• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Ai đã biến du lịch thành tiêu dùng xa xỉ ?

    2012-05-17 16:24:49     cri

    Nghe Online-I         Nghe Online-II

    Các bạn thân mến, vừa qua thông tin về trong vài tháng tới cả nước Trung Quốc có thể có hơn 20 khu du lịch danh thắng tăng giá vé vào cửa, không ít cư dân mạng chỉ rõ: Mức tăng của các khu du lịch danh thắng từ 20% đến 60%, không ít khu du lịch danh thắng vội vàng tăng giá vé vào cửa vào trước dịp ngày nghỉ mùng 1 tháng 5. Có cư dân mạng than thở: Hiện nay giá vé vào cửa tại các khu du lịch danh thắng trong nước quá cao, ở vào vị trí "dẫn đầu thế giới", "một vé vào Trương Gia giới bằng ba vé vào Bảo tàng Lu-vơ-rơ (Louvre) ở Pa-ri Pháp". Xét cho cùng ai đã khiến du lịch Trung Quốc trở thành tiêu dùng quý tộc...Là người tiêu dùng bạn có quan điểm gì đối với vấn đề này? Hoan nghênh bạn tham gia thảo luận vấn đề này với chúng tôi, địa chỉ E-mail của chúng tôi là: vie@cri.com.cn, chúng tôi mong đợi sự tham gia của các bạn.

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là LQ

    SH: Sảnh Hoa rất vui gặp lại quý vị và các bạn. Hôm nay, chúng tôi có mời anh Thanh Long cùng tham dự chương trình hôm nay, hoan nghênh anh Thanh Long.

    TL: Xin chào các bạn nghe Đài, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào chị Lệ Quyên.

    LQ: Bước vào mùa xuân, rồi lại đến mùa hè, bầu trời xanh biếc, cây cối xanh tươi, hoa tươi khoe sắc, nên ngày càng có nhiều người muốn đi du lịch. Đi du lịch ai mà chẳng thích, vừa có thể khiến tinh thần khoan khoái, mở rộng tầm mắt, lại vừa kết giao thêm được nhiều bạn mới. Thế nhưng, khi chúng ta đang vui mừng hớn hở chuẩn bị xuất phát thì được tin vé vào cửa của các khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã lên giá, thì thật là mất vui.

    SH: Vâng. Theo thống kê giá vé của 130 danh lam thắng cảnh cấp 5A Trung Quốc, không bao gồm khu vực Hồng Công, Ma-cao và Đài Loan, có 27 danh lam thắng cảnh giá vé dưới 60 tệ, chiếm khoảng 20,77% tổng số danh lam thắng cảnh cấp 5A; có 41 danh lam thắng cảnh giá vé từ 60 -100 tệ, chiếm 31,54%; có 46 danh lam thắng cảnh giá vé từ 100-200 tệ, chiếm khoảng 35,38%; có 14 danh lam thắng cảnh giá vé cao hơn 200 tệ, chiếm hơn 10%. Một số danh lam thắng cảnh cấp 5A nổi tiếng trong nước như núi Vũ Đang tỉnh Hồ Bắc, Cửu Trại Câu tỉnh Tứ Xuyên, núi Hoàng Sơn tỉnh An Huy,... giá vé đều hơn 200 tệ.

    LQ: Trước việc vé vào cửa của một số khu danh lam thắng cảnh của Trung Quốc bước vào "Thời đại 300 Nhân dân tệ"/vé (tương đương 1 triệu đồng Việt Nam), có cư dân mạng tính một bài toán như thế này: ước tính tiền ăn một ngày của một lao động phổ thông là 32 Nhân dân tệ, trong đó bữa sáng là 5 Nhân dân tệ, bữa trưa là 12 Nhân dân tệ và bữa tối là 15 Nhân dân tệ. Hiện nay, vé vào cửa Cửu Trại Câu là 220 Nhân dân tệ, nuốt mất 6 ngày rưỡi tiền ăn của một người, vé vào cửa Trương Gia Giới là 245 Nhân dân tệ, nuốt mất 7 ngày rưỡi tiền ăn của một người. Đối với nhiều người dân bình thường mà nói, đi du lịch hiện nay có thể nói là xa xỉ, và không phải ai cũng dám nghĩ đến.

    SH: Khi so sánh giá vé vào cửa các danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc với nước ngoài, một số cư dân mạng cho biết: giá vé của Trung Quốc "đứng đầu thế giới". Cụ thể là giá vé vào Trương Gia Giới đắt gấp 3 lần vé vào cửa Viện Bảo tàng Louvre Pháp; giá một chiếc vé vào Cửu Trại Câu Tứ Xuyên có thể đi tham quan các điểm du lịch như Vườn quốc gia Yellowstone Mỹ, Đền Taj Mahal Ấn Độ, núi Fuji Nhật Bản "mà vẫn còn thừa hơn 100 tệ". Anh có nhận xét gì về vấn đề này ạ?

    TL: Vâng. Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc công bố Báo cáo phát triển khu du lịch danh thắng xếp hạng cấp quốc gia năm 2011 cho biết, năm 2011 các khu du lịch danh thắng xếp hạng cấp quốc gia tiếp đón 2 tỉ 554 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch là 265 tỉ 860 triệu Nhân dân tệ, trong đó doanh thu vé vào cửa là 114 tỉ 99 triệu Nhân dân tệ, doanh thu vé vào cửa chiếm gần 50%. Trong khi đó con số của Bộ Xây dựng trước đó cho biết, một số di sản thế giới và khu du lịch danh thắng cấp quốc gia Trung Quốc, tỉ lệ doanh thu vé vào cửa đã chiếm tới trên một nửa trong tổng thu nhập, một số khu du lịch danh thắng như Trương Gia Giới v.v đã chiếm tới trên 90%. Điều này cũng có nghĩa là, doanh thu vé vào cửa là thu nhập kinh tế lớn nhất và trực tiếp nhất của những khu du lịch danh thắng này, tăng giá là nhằm tăng thu tiền. Những khu du lịch danh thắng "chỉ nơi này có, nơi khác không có", du khách ít có sự lựa chọn nào khác, tăng giá là tăng thêm thu nhập.

    SH: Những năm gần đây, thị trường du lịch trong nước đã dấy lên làn sóng "tăng giá", từ các Di sản văn hoá thiên nhiên thế giới hay các thắng cảnh cấp quốc gia, đến các điểm du lịch bình thường, thậm chí là công viên, đều đồng loạt tăng giá vé vào cửa. Du lịch dường như đã trở thành "hàng xa xỉ" dành cho những người giàu có. Vậy thì, ai là người đề xướng và ủng hộ cách làm này?

    TL: Hiện nay thể chế quản lý của Trung Quốc đối với tài nguyên khu du lịch danh thắng chủ yếu biểu hiện ở tập trung cả quyền sở hữu tập thể, quyền kinh doanh và quyền quản lý vào làm một, chế độ quyền sở hữu tập trung cao độ này đã chế ước nghiêm trọng hiệu suất phân bổ tài nguyên khu du lịch danh thắng, khiến vé vào cửa khu du lịch danh thắng đã trở thành "nguồn kiếm tiền" của Chính quyền địa phương và doanh nghiệp: Một là khu du lịch thắng cảnh đã trở thành kho của quý phát tài làm giàu của doanh nghiệp và tăng thu ngân sách của Chính quyền; hai là nhiều thu nhập vé vào cửa của khu du lịch thắng cảnh đã được dùng vào các việc khác.

    Một số Chính quyền địa phương đã gắn kết thu nhập của khu du lịch thắng cảnh với phát triển kinh tế địa phương, coi thu nhập vé vào cửa là nguồn thuế và nguồn ngân sách chủ yếu của địa phương. Động cơ tăng giá vé vào cửa không có gì khó hiểu cả. Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Khu du lịch danh thắng Trung Quốc Lưu Cường cho rằng, giá cả là một biện pháp không thể thiếu, là một nguồn quan trọng và biện pháp bù đắp thiếu kinh phí bảo tồn, khai thác và quản lý. Song, tiền thu nhập vé vào cửa, chưa được hoàn toàn dùng vào việc quản lý và tu bổ khu du lịch thắng cảnh. Ngoài bị Chính quyền địa phương lấy mất một phần, còn có một phần đưa vào doanh thu của doanh nghiệp thậm chí Công ty niêm yết thị trường. Ví dụ 50% thu nhập vé vào cửa của khu du lịch danh thắng Hoàng Sơn, Nga Mi Sơn được coi là doanh thu của Công ty niêm yết thị trường. Như vậy số tiền thực sự dùng để tu bổ khu du lịch thắng cảnh rất ít ỏi, ví dụ khu du lịch thắng cảnh Thạch Lâm Vân Nam, doanh thu vé vào cửa từ năm 2006 đến năm 2008 là hơn 900 triệu Nhân dân tệ, nhưng chi tiêu vào bảo tồn tài nguyên ngày thường lại chỉ có 63 triệu 710 nghìn Nhân dân tệ, chỉ chiếm khoảng 7% doanh thu vé vào cửa.

    LQ: Cũng như việc tăng giá vé tàu hỏa vào mỗi dịp Tết luôn khiến người dân bất bình, thực ra tăng giá vé không giảm được là bao sức ép vận chuyển hành khách. Nếu như muốn thực sự đạt được mục đích là "Bảo vệ" và "Phân luồng" hành khách, thì thiếu gì biện pháp, chẳng hạn như, Cung Pu-ta-la ở La-sa đưa ra quy định, trong tuần lễ vàng, mỗi ngày chỉ cho phép đón tiếp khoảng 2300 du khách vào thăm quan. Tăng giá không phải biện pháp duy nhất, những hiện tượng này chẳng qua là nhân cơ hội mọi người được nghỉ, muốn đi du lịch để kiếm lời một cách trắng trợn, nhưng lại che đậy bằng lý do đường đường chính chính. Vậy anh Thanh Long có nhìn nhận như thế nào đối với việc này.

    TL: Trong kinh tế thị trường có nguyên tắc như sau, tức là giá cả được quyết định bởi quan hệ cung cầu, chứ không quyết định bởi đạo đức. Hiện nay cung lớn hơn cầu, dĩ nhiên phải tăng giá. Thoạt nghe cũng rất có lý, cũng phù hợp quy luật kinh tế thị trường. Thế nhưng chúng ta cần phải biết rằng, trong kinh tế học còn có một nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc công bằng. Cứ đến ngày lễ ngày tết thì tăng giá, hơn nữa cứ tăng giá trong tình hình công trình đồng bộ không theo kịp, chất lượng dịch vụ hạ thấp. Không ít khu du lịch thắng cảnh Trung Quốc tự chịu mọi lỗ lãi, tính kinh doanh, trục lợi ngày càng gặm nhấm lợi ích công của chúng ta.

    LQ: Vậy sau đây chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Chúng mình đi phương xa do ban nhạc Thủy Mộc Niên Hoa sứ giả thân thiện của cuộc thi "Tiếng hát Hữu nghị Trung – Việt" năm 2012 thể hiện.

    Lời ca có đoạn: Chúng mình đi phương xa

    Trời xanh và gió biển

    Cùng chúng mình phiêu bạt

    Hoàng hôn một màu rực rỡ

    Là màu áo tươi đẹp của em

    Trải khắp đất trời một màu chói lọi

    ****************

    LQ: Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi tiết mục "Lăng kính cuộc sống" với chủ đề: Ai biến du lịch trở thành " hàng xa xỉ"?

    SH: Theo Sảnh Hoa, ngành du lịch vẫn tồn tại những vấn đề như "quản lý lộn xộn và quy tắc ngầm hoành hành". Được biết, các khu du lịch phải tuân theo quy tắc ngầm của ngành du lịch, trong giá vé có một tỷ lệ hoa hồng nhất định dành cho hướng dẫn viên du lịch. Thông thường, tỷ lệ hoa hồng trong giá vé vào cửa khu danh lam thắng cảnh lên tới 30-50%. Ngoài ra, hiện tượng miễn phí vé vào cửa khu thắng cảnh vẫn rất nghiêm trọng, theo điều tra của cơ quan hữu quan, số người được miễn phí vé vào cửa lên tới hơn 6%, có nơi lên tới khoảng 14%. Vậy, anh Thanh Long có thể cho biết nhà nước đã có những chính sách và quy định gì liên quan không ạ?

    TL: Theo chính sách hiện nay, đơn vị văn vật do Cục Văn vật quốc gia quản lý, khu du lịch danh thắng do Bộ Xây dựng quản lý, công viên rừng quốc gia do Cục Lâm nghiệp quản lý, còn khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia lại lần lượt thuộc Tổng cục Bảo vệ môi trường, Bộ Nông nghiệp, Cục Lâm nghiệp, Cục Hải dương, Cục Địa chất và Khoáng sản và Bộ Thuỷ lợi. Trong địa bàn di sản, cũng thường xuyên xuất hiện tình hình xung đột chính sách do quản lý của cơ quan thuộc các ngành khác nhau như rừng, đất đai, văn vật v.v.

    Hiện nay sự đánh giá, chứng nhận v.v nhiều món nhiều loại do thể chế quản lý khu du lịch thắng cảnh mang lại, đã trở thành một chi phí quan trọng trong kinh doanh khu du lịch thắng cảnh. Điểm hứng thú của nhà quản ký khu du lịch thắng cảnh cũng thường buộc phải dừng lại ở việc xin đăng ký công nhận là di sản thế giới, khu du lịch thắng cảnh cấp 4A, chi phí những hoạt động này lên tới mấy chục triệu đồng Nhân dân tệ. Ví dụ như khu Đầu nguồn Vũ Lăng được tặng danh hiệu khu du lịch thắng cảnh cấp 4A gồm khu du lịch danh thắng cấp quốc gia của Bộ Xây dựng, công viên rừng quốc gia của Bộ Lâm nghiệp, công viên địa chất quốc gia của Bộ Đất đai và Tài nguyên và khu du lịch thắng cảnh cấp 4A của Cục Du lịch quốc gia.

    LQ: Xem ra thì vấn đề này cần phải được giải quyết ngay. Du lịch không phải là thứ dành riêng cho những người có tiền. Mà chúng ta, những người sống dựa vào đồng lương cũng có quyền đi du ngoạn những phong cảnh non xanh nước biết của đất nước, có phải thế không Sảnh Hoa ?

    SH: Đúng vậy. Nhất là đối với các bạn trẻ, du lịch chính là một trong những con đường tốt nhất để họ tăng thêm hiểu biết, mở rộng kiến thức, người dân có quyền được tham quan những điểm du lịch của nước mình. Thực ra, không phải danh lam thắng cảnh nào ở Trung Quốc giá vé cũng cao, ví dụ như những điểm du lịch công ích.

    TL: Vâng. Khu du lịch thắng cảnh Trung Quốc theo tính chất đại để có thể chia làm công ích, bán công ích và tư nhân. Đối với những khu du lịch thắng cảnh mang tính công ích, như công viên, nhà kỷ niệm, nhà bảo tàng thành phố, là nơi hoạt động văn hoá, thư giãn ngày thường của cư dân, cần từng bước thi hành miễn phí; đối với những khu du lịch thắng cảnh bán công ích, như khu phong cảnh thiên nhiên, khu di tích lịch sử, văn hoá, đều thuộc tài nguyên công cộng, cần lấy tính công ích làm chính, kiêm thêm tính kinh doanh, nhưng không nên lấy kiếm lời làm mục đích chính, ví dụ như Thái Sơn, Hoàng Sơn, Trường Thành, Tượng Binh mã v.v; đối với khu du lịch thắng cảnh thi hành kinh doanh thương mại, cần có đền đáp đầu tư và lợi nhuận bình thường mang tính tư nhân, có thể thi hành giá điều tiết thị trường, thiên về hiệu quả đầu tư. Ví dụ như Cửa sổ thế giới Thâm Quyến, Trung Hoa cẩm tú, Thung lũng hạnh phúc, Thành nhà Tống Hàng Châu v.v, những khu du lịch hoàn toàn nhằm mục đích kiếm lời do doanh nghiệp dân doanh xây dựng, cần quyết định giá vé theo nhân tố thị trường.

    SH: Điểm du lịch nổi tiếng là tài sản quốc gia, toàn dân là chủ nhân hợp pháp của tài sản này, chẳng phải nhà nước đang tuyên truyền "trả lại công viên cho người dân" đó sao. Tất nhiên, các điểm du lịch nổi tiếng là tài sản quý báu, thu phí để làm công tác bảo tồn là việc nên làm, nhưng không nên cao đến mức vô lý như vậy. Giá vé "cắt cổ" chẳng khác nào người giúp việc tước đoạt tài sản của chủ nhà. Hay nói cách khác, đơn vị nhận thầu khai thác điểm du lịch lại moi hết hầu bao của chủ nhà bằng chính tài sản của chủ nhà. Điều này quả là vô lý.

    LQ: Một khi du lịch chỉ có người giàu, người nhiều tiền mới được hưởng thụ, thì khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày càng bị khoét sâu. Chúng ta không thể để cho hành vi khiến sự chênh lệnh giữa các tầng lớp trong xã hội ngày một sâu tiếp tục phát triển. Tài nguyên du lịch không phải của riêng ai, cũng không phải của một nước nào đó, mà thuộc về toàn nhân loại. Để cho người đời sau được tận hưởng nguồn tài nguyên du lịch nhân văn do cha ông để lại cũng như tài nguyên du lịch thiên nhiên mà thế giới tự nhiên ban tặng cho chúng ta, đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi một người chúng ta.

    SH: Vâng, trong phần cuối của chương trình hôm nay, chúng tôi xin thông báo với quý vị và các bạn một tin vui, Lễ khởi động cuộc thi "Tiếng hát Hữu nghị" Trung-Việt 2012 và Giao lưu Hữu nghị sinh viên Việt Nam-Trung Quốc nhân kỷ niệm 122 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trọng thể tại Trường Đại học Bắc Kinh, Ban nhạc nổi tiếng Thủy Mộc Niên Hoa, nghệ sỹ nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng, cũng như đông đảo sinh viên hai nước Trung-Việt sẽ tham dự hoạt động này. Mời quý vị và các bạn quan tâm theo dõi chương trình của chúng tôi. Một lần nữa, xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>