• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Các em có trở nên ngu dốt hay không nếu ít đọc vài năm sách?

    2012-05-24 18:21:34     CRIonline

    Nghe Online-I           Nghe Online-II

     

    Các bạn thân mến, Báo Thanh niên Trung Quốc vừa qua đưa tin, người Trung Quốc trung bình mỗi năm đọc một cuốn sách, thấp hơn nhiều so với I-xra-en trung bình mỗi người đọc 64 cuốn sách. Trẻ em Trung Quốc chủ yếu là đọc sách tập làm văn, sách phụ đạo và sách giáo khoa, chuyên gia thậm chí cho rằng, trẻ em Trung Quốc "có thể trở thành thế hệ ngu dốt". Sự thật là, những con số kể trên không những không đáng tin cậy, quan ngại thế hệ mới trở thành thế hệ ngu dốt nhất chắc chắn là lời nói thất thiệt làm người nghe hoảng sợ. Các bạn nghe Đài nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? Hoan nghênh các bạn liên hệ với chúng tôi nêu quan điểm của mình qua địa chỉ: vie@cri.com.cn

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" được phát trong các buổi phát thanh từ 21-24 giờ và phát lại vào các buổi phát thanh từ 10-12 giờ và 18-21 giờ ngày hôm sau theo giờ Hà Nội, mong các bạn chú ý đón nghe.

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.

    LQ: Hôm nay, Sảnh Hoa và LQ mời anh Thanh Long cùng tham gia buổi thảo luận này

    TL: Vâng, xin chào chị Lệ Quyên, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào các bạn nghe Đài, rất vui mừng lại được gặp các bạn trong tiết mục hôm nay.

    LQ: Liệu có phải mỗi một người Trung Quốc bình quân một năm chỉ xem có một cuốn sách? Theo kết quả nghiên cứu về tình hình toàn dân đọc sách lần thứ 9 của Viện Nghiên cứu Xuất bản Báo chí TQ, năm 2011, người dân TQ từ 18 đến 70 tuổi bình quân mỗi người đọc 4,35 cuốn sách, 100,70 tờ báo và 6,67 quyển tạp chí. Ngoài ra, cũng trong năm 2011 người dân TQ từ 18 đến 70 tuổi, bình quân mỗi người đọc 1,7 cuốn sách điện tử. Còn năm 2010 bình quân mỗi một người dân TQ đọc 4,25 cuốn sách, sách điện tử là 0,37 cuốn. Xét từ số lượng, thì lượng sách in người dân TQ đọc trong một năm có tăng đôi chút, còn sách điện tử thì tăng khá nhiều.

    SH: Về tình hình đọc sách báo của thanh thiếu niên tại Trung Quốc, trên thực tế, tỷ lệ đọc sách và lượng sách đọc trung bình của người chưa thành niên đều cao hơn người thành niên từ 18 đến 70 tuổi. Năm 2011, tỷ lệ đọc sách tham khảo của người chưa thành niên từ 14 đến 17 tuổi là 10,68 quyển, tăng chút ít so với 9,99 quyển của năm 2010. Con số thống kê này không gồm sách giáo khoa, chỉ tính sách tham khảo. Theo kết quả điều tra của Báo Thanh niên Trung Quốc, bình quân một người Do Thái đọc 64 quyển sách/năm, tức là thời gian đọc sách hàng ngày là 2 tiếng đồng hồ, một số cư dân mạng còn nói đùa rằng "Ở I-xra-en, ai cũng là nhà phê bình sách". Cũng có người nói "Không phải cứ cầm quyển sách thì được coi là đọc sách, mà phải ghi chép mới là học thật sự". Anh có nhận xét thế nào về vấn đề này ạ?

    TL: Sách giấy cũng từng được coi là sự vật mới thay thế hình thức kể chuyện truyền miệng, xét đến cùng sẽ có cách đọc tiện lợi hơn, lưu truyền thuận tiện hơn thay thế nó. Trước khi xuất hiện sách giấy, truyền miệng có thể coi là cách "đọc" sớm nhất. Theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mới xuất hiện sách giấy, sau khi bước vào xã hội thương mại, sách giấy mới từ đặc quyền quý tộc trước đây, trở thành sản phẩm bình thường mà người bình thường cũng có thể tiêu dùng được. Hiện nay bước vào thời đại thông tin, kỹ thuật số trở thành đặc trưng thời đại, đọc sách kỹ thuật số là xu thế chung.

    LQ: Đúng vậy, từ trước đến nay hình thức sách báo đều thay đổi theo hướng dùng nguyên liệu ngày một nhẹ, xem ngày một tiện, truyền bá ngày càng nhanh và lưu trữ ngày càng an toàn. Ngày nay, đọc sách báo trên mạng, trên điện thoại di động, đọc sách báo điện tử không những đã rất thịnh hành, mà còn được các doanh nghiệp ngành điện tử khai thác theo xu hướng thời thượng hiện đại hóa. Vậy anh Thanh Long có nhìn nhận như thế nào đối với việc này?

    TL: Vâng, bản thân điều này là kết quả lựa chọn vô thức tập thể của nhóm người thời đại. Tỉ lệ tiếp xúc cách đọc kỹ thuật số đã tăng trên 30% so với năm trước, đọc sách giấy không còn là cách duy nhất được để giành được kiến thức trong thời đại điện thoại di động thông minh phổ cập, mạng di động mới nổi, ngày càng có nhiều người đọc sách điện tử qua thiết bị di động như điện thoại di động, Ipad, Kindle v.v. Sự tiến bộ của công nghệ, khiến mọi người có thể dễ dàng đọc sách trong thời gian dỗi dãi kể cả trên đường ̣đi làm hay tan tầm v.v. Những người vẫn thích đọc sách giấy truyền thống vẫn có thể tiếp tục đọc sách giấy, mỗi người đều có sở thích riêng của mình. Xét đến cùng thì sự xuất hiện của cách đọc sách kỹ thuật số chẳng qua là đã cung cấp cách đọc đa nguyên hơn cho mọi người.

    SH: Anh nói rất đúng. Qua tìm hiểu Sảnh Hoa được biết, số liệu thống kê cuộc điều tra về đọc sách toàn dân lần thứ 9 đã cho thấy rõ người dân đang dần dần chuyển sang đọc sách bằng phương tiện kỹ thuật số. Năm 2011, tỷ lệ đọc sách điện tử của người dân trong cả nước Trung Quốc là 16,8%, tỷ lệ đọc báo điện tử và tạp chí điện tử là 8,2% và 5,9%. Tỷ lệ tiếp xúc với các phương tiện đọc sách trên mạng cũng lên tới 65,2%. Trong khi đó, đối với cách đọc truyền thống, ngoài tỷ lệ đọc sách chỉ tăng khoảng 1,6% ra, tỷ lệ đọc báo và tạp chí đều lần lượt giảm 3,7% và 5,6%. Có quan điểm cho rằng, hiện nay, công nghệ truyền thông mới được phổ biến rộng rãi, trẻ con lên lên cùng chiếc ti-vi đã trở thành mô hình giáo dục chính, tiếp xúc với hình ảnh và âm thanh có lợi cho phát triển trí khôn của trẻ, anh có nhận xét gì về vấn đề này ạ?

    TL: Vâng, xét từ phạm vi rộng hơn, người vị thành niên hiện nay tiếp xúc phương tiện truyền thông thông tin cũng không chỉ giới hạn ở đọc sách, thậm chí ngay từ khi mới ra đời, đã bắt đầu quá trình học tập của trẻ em. "Thế hệ truyền hình" là chỉ các em sinh ra vào thập niên 80 hoặc 90 của thế kỷ trước, tình hình thông thường, chúng thích xem truyền hình hơn các phương tiện truyền thông khác. Theo một điều tra xã hội năm 2002, tại gia đình ở Bắc Kinh, có 64,2% trẻ em cho biết "ngày nào cũng xem truyền hình". Khi trẻ sơ sinh chưa đầy một tuổi, chúng không chỉ thích xem những hình ảnh đẹp luôn thay đổi trên màn hình, mà cũng thường ở vào quá trình có lợi cho sự trưởng thành của trí lực và học tập của trẻ em. Sự thể nghiệm cá nhân của đa số người đều rất dễ chứng thực, ngoài đọc sách ra, lớn lên bên cạnh truyền hình đã trở thành cách chính giáo dục trẻ em hiện nay, trẻ em học tập qua truyền hình, tính độc lập, tính hiếu kỳ và lòng ham mê hiểu biết của trẻ em đã được tăng cường thêm một bước, tiết mục loại hình kiến thức trên truyền hình đã mở rộng tầm mắt cho các em. Trong cuốn sách "Lớn lên bên truyền hình", tác giả kate Moody đã trình bày một cách có hệ thống những ảnh hưởng của truyền hình đối với giáo dục trẻ em. Tác giả cho rằng, lớn lên bên truyền hình là môi trường mới sinh hoạt của loài người, từ sinh lý, tâm lý đến quan niệm tư tưởng, thói quen sinh hoạt cùng quan hệ xã hội, truyền hình ảnh hưởng đến mọi mặt sinh hoạt của con người trong thế hệ mới.

    LQ: Đúng vậy, trẻ em sử dụng thành thạo mạng Intenet thì chắc chắn sẽ có hiểu biết rộng hơn những đứa trẻ khác. Những em ở lứa tuổi vị thành niên phổ biến có đánh giá tích cực đối với mạng Intenet, từ lâu các em đã tiếp xúc với lượng thông tin khổng lồ, cách biểu đạt quan điểm và khả năng giao tiếp hơn hẳn thế hệ anh chị. "Báo cáo điều tra tình hình sử dụng các trang mạng xã hội của những em ở lứa tuổi vị thành niên ở TQ trong năm 2011" do Trung tâm Phát triển sự nghiệp Đội thiếu niên tiền phong Trung Quốc công bố cho thấy, mạng Intenet đã trở thành phương tiện không thể thiếu đối với các em ở lứa tuổi vị thành niên, có 91,4% số em vị thành niên được hỏi cho biết đã sử dụng mạng Intenet, tỷ lệ phổ cập mạng Intenet trong các gia đình là 82,2%. Ngoài ra, 72,8% số em tham gia cuộc điều lần này có điện thoại di động, trong đó có 80,0% đã từng sử dụng điện thoại di động lên mạng. Có 58,4% các em ở lứa tuổi vị thành niên sử dụng tiểu blog, báo cáo nêu rõ, các em ở lứa tuổi vị thành niên phổ biến đánh giá tích cực đối với việc giao tiếp qua mạng, các em cho rằng giao tiếp qua mạng Intenet không những có thể làm quen với càng nhiều bạn bè, đỡ cảm thấy buồn, mà thông qua giao lưu với bạn bè càng tiện cho việc biểu đạt quan điểm của mình, tình cảm bạn bè càng thêm sâu sắc. Vậy anh Thanh Long có nhìn nhận như thế nào đối với việc này?

    TL: Vâng, ngày nay diện kiến thức của một học sinh Trung học bình thường đã vượt xa Khổng Tử, Niu-tơn, đời sau không bằng đời trước từ trước đến giờ chỉ là lo bò trắng răng. Người ngày xưa, hầu như không thể nào nắm bắt được thông tin kịp thời ở địa phương khác, trừ phi có thể đi được vạn dặm. Còn ngày nay, cho dù là trẻ em, kết nối in-tơ-nét quốc tế, lập tức có thể biết được thông tin ở các nơi khác. Bởi vậy nói, diện kiến thức của học sinh Trung học bình thường hiện nay lớn hơn nhiều so với Khổng Tử, Niu-tơn ngày xưa. Ngày nay lướt nét đã trở thành một phần sinh hoạt của người vị thành niên, trẻ em tiếp xúc các loại thông tin qua mạng, tỏ ra chín chắn trước tuổi, hiểu rộng biết nhiều không có gì là lạ.

    Song, trong con mắt nhiều người, người đời sau không bằng người đời trước hình như mới là chân lý, "kiến thức của một học sinh Trung học ở thập niên 80 thế kỷ trước cao hơn nhiều so với kiến thức của một sinh viên Đại học hiện nay", đây thực ra là một cảm giác sai lầm, Trung Quốc vào thập niên 80 thế kỷ trước, thi lên Trung học phổ thông còn khó hơn thi lên Đại học hiện nay, tuyệt đại đa số người không có cơ hội lên Trung học phổ thông, không phải vì trình độ Trung học phổ thông lúc đó cao, mà vì trình độ của mọi người lúc đó quả thực quá thấp.

    SH: Anh nói rất có lý. Vâng, chúng ta hãy nghỉ vài phút, cùng thưởng thức bài hát "Siêu nhanh" do ca sỹ Tôn Yến Tư thể hiện. Sau đó, chúng ta sẽ quay trở lại và tiếp tục thảo luận.

    SH: Hoan nghênh quý vị và các bạn quay trở lại chương trình Lăng kính cuộc sống, đề tài thảo luận của chúng ta là: Liệu ít đọc sách có khiến trẻ trở nên "ngu đần"? Được biết, có 3/4 chuyên gia cho rằng, in-tơ-nét khiến con người thông minh hơn, người sáng lập trang mạng Google cho rằng, in-tơ-nét có thể tăng 20 điểm IQ của con người. Anh có nhận xét gì về vấn đề này ạ?

    TL: Vâng, năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu Pugh, cơ quan điều tra nghiên cứu in-tơ-nét nổi tiếng Mỹ tiến hành điều tra đối với 895 nhân sĩ chuyên nghiệp in-tơ-nét, học giả và lãnh đạo doanh nghiệp, 3/4 chuyên gia được hỏi cho rằng, trong 10 năm tới in-tơ-nét sẽ khiến con người trở nên thông minh hơn, 2/3 chuyên gia được hỏi cho rằng, sử dụng in-tơ-nét có thể nâng cao hữu hiệu năng lực đọc viết và giành được kiến thức của con người. Trong một lần diễn thuyết vào năm 2010, nhà sáng lập ra Bí mật của Trái đất (Google Earth) Michael Jones dứt khoát nói, in-tơ-nét có thể khiến con người trở nên thông minh hơn, chỉ số thông minh nâng cao 20 điểm. Phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã khiến việc sản xuất và truyền bá thông tin văn bản, âm thanh và hình ảnh trở nên đơn giản, toàn cầu hoá và giá thành rẻ hơn. Trong cuốn sách Giá trị thặng dư của nhận thức (Cognitive surplus), Clay Shirky chỉ rõ, sức sáng tạo và sự khảng khái của thời đại "kết nối" khiến con người trở nên thông minh hơn, tưởng tượng in-tơ-nét là một loại khoa học quy mô to lớn, trong đó tài nguyên kiểu như wikipedia cung cấp đầu ra phong phú cho cá nhân trong thời gian tự do. Tính đến cuối năm 2010, quy mô cư dân mạng thanh thiếu niên Trung Quốc lên tới 212 triệu người, chiếm 46,3% tổng số cư dân mạng Trung Quốc.

    LQ: LQ cho rằng, xét cho cùng thì sự quan tâm của cha mẹ mới là nhân tố quyết định việc trẻ có thích đọc sách hay không. Ngày nay, sách in dường như đã thất bại trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông mới, nhưng không phải là không có tác dụng mang lại kiến thức và sự hiểu biết cho các em. Có phải không anh Thanh Long?

    TL: Vâng, điều thực sự cần kiểm điểm lại là, vì sao sách báo từng là kênh chính thậm chí là kênh duy nhất giành được kiến thức hiện nay đã không thể đáp ứng hứng thú và nhu cầu của trẻ em. Trong thị trường sách thanh thiếu niên, ngoài sách phụ đạo số lượng lớn ra, thử hỏi có những cuốn sách nào thực sự thu hút được các em? Những cuốn truyện ngụ ngôn, đồng thoại, tiểu thuyết, truyện tranh v.v mà các nhà văn sáng tác và biên soạn, phần lớn là thuyết giáo cứng nhắc, là thẩm mỹ đạo đức của người thành niên, là tư duy tư tưởng của người thành niên, ít có tác phẩm chiếu cố tới sự theo đuổi về tâm hồn và cá tính của trẻ em, làm gì có dinh dưỡng để hấp thu? Trong cạnh tranh và lựa chọn phương tiện truyền thông nhận biết đa nguyên, trẻ em đương nhiên mong muốn tiếp nhận những nội dung thích hợp với sự yêu thích của trẻ em, sức hấp dẫn của sách báo trở nên nhỏ đi, nhưng quyết không thể vì thế mà nói trẻ em đã không học hỏi được những gì, cưỡng chế và không để trẻ em tự do lựa chọn, mới thực sự là bóp nghẹt sự sáng tạo và sự tưởng tượng của trẻ em.

    SH: Vâng, "không đọc sách sẽ trở thành người ngu đần", đằng sau cách nói " giật gân" này là một quan niệm kiểu đối phó. Tất cả các tiêu chuẩn đánh giá đều do người lớn quyết định, họ tự cho mình có quyền, có khả năng hướng dẫn con cái phải sống và làm như thế nào. Thế là, trẻ con buộc phải hy sinh sở thích của mình, để thoả mãn mục tiêu của các bậc phụ huynh.

    LQ: Mỗi năm cứ đến Ngày Đọc sách, những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thường than vãn rằng lớp người sau không bằng lớp người trước. Thế nhưng, thực tế thì "Trường Giang lớp sóng sau cao hơn lớp sóng trước, thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>