• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thời đại hậu dink, cuộc sống nuôi thú cưng

    2012-04-05 16:10:06     CRIonline

    Nghe Online-I         Nghe Online-II

    Thập niên 80 thế kỷ trước, Trung Quốc đã xuất hiện gia đình dink, tức là những gia đình vợ chồng sau khi cưới không sinh con. Thế nhưng rất nhiều cặp vợ chồng dink lại muốn được hưởng niềm vui và sự trải nghiệm của người làm bố mẹ. Do vậy đã nảy ra ra "mốt nuôi thú cưng": Vừa không phải lo quá nhiều chuyện vụn vặt, lại có thể tăng thêm nguồn vui cho cuộc sống đơn điệu. Là phiên bản nâng cấp của gia đình dink, những người có thu nhập kép, không sinh son, nuôi thú cưng và coi thú cưng là một thành viên trong gia đình là gia đình dink nuôi thú cưng.

    A: Thưa quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Lệ Quyên.

    B: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp quý vị và các bạn trong tiết mục hôm nay.

    A: Cùng tham gia buổi thảo luận hôm nay, ngoài Sảnh Hoa và Lệ Quyên ra còn có anh Thanh Long. Xin mời anh Thanh Long.

    C: Xin chào chị Lệ Quyên, xin chào chị Sảnh Hoa, xin chào các bạn thính giả nghe Đài.

    B: Đề tài thảo luận hôm nay của chúng ta là: Từ thời đại " DINK" đến phong trào "nuôi chó cảnh chứ không sinh con". Trước hết, Sảnh Hoa xin hỏi các bạn có biết "DINK" nghĩa là gì không ạ?

    C: Vâng. Gia đình dink thì nghe nói nhiều, không ngờ bây giờ còn xuất hiện gia đình dink nuôi thú cưng.

    B: Vâng, "DINK" là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Double Income No Kids, có nghĩa là "Thu nhập gấp đôi nhưng không sinh con". Những năm trước, phong trào sau khi kết hôn không sinh con diễn ra khá phổ biến ở Trung Quốc, thì nay lại xuất hiện một trào lưu mới đó là "nuôi chó cảnh chứ không sinh con". Sau đây, Sảnh Hoa xin giới thiệu một ví dụ khá điển hình.

    Một cặp vợ chồng năm nay đã 30 tuổi. Hai anh chị kết hôn đã 5 năm, nhưng đến nay vẫn chưa sinh con. Theo kế hoạch của họ, cuộc sống với thế giới của hai người có thể sẽ còn kéo dài, ít nhất đến thời điểm này, kế hoạch của họ vẫn chưa bị phá vỡ. 

    A: Đúng vậy, trước khi thành lập gia đình hai anh chị đã nhất trí với nhau là, sau khi kết hôn không sinh con để khỏi ảnh hưởng đến cuộc sống. Từ lâu, hai vợ chồng này đã thống nhất với nhau trong vấn đề nuôi dạy con cái, cho dù cha mẹ hai bên từng nhiều lần nêu ý kiến trong vấn đề này, nhưng vẫn không lay chuyển được quan điểm của hai người. Hai vợ chồng này đều là tầng lớp cổ cồn, thu nhập của cả hai vợ chồng một năm là 300 đến 400 nghìn Nhân dân tệ, có thể nói cuộc sống của họ ở mức trung lưu, mỗi năm đi nước ngoài nghỉ mát hai lần, hưởng thụ cuộc sống chỉ hai vợ chồng hạnh phúc bên nhau.   

    B: Đương nhiên, là sợi dây thắt chặt tình cảm giữa hai vợ chồng, "bảo bảo" đóng vai trò hết sức quan trọng trong gia đình họ. "Bảo bảo" là một chú chó cảnh 3 tuổi, là thành viên của gia đình này sau hai năm đôi vợ chồng này kết hôn. " Bảo bảo" thân thiết với chị vợ nhất, vì nó là " đứa con" mà chị một tay nuôi lớn. Chị vợ luôn thích gọi chú chó này là "con ngoan" trước mặt bạn bè, đi đâu cũng cho đi theo như hình với bóng. Anh Thanh Long có nhận xét thế nào về đôi vợ chồng này ạ? Anh thấy ở họ có đặc điểm gì không?

    C: Thực ra cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ này là sự miêu tả chân thật cuộc sống của đa số gia đình dink. Trong lòng gia đình dink, họ coi thú cưng mà họ nuôi là con cái của mình. Bình thường, họ tự xưng bố hoặc mẹ trước mặt thú cưng, gọi thú cưng là "con ngoan, con yêu" v.v. Tuy họ rất bận nhưng không bao giờ quên "đứa con" của mình, không những mua thức ăn nhập khẩu, dựng nhà ở đẹp cho chúng, mà còn đưa chúng đến thẩm mỹ viện để chăm sóc sắc đẹp, ngoài bữa ăn chính ra, còn mua quà vặt cho thú cưng, cho thú cưng ăn hoa quả. Bất kể là ở nhà hay là khi cho đi dạo ngoài đường, họ đều chú ý chăm sóc làm diện cho thú cưng, thắt nơ mặc váy cho thú cưng, khi thú cưng bị bệnh, họ còn đau khổ hơn thú cưng, có thể cả đêm mất ngủ, như trông nom cho đứa con của mình.

    Nhìn chung, đặc điểm của gia đình dink nuôi thú cưng là: Đa số đều tuổi trẻ, học vấn cao, thu nhập kép, không sinh con, nhưng có nuôi thú cưng, coi thú cưng như con cái của mình. Họ không phải chủ nuôi thú cưng, mà là bố mẹ của thú cưng.

    A: Đúng là như vậy, hàng xóm của Lệ Quyên cũng có một cặp vợ chồng trẻ như vậy, thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng đều rất cao, việc làm, sự nghiệp và gia đình đều rất mỹ mãn, chỉ có một điều là không muốn có con, hàng ngày sau giờ tan tầm là thấy hai vợ chồng dắt chó cảnh đi dạo. Không biết từ lúc nào chó cảnh đã dần dần đi vào cuộc sống của chúng ta, và đã chiếm rất nhiều thời gian và không gian, tâm sức và tình cảm của mọi người. Nhưng nói đi thì phải nói lại, tại sao lại có một số vợ chồng trẻ không muốn sinh con ? Theo anh Thanh Long tại sao lại xuất hiện hiện tượng này?

    C: Theo tôi có mấy nguyên nhân sau:

    Một là sự phát triển của ngành nuôi thú cưng. Thú cưng đã trở thành một ngành công nghiệp. Không chỉ có cửa hàng mua bán thú cưng, mà còn có cả cửa hàng chuyên tắm rửa, cắt tóc, cắt tỉa móng chân, chăm sóc sắc đẹp, may quần áo cho thú cưng, thậm chí có cả phòng khám chữa bệnh cho thú cưng, trong siêu thị cũng có nơi chuyên bán các loại thức ăn cho thú cưng. Sự phát triển của ngành thú cưng và sự xuất hiện của gia đình dink nuôi thú cưng là sự bồi bổ và xúc tiến lẫn nhau, có quan hệ đan xen nhau. Sự quảng bá và tiếp thị của nhà hàng đã làm tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt tình cảm giữa chủ nuôi với thú cưng. Qua đó cũng kích thích mở rộng hơn nữa ngành thú cưng. Con người đều như vậy, anh càng bỏ nhiều tâm huyết vào một việc nào đó, thì anh càng yêu nó. Đây có thể là một trong những nguyên nhân xuất hiện gia đình dink nuôi thú cưng.

    Hai là có áp lực, không có thời gian. Đối với các cặp vợ chồng trẻ hiện nay, nhất là các cặp vợ chồng sống ở thành phố lớn. "Cuộc sống" là một việc áp lực rất lớn. Việc làm khó tìm, tiền lương không cao, giá nhà đất quá cao, vật giá cũng đang leo thang. Kinh tế là một vấn đề lớn nghiêm túc đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ. Tiền lương hàng tháng phải dùng để trả tiền nhà, tiền nuôi xe, ăn uống, xã giao, hầu như gần hết tiền lương trong tháng. Mà nuôi một đứa con phải tốn nhiều tiền hơn. Từng có cư dân mạng tính qua, lấy Bắc Kinh làm ví dụ, từ lúc mang thai cho đến lúc con lên Đại học, phải tốn gần 500 nghìn Nhân dân tệ.

    B: Vâng, hơn nữa, nhịp sống ở các thành phố lớn quá gấp gáp, nếu hai vợ chồng đều đi làm thì sẽ không có thời gian để nuôi con. Vì vậy, tình huống này khiến các gia đình trẻ phải đứng trước sự lựa chọn "nuôi con" hay là "nuôi sự nghiệp" , "nuôi kinh tế", rất nhiều cặp vợ chồng cuối cùng đã chọn không sinh con, nhưng thay vào đó là nuôi chó cảnh.

    A: Đúng vậy, có nhiều người còn cho rằng, "nuôi chó cảnh không phải mất nhiều tâm sức như nuôi con". Nuôi con không những tốn kém kinh tế, mà còn phải lo liệu vấn đề học hành, công ăn việc làm ... của con trong tương lai. Nuôi chó cảnh thì đỡ vất vả hơn nhiều, chỉ cần cung cấp đủ nhu cầu về vật chất, là chó ta ngoan ngoãn quấn lấy chủ, không những không "cãi lại" chủ, mà còn kiên nhẫn lắng nghe chủ nhân kể chuyện tâm tình.

    C: Ba là nhân tố tâm lý. Sau thập niên 80 thế kỷ trước là thế hệ của con một trong gia đình. Đối với những người con một, từ nhỏ luôn được hưởng cuộc sống tốt nhất trong gia đình. Ngay từ thập niên 90 thế kỷ trước, vấn đề con một đã gây lên làn sóng phê phán các ông Vua con. Hiện nay những đứa trẻ được nuông chiều từ bé này có sức chịu đứng khá yếu trước áp lực, bởi vậy nếu có thể họ sẽ né tránh áp lực.

    Ngoài ra, một số lớn phụ nữ đã kết hôn cũng rất sợ phải sinh con. Đau đớn khi đẻ, dáng người mất đẹp, tiền lương giảm xuống khiến phụ nữ hiện đại rất ngại sinh con; còn đối với đàn ông, trách nhiệm nuôi gia đình, khiến họ cũng không biết làm thế nào. Gia đình dink nuôi thú cưng công việc phổ biến rất bận, nhiều cặp vợ chồng cuối cùng đã lựa chọn cuộc sống dink nuôi thú cưng.

      A: Giống những người làm tháng nào tiêu hết tháng ấy, hay chỉ biết ăn bám bố mẹ, họ cũng như không muốn sinh con, những cặp vợ chồng trẻ không muốn sinh con, mà chỉ nuôi chó cảnh là một hình thức sinh hoạt hoàn toàn mới mẻ mới xuất hiện, thu hút sự quan tâm và bàn luận sôi nổi của xã hội. Vậy thì, không muốn sinh con mà chỉ nuôi chó cảnh cho đỡ buồn có lợi cho cuộc sống hạnh phúc gia đình hay không ? Chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Niềm hạnh phúc của đôi ta do Bàng Long thể hiện rồi chúng ta lại tiếp tục thảo luận. Lời ca có đoạn:

    Anh còn nhớ em thích mặc váy trắng

    Anh thích nhất đôi bím tóc dày của em

    Em thích nhìn nụ cười hiền hậu của anh

    Em nói anh là chàng trai mà em yêu mến.

    Đôi ta cùng vượt qua những tháng ngày gian khổ,

    Chúng mình nguyện yêu nhau cho đến chọn đời

    Em mãi mãi là người mà anh yêu thương nhất.

      B: Hoan nghênh quý vị và các bạn quay trở lại chương trình Lăng kính cuộc sống. Vậy thì, phong trào nuôi chó cảnh thay cho việc nuôi con là tích cực hay tiêu cực? Một số người cho rằng, điều này có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo anh Thanh Long, liệu quan điểm của những người thích nuôi chó cảnh thay cho việc nuôi con có thực sự nâng cao hiệu quả chất lượng cuộc sống?

    C: Trước hết, nuôi thú cưng đỡ tốn tiền hơn nuôi con, số tiền còn lại họ dùng để mua sắm, đi du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

    Kế đó, nuôi thú cưng có thể giải toả áp lực. Giới tâm lý học phổ biến cho rằng, người thành niên dù nam hay nữ sau khi kết hôn đều có yêu cầu làm bố làm mẹ, khi họ lựa chọn không sinh con thì phải có một lối thoát cho họ giải toả nhu cầu làm bố hay làm mẹ của họ, đây cũng chính là nguyên nhân khiến gia đình dink thích nuôi thú cưng, cũng tức là đáp ứng được nhu cầu tâm lý bù đắp cho sự đáng tiếc không sinh con của gia đình dink.

    B: Vâng, đó là nói theo ý nghĩa tích cực. Nuôi chó cảnh có thể thoả mãn nhu cầu kiểm soát của người thành niên ở mức độ nhất định, có thể trả lại "quyền" làm cha làm mẹ cho họ, giúp họ giải quyết vấn đề tinh thần. Đứng trước lý lẽ của những người hưởng ứng phong trào nuôi chó cảnh chứ không sinh con, dư luận xã hội cũng có không ít ý kiến phản đối, họ cho rằng, chó cảnh không bao giờ thay thế được con cái, anh Thanh Long thấy thế nào?

    C: Vâng, tôi cũng giữ quan điểm như vậy. Theo các chuyên gia khoa sản phụ cũng phổ biến cho rằng, gia đình dink, gia đình dink nuôi thú cưng là trái với quy luật tự nhiên của khoa học, rất không có lợi đối với sức khoẻ của phụ nữ.

    Xét từ góc độ tâm lý học, có thể nhóm người này có cảm giác không an toàn đối với cuộc sống, khiến họ có cảm giác không an toàn đối với cuộc sống, nghề nghiệp, kể cả đối với gia đình, tình cảm. Bởi vậy cũng có người cho rằng họ lẩn tránh áp lực.

    A: Có rất nhiều người phản đối cho rằng, từ trước đến nay chỉ nghe nói "Nuôi con để nhờ vả lúc tuổi già", chứ chưa thấy nói là "nuôi chó cảnh để đỡ đần lúc tuổi già". Tuy là, "hầu hạ"con cái rất vất vả, nhưng nuôi dạy con cái cũng là cách đầu tư tình cảm giữa hai vợ chồng, mà sự đền đáp lớn lao nhất của con cái đối với cha mẹ là vào lúc tuổi già, con cái dành cho cha mẹ càng nhiều tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc. Vì vậy, có nhiều cặp vợ chồng kiên trì không sinh con vì cảm thấy nuôi dạy con cái quá vất vả, thực ra là họ không nghĩ đến những tình cảm và sự quan tâm mà con cái dành cho cha mẹ lúc tuổi già. Còn nuôi chó cảnh, tuy là trong thời gian ngắn, trách nhiệm không lớn, mà nghĩa vụ cũng không nặng nề, nhưng trên thực tế, khi chúng ta tuổi tác ngày một cao, sẽ phát hiện, rốt cuộc thì những con vật đáng yêu không thể thay thế được con cháu.

    C: Vâng, đúng vậy, ít ra xét từ góc độ đầu tư tình cảm, tỉ lệ đáp lại này là rất thấp, hơn nữa, tuổi thọ của thú cưng phổ biến khá thấp, khi một cặp vợ chồng dink phải tiễn đưa thú cưng của mình về cõi vĩnh hằng, thì đó cũng là những cú sốc giáng vào tinh thần tình cảm của họ.

    Dink là một biểu hiện của tính trẻ con. Một cặp vợ chồng lựa chọn con cái xa rời hôn nhân của mình, chứng tỏ bản thân họ còn là trẻ con. Một con thú cưng không thể để đàn ông hay đàn bà trở nên chính chắn được. Trẻ con có thể thực sự mang lại niềm vui cho bạn, còn thú cưng thì không thể được.

    B: Vâng, từ hiện tượng "thu nhập gấp đôi nhưng không sinh con" đến "nuôi chó cảnh chứ không sinh con" xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội hiện nay cho thấy, đây là sự chuyển đổi cách sống một cách tự nhiên.

    Do ảnh hưởng của quan niệm gia đình truyền thống, người Trung Quốc luôn lấy việc "sinh con nối dõi tông đường" làm mục tiêu quan trọng của đời người. Thế nhưng, trong thời đại hiện nay, những người có tư tưởng cởi mở lại cho rằng nuôi con sẽ gây trở ngại về các mặt như văn hoá, kinh tế, cách sống,… giữa hai thế hệ, vì vậy, họ đã chọn cách sống theo cách riêng của mình.

      A: Ở Trung Quốc, tình trạng vợ chồng trẻ không muốn sinh con mà thích nuôi chó cảnh không phải xuất hiện cùng lúc. Sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, khiến cho mức sống của người dân ngày một khá giả, thì mới có khả năng nuôi chó cảnh. Thực ra, vợ chồng không muốn sinh con mà nuôi chó cảnh, từ ngọn nguồn mà nói thì nhu cầu về tâm lý của mọi người cũng gần như nhau. Khi cuộc sống của một gia đình chỉ quanh quẩn có hai vợ chồng thiếu sự mới mẻ và niềm vui, có thể qua việc nuôi chó cảnh để tăng thêm tình cảm và sự hứng thú. Trong khi đó, chó cảnh có thể thay thế một nhu cầu nào đó trong xã hội của chúng ta, nhưng lại không tăng thêm gánh nặng và lời ra tiếng vào của mọi người trong xã hội. Còn có một số người coi việc nuôi chó cảnh là cách sống thời thượng và có tư tưởng tích cực và lạc quan đối với cuộc sống, cũng là nhịp cầu nối giữa tâm tư, tình cảm giữa chúng ta.  

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>