằng : Lấy lý do tuổi thọ bình quân tăng lên để tăng tuổi nghỉ hưu là không hợp lý.

    SH: Vâng, rất nhiều người ủng hộ quan điểm này. Bởi vì, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc không cao, không nên để những người lớn tuổi bị bệnh tiếp tục phải làm việc. Cái cớ mà nhiều người đưa ra về tuổi nghỉ hưu đó là tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đã lên tới hơn 70 tuổi, tại sao chúng ta vẫn thực hiện tiêu chuẩn độ tuổi nghỉ hưu của những năm 50 thế kỷ trước? Anh có nhận xét gì về vấn đề này ạ?

    TL: Vấn đề là, tiêu chuẩn này ở thế kỷ trước kỳ thực không sát thực tế. Đầu thập niên 50 thế kỷ trước, lúc đó tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc, nam giới là 40 tuổi, phụ nữ là 42,3 tuổi. Cũng tức là nói, tiêu chuẩn "nam công nhân viên chức đủ 60 tuổi, nữ cán bộ đủ 55 tuổi, nữ công nhân đủ 50 tuổi" kỳ thực lúc đó đã đi trước quá nhiều, là muốn để mọi người làm việc cho đến chết, cũng không cần phải trả tiền dưỡng lão gì cho mệt."

    Còn hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Thế nhưng tuổi thọ trung bình này kỳ thực là số bình quân gia quyền, liên quan rất lớn tới tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, dùng nó để dẫn chuyện rõ ràng không thoả đáng. Mà theo tư liệu của Ngân hàng Thế giới, thực ra tuổi thọ người Trung Quốc cũng chỉ tăng 5 tuổi trong 20 năm qua.

      LQ: Một người nếu sống 80 tuổi, mà sau 60 tuổi thường xuyên ốm đau, sức khỏe suy yếu, thì tuổi già của họ thực ra chất lượng không cao, cũng không thích hợp làm việc. Tổ chức Y tế Thế giới có một khái niệm riêng gọi là "Tính toán tuổi thọ khỏe mạnh". Theo kết quả của một năm gần đây nhất là năm 2003 cho thấy, tuổi thọ khỏe mạnh bình quân của người Trung Quốc là 64 tuổi, trong đó nam giới bình quân là 63 tuổi, nữ giới là 65 tuổi. Tuổi thọ khỏe mạnh bình quân của các nước phát triển cao hơn nhiều. Vì vậy, tuổi thọ tăng lên không đại diện cho sức khỏe, người cao tuổi sức khỏe không tốt quả thực là không thích hợp làm việc.

    SH: Tóm lại, việc xây dựng chính sách công của chúng ta cần phải có hai chữ "công bằng". Nếu không sẽ khiến những người được lợi thì càng được lợi hơn, tăng thêm chênh lệch về thu nhập. Chính sách công không thể tách rời "công bằng", mà tăng tuổi nghỉ hưu hiển nhiên sẽ khiến đông đảo người lao động có cảm giác như mình bị xúc phạm. Anh có nhận xét gì về vấn đề này ạ?

    TL: Vâng, đúng vậy, bất kể là dùng tài khoản cá nhân của họ, hay cơ chế tiền dưỡng lão khác nhau để chi trả, đều cho họ thấy hai chữ "bất công". Muốn cân bằng thu chi tiền dưỡng lão sau này, nếu việc làm đầu tiên không phải là nâng cao năng lực hành chính, tăng cường trù tính chung, cũng không dùng tiền ngân sách và tiền chia hoa hồng của doanh nghiệp nhà nước để trợ cấp, thì khiến người ta càng không nhìn thấy hy vọng xoá bỏ hai cơ chế tiền dưỡng lão (bởi vì điều này sẽ động chạm tới lợi ích của nhóm người khác, họ yêu cầu sáp nhập cơ chế không được hạ thấp tiền nghỉ hưu của họ), trong tình hình này, căn cứ vào đầu để họ chấp nhận? Cũng như một số người lao động cơ sở từng nói, vì sao lần nào chúng ta cũng là người chịu hy sinh, thiệt thòi?

      SH: Anh nói rất có lý. Thực ra, ngay từ khi mới xây dựng cơ chế Quỹ dưỡng lão chúng ta đã có thể thấy nó thiếu tầm nhìn xa, "đau đầu thì chữa bệnh đau đầu, đau chân thì chữa bệnh đau chân", không có quy hoạch tổng thể, hễ cứ phát sinh vấn đề là nghĩ cách sửa đổi cơ chế.

      LQ: Tất nhiên còn vấn đề công bằng nữa, dư luận phổ biến cho rằng, việc này sẽ không công bằng đối với thanh niên tìm việc làm, người cao tuổi chiếm công việc sẽ làm cho tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên càng cao. Nhưng cũng có nhiều học giả nghiên cứu phát hiện, tăng tuổi nghỉ hưu không làm ảnh hưởng lớn đến việc sắp xếp công ăn việc làm, bởi vì Trung Quốc là nước thất nghiệp có tính chất kết cấu, vấn đề phổ biến là người đợi việc làm và nhu cầu của doanh nghiệp không giống nhau.

      SH: Vâng, khi xây dựng một chính sách công đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, có sự chuẩn bị từ trước, cũng không nên coi nhẹ nguyện vọng của đông đảo dân chúng, coi nhẹ hai chữ "công bằng".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>