• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phong tục tảo mộ của người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại; Trường tiểu học nội trú trong vùng núi hẻo lánh;Tiểu blog hot nhất trong thời gian qua

    2012-04-11 15:59:28     CRIonline

    Nghe Online-I          Nghe Online-II

    Hùng Anh: Tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu một Trung Quốc chân thực. Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay. Tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc Ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn quý vị và các bạn đang có mặt bên máy thu thanh đón nghe chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn về Phong tục tảo mộ của người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại, tiếp theo là Trường tiểu học nội trú trong vùng núi hẻo lánh ở Tân Cương Trung Quốc, cuối cùng là những tiểu blog hót nhất của cư dân mạng Trung Quốc trong thời gian qua.

    Hải Vân: Vâng, bây giờ đã là tháng 4, ở Bắc Kinh đang là mùa rất đẹp, vạn vật hồi sinh, trăm hoa đua nở, là thời gian rất thích hợp cho du xuân, hơn nữa cả tháng này vẫn là thời gian để người dân đi tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên và hướng về cội nguồn.

    Hùng Anh: Vâng, Không những người dân Trung Quốc và Việt Nam có phong tục tảo mộ, mà những Hoa kiều và người Hoa ở hải ngoại cũng giữ được phong tục truyền thống tảo mộ vào tiết Thanh Minh. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu về người Hoa và Hoa kiều In-đô-nê-xi-a đón tiết Thanh Minh như thế nào.

    Hải Vân: Phong tục giỗ tổ vào tết Thanh Minh của người Hoa và Hoa kiều ở In-đô-nê-xi-a đã truyền từ đời này sang đời khác.

    Có thể nói, Người Hoa và Hoa kiều sống ở In-đô-nê-xi-a vẫn giữ phong tục tảo mộ và giỗ tổ vào tết Thanh Minh, "Bách thiện hiếu vi tiên", có nghĩa là trong một trăm việc thiện, chữ hiếu đặt ở vị trí hàng đầu. Trong giá trị quan của xã hội người Hoa In-đô-nê-xi-a, chữ Hiếu đặt ở vị trí hàng đầu, tảo mộ và giỗ tổ chính là sự thể hiện của đạo hiếu.

    Hùng Anh: Trước tiết Thanh Minh một tuần, người Hoa In-đô-nê-xi-a bắt đầu sắm vàng mã, nến, lẵng hoa cũng như những đồ cúng tế hiện đại như "vàng thỏi", "điện thoại" v.v. những người đi nơi khác tảo mộ đã đặt trước vé máy bay và vé tàu. Người Hoa In-đô-nê-xi-a cho rằng, tết Thanh Minh rất có ý nghĩa, tết này không những có thể tảo mộ cúng tế tổ tiên, tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, mà còn là ngày đoàn tụ của anh chị em trong gia đình. Phong tục đón tết Thanh Minh cần phải truyền từ đời này sang đời khác, nhất là xã hội hiện đại cần phải tôn vinh đạo hiếu.

    Hải Vân: Trước đây vài năm, người Hoa luôn cúng tế tổ tiên tại từ đường trăm họ, kể từ khi các dòng họ có từ đường riêng của gia tộc mình, thì tập trung tại từ đường dòng họ nhà mình cúng tế tổ tiên. Gia đình trong dòng họ thường dùng chung bữa tiệc trưa sau cúng tế, nhằm đoàn kết tình cảm dòng họ.

    Hùng Anh: Còn có dòng họ nhân cơ hội này phát học bổng cho những con em học giỏi trong dòng họ, thể hiện nét đẹp truyền thống của người Hoa là uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, khuyến khích thế hệ sau cố gắng học giỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên.

    Hải Vân: Tại một số nơi, trong dịp Thanh Minh, người Hoa còn tổ chức liên hoan các giáo viên và sinh viên cùng trường nhằm tăng cường tình hữu nghị. Rất nhiều gia đình người Hoa cả nhà đi tảo mộ, hoặc vào chùa dâng hương cầu phúc.

    Hùng Anh: Vừa rồi là người Hoa và Hoa kiều ở In-đô-nê-xi-a, còn người Hoa Xin-ga-po thì thường có câu cửa miệng vào tiết Thanh Minh là "Về quê tảo mộ không?" Có thể nói, Người Hoa đi đến đâu thì mang truyền thống Trung Hoa đến đó. Hàng năm cứ đến những ngày cuối tuần của hạ tuần tháng 3 đến thượng tuần tháng 4, trên con đường đi đến khu nghĩa trang, nơi đặt bình tro hỏa táng và chùa chiền Xin-ga-po, thường xuất hiện cảnh đoàn xe ô-tô rồng rắn nối đuôi nhau và dòng người tấp nập. Cũng giống như con cháu người Hoa ở các nước khác trên thế giới, người Hoa Xin-ga-po sẽ không để quên phong tục tảo mộ và giỗ tổ vào tiết thanh minh, tưởng nhớ tổ tiên, uống nước nhớ nguồn.

    Hải Vân: Người Hoa Xin-ga-po vẫn tảo mộ theo phong tục truyền thống. Hàng năm cứ đến Thanh minh, người Hoa Xin-ga-po sẽ tổ chức cả nhà đi tảo mộ, họ đến trước phần mộ người thân bày rượu, thức ăn, hoa quả, hoa tươi, rồi đốt nến, hoá vàng mã, khấn vái, sau đó ăn hết đồ ăn cúng tế rồi về nhà.

    Hùng Anh: Về nước vấn tổ tầm tông, cúng tế tổ tiên là trào lưu mới trong người Hoa Xin-ga-po trong gần 20 năm qua. Trước tiết Thanh Minh, khi gặp nhau, người Hoa Xin-ga-po thường hỏi nhau bằng tiếng quê hương: "Về quê tảo mộ không?" Nguyên nhân vượt xa ngàn dặm về quê gốc Trung Quốc tảo mộ chỉ có một: không thể quên ơn tổ tiên.

    Hải Vân: Một số người Hoa cho rằng, không thể chấp nhận phương thức "tảo mộ qua mạng" thời thượng hiện nay, nếu điều kiện cho phép, nhất định phải đích thân đến trước phần mộ tổ tiên khấn vái. Mặc dù người Hoa thế hệ trẻ tiếp nhận nền giáo dục phương Tây, nhưng cũng không dám coi nhẹ tiết Thanh Minh, bởi vì sùng bái tổ tiên, cúng tế tổ tiên là truyền thống người Hoa để lại hàng ngàn năm.

    Hùng Anh: Còn Người Hoa ở Mỹ thì đón Thanh Minh bằng phương thức khác nhau. Hàng năm cứ đến tiết Thanh Minh, Hội Lịch sử học người Hoa bang Ca-li-pho-ni-a Mỹ sẽ tổ chức hoạt động tưởng nhớ tổ tiên người Mỹ gốc Hoa, và kêu gọi người Hoa đừng quên công lao mở mang đất đai tại bang Ca-li-pho-ni-a của tổ tiên người Hoa.

    Hải Vân: Tại Niu-oóc, một trong những nơi tập trung nhất của người Hoa ở Mỹ, trên đồi núi tập trung mồ mả người Hoa trong khu nghĩa địa quận Brooklyn, có thể nhìn thấy những đồ cúng và hoa tươi được đặt trước phần mộ. Người Hoa ở địa phương đã đón tiết Thanh Minh bằng phương thức khác nhau.

    Hùng Anh: Những từng trải khác nhau của người Hoa ở Niu-oóc đã quyết định phương thức đón tiết Thanh Minh khác nhau của họ. Trong ngày tiết Thanh Minh, rất nhiều đoàn thể Hoa kiều truyền thống đều tới tấp đăng quảng cáo tảo mộ mùa xuân, và dán thông báo tại nơi tập trung đông người, tổ chức thành viên đến khu mộ của tổ tiên tảo mộ. Nơi tảo mộ Thanh Minh đã trở thành nơi xã giao để thắt chặt tình cảm, tăng cường đi lại của người Hoa.

    Hải Vân: Sau thập niên 70 thế kỷ 20, người nhập cư mới của Mỹ cũng thường thông qua thư từ hoặc điện thoại bày tỏ nỗi nhớ đối với tổ tiên với họ hàng và người thân ở Trung Quốc.

    Hùng Anh: Người Hoa ở Mỹ tuy xa quê hương, nhưng rất nhiều người cho rằng, trong khi tiếp nhận văn hóa xã hội thượng lưu Mỹ, không nên quên ngày tết truyền thống của Trung Quốc. Đón mừng ngày tết truyền thống người Hoa có lợi cho phát huy đạo đức của dân tộc Trung Hoa, tăng cường giao lưu và đoàn kết giữa người Hoa ở hải ngoại.

    Hải Vân: Vâng, qua những phong tục tảo mộ của người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại có thể thấy rất nhiều người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại vẫn giữ nét đẹp truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ công ơn của tổ tiên. Vâng, bây giờ xin mời quý vị và các bạn thưởng thức một bài hát mang tên: Mùa xuân hoa sẽ nở do ca sĩ Nhậm Hiền Tề trình bầy.

    Nhạc

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay do Hải Vân và Hùng Anh chủ trì. Sau đây, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn đi thăm một trường tiểu học nội trú trong vùng núi hẻo lánh ở Tân Cương Trung Quốc.

    Hải Vân: Vâng, trường tiểu học nội trú này nằm ở xã Ma-er-yang thuộc huyện Ta-shi-ku-er-gan Tân Cương Trung Quốc, có độ cao 3100 mét so với mực nước biển, bốn mặt là núi, sông Ye-er-qiang và dòng sông nhánh Ma-er-yang chảy qua địa phận xã này, núi non trùng điệp, ngọn núi cao sừng sững, thuộc khu vực cao nguyên giá lạnh thiếu ô-xy.

    Hùng Anh: Xã Ma-er-yang chỉ có 292 gia đình, chủ yếu là người dân tộc Tát-gích. Xã đã xây một trường học nội trú để cho các em thiếu nhi đến tuổi đi học. Con em của bốn thôn đến xã đi học là một việc rất khó khăn. Bước vào học kỳ mới hay năm học mới Xuân Thu hàng năm, ông Quách Ngọc Côn, Bí thư Đảng Ủy xã phải thường xuyên lội suối trèo đèo đưa đón các em đến xã học. Ông Quách Ngọc Côn nói:

    Tiếng động 1

    "Xa nhất là thôn Pi-li, cách xã hơn 80 km, chúng tôi luôn dẫn đầu đi đón các em học sinh, phải bảo đảm 100 % các em đến trường, do phụ huynh bị ảnh hưởng của môi trường gian khó không muốn đưa con em đi học, trong quá trình đón đưa học sinh, chúng tôi phải làm công tác tư tưởng giáo dục."

    Hải Vân: Từ xã Ma-er-yang đến các thôn còn chưa có đường ô tô, đón các em đến trường phải đi lại vô cùng vất vả. Trên đường vượt qua vách núi dựng đứng và lội qua sông đóng băng, có một số em ít tuổi cưỡi lạc đà sợ rơi xuống sông thường hoảng sợ khóc rưng rức. Ông Quách Ngọc Côn nói:

    Tiếng động 2

    "Xã chúng tôi có xóm Mi-si-kong thuộc thôn Pi-li chỉ có tháng 2 và tháng 3 mới có thể đến đấy được, bình thường nước sông lớn không qua được, xóm này có 18 em đều không đi học. Tháng 4 năm 2009, tôi sốt ruột liền dắt 7-8 cán bộ đến xóm này, nhiệm vụ chủ yếu là động viên các em đi học. Tôi hỏi một em học lớp 3 là tại sao không đi học ? Em trả lời là bố em không cho em đi học. Tôi hỏi em là xã tốt hay xóm tốt ? Em trả lời là xã tốt. Tôi hỏi tại sao ? Em nói là xã có trường học tốt."

    Hùng Anh: Ông Côn nghe em nói mà chảy nước mắt. Bố của em này nói là bản thân em bé không có quyền phát biểu, ông Côn lúc ấy nói em tuy nhỏ nhưng lời em nói là chân thật nhất. Chẳng nhẽ cũng như anh suốt đời ru rú ở vùng núi hẻo lánh chăn dê ? Kết quả là 18 em đều đi học, đi mất 7 ngày.

    Hải Vân: Trường học nội trú không rộng lắm, trên mảnh đất bốn bề là núi có 2-3 gian nhà vừa để ở vừa là văn phòng của nhân viên, đối diện với cổng trường là một dãy vừa là lớp học vừa để nội trú và nhà ăn, giữa sân là cột cờ có lá cờ năm sao bay phấp phới. Trường học chỉ có ba lớp, lớp một, lớp hai và lớp ba với 84 em học sinh, hiệu trưởng và giáo viên tổng cộng 15 người.

    Hùng Anh: Trường tiểu học nội trú Ma-er-yang đơn sơ này tuy bị núi cao và sông ngòi ngăn cản họ đi ra thế giới bên ngoài, tuy không có điện, cuộc sống thật gian khổ, các em đi học nửa năm không về nhà được, nhưng sinh hoạt của giáo viên và học sinh ở đây luôn luôn có nội dung phong phú.

    Hải Vân: Giáo viên hàng ngày ngoài chăm sóc sinh hoạt của các em ra, còn hướng dẫn các em học tập. Ma-er-yang tiếng Tát-gích có nghĩa là dòng mây nhiều màu sắc, nhìn bầu trời xanh vằng vặc với những vầng mây trắng bồng bềnh, mặt trời lên làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi, sinh hoạt của thầy trò đơn giản và lặp đi lặp lại. Hỏi các em tương lai có dự tính gì, đa số các em đều ngỡ ngàng, các em cơ bản lặp lại cuộc sống của lớp trước, 12 tuổi chăn dê và làm ruộng, 20 tuổi kết hôn sinh con đẻ cái.

    Hùng Anh: Tháng 4 năm 2011, Đài phát thanh Nhân Dân Tân Cương phát hiện Trường tiểu học nội trú Ma-er-yang, được biết điều kiện các mặt của nhà trường đều rất khó khăn, nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi Mùng 1 tháng 6 đã tổ chức hoạt động "Chiếc cặp sách nhỏ mang theo ước mơ lớn, quyên tặng cặp sách cho thiếu nhi khu vực nghèo khó". Các giới xã hội đã quyên góp 2000 chiếc cặp sách, hơn 7000 Nhân dân tệ, Đài phát thanh đã dùng tiền quyên góp mua dụng cụ học tập và thể dục thể thao. Tập đoàn Phong Phong Năng lượng Ký Trung Hà Bắc cách xa 4500 km trong ba ngày quyên góp được 1 triệu 100 nghìn Nhân dân tệ. Ngày 2 tháng 10 năm 2011, ông Triệu Binh Văn, Tổng giám đốc Tập đoàn đã đích thân mang khoản tiền quyên góp đến huyện Ta-shi-ku-er-gan. Ông Văn cho biết:

    Tiếng động 3

    "Số tiền này thứ nhất là để giúp đỡ học sinh mua một số đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt, sau đó cần sửa chữa đường xá, do đường xá không tiện lợi, đường dài 80 km đi lại rất khó khăn. Mong các em học sinh chăm chỉ học tập, lớn lên báo đáp xã hội, học tập kiến thức về làm thay đổi bộ mặt nghèo khó lạc hậu của quê hương. "

    Hải Vân: Cô giáo Vương Tích Muội Trường tiểu học nội trú xã Ma-er-yang được cư dân mạng tôn vinh là "Giáo viên tăng cường miền núi" xinh đẹp nhất, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Học viện Quản lý Quang Hoa Trường Đại học Bắc Kinh, chị làm việc tại một Công ty Nhà đất Thâm Quyến, tháng 5 năm 2011, chị đã xin thôi việc đến làm giáo viên tiểu học tại Trường tiểu học nội trú xã Ma-er-yang huyện Ta-shi-ku-er-gan. Chị Vương Tích Muội nói về sự lựa chọn của mình :

    Tiếng động 4

    "Các bạn học của tôi đều thành lập gia đình và có con cái, nên không đi được, còn tôi nhân lúc còn tự do, do đó tôi muốn đi xem làm đôi chút việc. Mẹ tôi hỏi tôi đi làm gì ? Tôi nói tôi đi làm giáo viên. Ngày 6 tháng 5 tôi đến Trường tiểu học thì mẹ tôi ngày 18 tháng 5 cũng đến. Mẹ tôi giúp nấu cơm, giặt quần áo.v.v...Người tình nguyện đầu tiên mà tôi chiêu mộ chính là mẹ tôi."

    Hùng Anh: Chị Vương Tích Muội là giáo viên tăng cường đầu tiên hỗ trợ giáo dục huyện Ta-shi-ku-er-gan, chị đã đến thăm giáo viên và học sinh Trường tiểu học nội trú xã Ma-er-yang, đồng thời chị còn khuyên bạn làm doanh nghiệp ở tỉnh Hải Nam tham gia vào đội ngũ giáo viên tăng cường hỗ trợ giáo dục. Sau khi nghe chị khuyên giải, công ty của bạn đã ký thỏa thuận hỗ trợ giáo dục 5 năm với Phòng giáo dục huyện Ta-shi-ku-er-gan Khu tự trị Tân Cương.

    Hải Vân: Anh A-li-pu là một chàng trai dân tộc Tát-gích chất phác và điển trai, năm nay mới 29 tuổi. Anh đến trường làm giáo viên từ tháng 4 năm 2011. Vì nơi dạy học quá hẻo lánh, bạn gái đã chia tay với anh. Anh A-li-pu rất phiền muộn, anh mua hai chai rượu trắng, muốn mượn rượu để giải sầu, làm việc với thái độ tiêu cực. Nhưng các em học sinh đáng yêu đã cảm động anh, anh nói:

    Tiếng động 5

    "Rạng sáng ngày thứ hai, học sinh của tôi đến gọi tôi, hỏi thầy ơi, thầy sao thế? Tôi nói, đau đầu, rồi các em đi ra, và mua thuốc cho tôi. Tôi vừa bước vào lớp, thì các em học sinh rối rít chào tôi, lúc đó tôi cảm thấy như có một dòng nước ấm từ đầu đến chân, khi tôi đứng lên bục giảng, tôi nhận thấy trách nhiệm của một giáo viên."

    Các em học sinh đã khiến anh A-li-pu xác định rõ sứ mệnh của mình, sự quan tâm của xã hội cũng làm kiên định quyết tâm ở lại trường của anh.

    Hùng Anh: Hiện nay, trường tiểu học nội trú Ma-er-yang không còn buồn tẻ nữa, các em học sinh ở đây cũng đã bắt đầu hướng về thế giới bên ngoài. Các em học sinh cũng không xa lạ đối với thế giới bên ngoài, sự quan tâm của thế giới bên ngoài đã giúp các em học sinh mở rộng tầm mắt khó có thể tưởng tượng. Các em mong quê hương sẽ có con đường kết nối thế giới bên ngoài, có thể thông điện thoại, ôm ấp ước mơ như làm một bác sĩ, làm giáo viên v.v.

    Hải Vân: Chúng ta hãy cùng lắng nghe tiếng nói của các em học sinh dân tộc Tát-gích trong vùng núi xa xôi hẻo lánh:

    Tiếng động 6:

    "Em muốn đi Hồng Công, đi học đại học."

    "Em muốn vào lớp Tân Cương ở nội địa, muốn làm vẻ vang cho người Tát-gích Tân Cương, để cho toàn thế giới đều có thể biết đến người Tát-gích chúng em hát hay mua giỏi."

    "Em muốn làm giáo viên dạy nhạc, Em còn thích thể thao, em muốn đi Bắc Kinh học đại học."

    Nhạc

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay do Hải Vân và Hùng Anh chủ trì. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số tiểu blog hót nhất của cư dân mạng Trung Quốc trong thời gian qua.

    Hải Vân: 1. Du xuân

    "Du xuân" đã trở thành đề tài nóng trên tiểu blog ở Trung Quốc. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật hồi sinh. Rèn luyện sức khỏe trong mùa xuân, có thể giúp tăng cường thể lực, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể, khắc phục hiện tượng mệt mỏi trong mùa xuân. Nhất là những người làm việc cả ngày bên máy tính, phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe, đề phòng mắc bệnh đốt sống cổ.

    Hùng Anh: Tập tục "đạp thanh" ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời. Thời cổ, cứ đến mồng hai tháng hai âm lịch, người dân lại nô nức ra ngoại thành hái cỏ bồng, làm thịt gia súc, chuẩn bị rượu, giấy đỏ và pháo làm lễ tế chúc thọ thần đất. Sau đó, người dân đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh, ánh nắng chan hoà, trăm hoa đua nở, khắp nơi một màu xanh mướt, thế là hoạt động tế thần đơn thuần khi đó đã dần dần phát triển thành ngày hội "đạp thanh" ngày nay.

    Hải Vân: 2. Ăn 10 quả trứng/ngày dẫn đến mắc bệnh tắc nghẽn cơ tim.

    Nếu ăn 10 quả trứng/ngày, và ăn liền trong 6 năm, kết quả sẽ như thế nào? Một thanh niên họ Lý rất thích tập võ, để đảm bảo đủ sức khỏe, mỗi ngày anh ăn 10 quả trứng gà. Mới đây, anh luôn cảm thấy tức ngực, đi bệnh viện khám bác sỹ cho biết anh mắc căn bệnh của người già: tắc nghẽn cơ tim cấp tính.

    Hùng Anh: Bác sỹ cho biết, chất Cô-le-xtê-rôn trong lòng đỏ trứng gà rất cao, người thành niên mỗi ngày chỉ cần ăn 2 quả là đủ dinh dưỡng. Giữ cân bằng dinh dưỡng hết sức quan trọng, vì vậy các bạn hãy chú ý nhé!

    Hải Vân: 3. Bắc Kinh dự định mở rộng hơn nữa phạm vi cấm hút thuốc lá

    Thành phố Bắc Kinh dự định mở rộng hơn nữa phạm vi cấm hút thuốc lá và tăng thêm mức độ xử phạt, sẽ cấm hút thuốc lá toàn diện tại nơi công cộng trong nhà. Thông tin này đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Bắc Kinh.

    Hùng Anh: Được biết, những người vi phạm trước đây bị phạt 10 Nhân dân tệ thì nay sẽ có thể bị phạt từ 50 Nhân dân tệ đến 200 Nhân dân tệ. "Điều lệ" hưởng ứng "Ngày Thế giới không hút thuốc lá", đồng thời xác định nghĩa vụ của người bán thuốc lá. Người bán thuốc lá ở Bắc Kinh không được bán thuốc lá cho người vị thành niên và phải ngừng bán thuốc lá một ngày vào ngày 31 tháng 5 hàng năm, tức "Ngày Thế giới không thuốc lá".

    Hải Vân: 4. Trái đất quay chậm lại, năm nay đồng hồ trên toàn thế giới sẽ cộng thêm một giây

    Cùng với đà tự quay của trái đất chậm lại, giữa năm nay, thời gian trên toàn cầu sẽ có sự điều chỉnh, thời gian thông thường sẽ nhuận một giây, có nghĩa là thời gian cả năm sẽ có thêm "một giây". Trung tâm Báo giờ nhà nước Trung Quốc sẽ điều chỉnh "giây nhuận" để đồng bộ với toàn cầu vào lúc 7 giờ 59 phút 59 giây ngày 1/7/2012, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng đặc biệt là 7 giờ 59 phút 60 giây.

    Hùng Anh: Năm 1884, thế giới lấy thời gian được xác định dựa trên vòng quay của trái đất làm giờ chuẩn quốc tế, gọi là giờ thế giới. Trong những năm 50 của thế kỷ trước, thế giới đã phát minh ra đồng hồ nguyên tử, độ chuẩn xác và độ ổn định của thời gian nguyên tử đã vượt giờ thế giới, đồng thời hoàn toàn độc lập với vòng quay của trái đất. Theo đà tốc độ tự quay của trái đất chậm lại, sự chênh lệch giữa hai hệ tính thời gian này cũng đang không ngừng tăng lên.

    Hải Vân: Năm 1972, sự ra đời của Giờ phối hợp quốc tế UTC đã thay thế giờ thế giới làm giờ chuẩn quốc tế. UTC dùng độ dài của một giây theo giờ nguyên tử, thông qua tăng 1 giây hoặc giảm 1 giây để tiếp cận giờ thế giới, đó chính là "giây nhuận".

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thân mến, chương trình Trung Quốc ngày nay đến đây tạm dừng, Hải Vân và Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong giờ này tuần sau.

    Hải Vân: Thân ái, chào các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>