• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • "Tương lai của tôi sẽ không phải là ước mơ"- con đường đi vào thành phố của nông dân làm công thế hệ mới

    2012-03-20 17:27:13     CRIonline

    Nghe online-I           Nghe online-II

    "Tôi chỉ muốn có được một căn hộ với một phòng khách, hai phòng ngủ, một nhà vệ sinh riêng, một nhà bếp. Tôi muốn tìm một việc làm ổn định, chuyển hộ khẩu, hồ sơ của tôi đến Bắc Kinh, có khoản thu nhập ổn định..." đó là ước mơ của anh Thái Á Vĩ, một nông dân làm công thế hệ 9X đang làm công tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Hoan nghênh quý vị và các bạn đến với chương trình Trung Quốc ngày nay, cùng Hùng Anh và Hải Vân quan tâm cuộc sống của những nông dân vào thành phố làm công thế hệ 9X...

    Hùng Anh: "Câu chuyện hàng ngày, tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu về một Trung Quốc chân thực", hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đang có mặt bên máy thu thanh đón nghe chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn làm quen với anh Thái Á Vĩ, nông dân làm công tại thành phố Bắc Kinh, tìm hiểu cuộc sống cũng như ước mơ của anh cũng như nhóm người nông dân làm công thế hệ mới tại thành phố.

    Hải Vân: Vâng. Anh Thái Á Vĩ thuộc thế hệ 9X, quê ở vùng nông thôn tỉnh Hà Nam, trình độ văn hóa phổ thông cơ sở, hiện anh đang làm thuê cho một văn phòng luật sư ở Bắc Kinh. Ước mơ của anh là có công ăn việc làm đàng hoàng, có thu nhập ổn định, có căn hộ khang trang tại Bắc Kinh.

    Hùng Anh: Có thể nói Hùng Anh rất khâm phục những người ôm ấp chí lớn như anh Thái Á Vĩ đến thành phố và muốn thực hiện giá trị của mình, có thể tưởng tượng rằng họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn như thế nào, chi phí đắt đỏ này, cạnh tranh quyết liệt này, hiện nay chưa có chế độ hoàn thiện để bảo đảm quyền lợi cho nông dân làm công trong thành phố này, rất nhiều vấn đề...Hùng Anh nghĩ là phải đầy đủ cam đảm và nghị lực thì mới trụ lại được thành phố.

    Hải Vân: Vâng, Hải Vân cũng đang lo thay cho anh Thái Á Vĩ, bởi vì trình độ văn hóa của anh không cao, chỉ mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở, thế thì lấy gì để cạnh tranh với người khác? Hải Vân cũng nghĩ rằng con đường vào thành phố của anh chắc chắn sẽ không bằng phẳng. Vậy thì anh sẽ phấn đấu vươn lên như thế nào? Anh có thực hiện được ước mơ của mình không? Với những câu hỏi đó xin mời quý vị và các bạn đi theo ống kính của phóng viên Đài chúng tôi, tìm hiểu cuộc sống của anh Thái Á Vĩ.

    Hùng Anh: Một ngày đầu tháng 3, khi trời vừa tảng sáng, anh Thái Á Vĩ đã ở trên ô-tô buýt đi ra ngoại ô Bắc Kinh để tham gia lớp đào tạo pháp luật. Đến chiều, anh lại phải trở về nội thành, đến toà án của quận lĩnh tài liệu cho văn phòng bào chữa vụ án, sau đó đến văn phòng luật sư làm việc, cho đến 7,8 giờ tối mới về có thể về đến nơi ở của mình.

    Hải Vân: Anh Á Vĩ đến Bắc Kinh sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở năm 2007. Lúc đó mẹ anh đang làm công ở Bắc Kinh. Do bố Á Vĩ qua đời sớm, mẹ anh buộc phải đến nơi đất khách quê người, trở thành nông dân vào thành phố làm công sớm mhất. Nhưng do không có văn hóa, mẹ Á Vĩ chỉ có thể làm những công việc nặng nhọc lương thấp ở Bắc Kinh, làm lụng vất vả cả ngày cũng không kiếm được là bao, còn phải gửi về quê Hà Nam cho Á Vĩ và hai chị của anh. Do làm lụng quanh năm vất vả, mẹ Á Vĩ thường xuyên đau ốm, buộc phải nghỉ dưỡng tại một căn nhà hầm thuê tại Bắc Kinh.

    Hùng Anh: So với nông dân làm công thế hệ cha mẹ, anh Á Vĩ may mắn hơn. Sau khi anh đến Bắc Kinh, anh từng làm thuê, từng đi học, từng làm thêm. Hiện nay, anh vừa làm thuê cho một văn phòng luật sư ở Tây Trực Môn, vừa tham gia lớp tại chức của trường Kiểm Sát ở quận Xương Bình, Bắc Kinh. Hơn nữa anh ở nhờ công trường của chú, không cần trả tiền thuê nhà cũng không cần nộp chi phí điện nước.

    Hải Vân: Khác với nông dân làm công thế hệ trước, nông dân làm công thế hệ 8X và 9X như anh Á Vĩ không phải quyến luyến nhiều với đồng ruộng quê hương. Chế độ giáo dục nghĩa vụ cũng như đào tạo hướng nghiệp mà Trung Quốc thực thi khiến đa số học sinh có thể nắm vững tay nghề hoặc có nền tảng kiến thức cơ bản, do vậy sự đòi hỏi của họ cũng cao hơn thế hệ trước, họ mong muốn được làm những công việc đàng hoàng hơn để thực hiện giá trị nhân sinh của mình, cuối cùng cắm rễ tại thành phố. Anh nói:

    "Tôi chắc chắn sẽ chọn những công việc đàng hoàng, công việc có thể thực hiện giá trị của mình, công việc có thu nhập cao. Trước kia, tôi đã nghĩ làm thế nào để ở lại Bắc Kinh, đến nay tôi vẫn nung nấu ước mơ này, làm thế nào được ở lại Bắc Kinh lâu dài."

    Hùng Anh: Để thực hiện ước mơ này, anh Á Vĩ luôn cố gắng hết mình. Điểm này được thể hiện trong phong cách ăn mặc của anh. Trên thực tế, lúc phóng viên gặp anh cảm thấy rất ngạc nhiên, bởi vì nhìn anh có vẻ già trước 10 tuổi so với thực tế, anh mặc chiếc áo khoác màu đen như thám tử Sê-lốc Hôm, đeo kính không số, tay còn đeo đồng đồ vàng và nhẫn vàng không phù hợp với lứa tuổi chút nào. Anh nói, tôi ăn mặc như vậy để tỏ ra chín chắn, lúc tìm việc làm mới sẽ không để lại ấn tượng không chín chắn cho người khác.

    Hải Vân: Thế nhưng, chỉ quan tâm về cách ăn mặc chắc sẽ không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề. Trước đây Á Vĩ từng làm nhân viên bảo vệ, nhưng do điều kiện công việc khắc nghiệt và không được cấp tiền lương đúng hạn, anh xin thôi việc sau hai tháng, nhưng tiền lương bị nợ dây dưa chưa lấy được, điều này khiến anh cảm thấy hoang mang đối với thành phố. Sau đó, anh phát hiện luật pháp có thể giúp đỡ mình, anh nói:

    "Về sau tôi thực tập tại toà án, tiếp xúc vụ án nhiều, tôi mới biết có thể đòi lại tiền lương. Tôi tư vấn thầy cô trong tòa án, chỉ hơn 20 ngày đã giải quyết vấn đề này. Nếu chỉ tính lương thì chỉ có hơn 2000 Nhân dân tệ, nhưng về sau tôi đã lấy lại được 3000 Nhân dân tệ thông qua trình tự pháp luật. Sau đó tôi thấy luật pháp rất tốt, rất hiệu quả. Cho nên tôi bắt đầu làm thêm, còn bào chữa cho bạn học của tôi ".

    Hùng Anh: Để trang bị kiến thức cho mình, Á Vĩ đã tham gia vào lớp học đào tạo chuyên về pháp luật và lớp khẩu ngữ tiếng Anh, đồng thời làm thêm trong một văn phòng luật sư, thời gian rảnh còn nhận ít việc tư như bào chữa cho vụ tranh chấp lao động v.v. Anh nói, vào hai tháng gần đây, thu nhập hàng tháng của anh đều vào khoảng 8, 9000 Nhân dân tệ. Ngoài chăm sóc mẹ ra, hầu như tất cả tiền lương anh đều đầu tư vào việc học, chính là mong muốn mai sau có thể phát triển tốt hơn.

    Hải Vân: Đúng là một người đầy chí hướng và nghị lực. Bây giờ đã có thu nhập khấm khá, tin rằng qua sự nỗ lực bền bỉ của anh, tương lai của anh Á Vĩ sẽ rất tươi sáng.

    Hùng Anh: Vâng. Sau khi biết câu chuyện của anh Thái Á Vĩ, Đại biểu Quốc hội, chuyên gia vấn đề nông dân làm công Trương Triệu An cho rằng, anh Thái Á Vĩ chính là nông dân làm công "thế hệ mới" điển hình, so với nông dân làm công thế hệ trước với quan niệm "vào thành phố làm công, kiếm tiền rồi về quê" trước đây, nông dân làm công "thế hệ mới" sinh ra sau cải cách mở cửa, đã không còn quyến luyến nhiều với quê hương, tâm lý và nhu cầu đều có "thay đổi" nhiều. Ông Trương Triệu An nói:

    "Đó một một nhóm người có nhu cầu đa dạng hóa. Ngoài nhu cầu về mặt kinh tế ra, còn có nhu cầu tinh thần, nhu cầu văn hóa. Bởi vì trình độ giáo dục của họ cao hơn nông dân làm công thế hệ trước, cho nên sự theo đuổi đối với địa vị kinh tế, địa vị xã hội, giá trị nhân sinh v.v của họ đều cao hơn thế hệ trước".

    Hải Vân: Theo ông Trương Triệu An giới thiệu, nông dân làm công của Trung Quốc vào khoảng 150 triệu, trong đó nông dân làm công thế hệ mới chiếm trên 60%. Điều này có nghĩa là cả nước có 10 triệu nông dân làm công "thế hệ mới", hầu như tương đương với1/13 dân số cả nước, 1/6 của dân số thành phố, 1/3 số người có việc làm trong thành thị cả nước. Một nhóm người quy mô lớn như vậy, tất nhiên cần phải được sự quan tâm và coi trọng của xã hội. Ông nói:

    "Họ là một bộ phận không thể thiếu của thành phố. Nếu không có họ, sự phát triển của cả thành phố ắt sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề. Cho nên chúng ta thường thấy, mỗi dịp tết đến, nông dân làm công đều về quê, có những lúc giao thông đường bộ dường như quá tải. Vấn đề nông dân làm công hiện đại được giải quyết càng tốt hơn thì sự phát triển của các doanh nghiệp sẽ càng ổn định hơn, kinh tế của chúng ta sẽ phát triển càng tốt."

    Hùng Anh: Ông Trương Triệu An cho rằng, giải quyết vấn đề nông dân làm công, cần phải giải quyết những vấn đề như hộ khẩu, hưởng lương bình đẳng như cư dân thành phố cũng như chung hưởng thành quả phát triển và xây dựng thành phố với cư dân thành phố. Rất nhiều chính sách của Trung ương trên thực tế cũng đang quan tâm và nhằm giải quyết những vấn đề này. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà ở chính sách, lấy Thượng Hải làm ví dụ, những nhà cho thuê giá rẻ và nhà thuê công của Thượng Hải trước đây chỉ hướng tới cư dân thành phố, hiện nay nông dân làm công tại Thượng Hải cũng có thể xin vào ở. Nếu nông dân làm công có bằng đại học, còn sẽ được ưu tiên xem xét vấn đề hộ khẩu. Nếu được cấp hộ khẩu 7 năm, thì có quyền mua nhà ở chính sách như người dân thành phố.

    Hải Vân: Cùng là Đại biểu Quốc hội, Trưởng phòng tiếp thị của Công ty trách nhiệm hữu hạn thời trang Hoa Nhật Thượng Hải Chu Tuyết Cần chính là một trong những người được hưởng lợi của chính sách này. Chị Chu Tuyết Cần là đại biểu Quốc hội đại diện cho nông dân làm công, trước kia cũng là một nông dân làm công từ nông thôn đến Thượng Hải, nhưng do nỗ lực và xuất sắc, chị được bầu làm một trong 1000 nông dân làm công xuất sắc cả nước. Sau đó, theo chính sách của nhà nước, chị được cấp hộ khẩu tại Thượng Hải. Nhìn lại chặng đường đã qua, chị Chu Tuyết Cần cảm thấy, cùng với tiến bộ của thời đại, cộng đồng xã hội đã dành sự quan tâm nhiều hơn đối với nông dân làm công, và không ngừng coi trọng và tiếp nhận nông dân làm công. Chị nói:

    "Đại biểu Quốc hội khoá trước không có đại biểu nông dân làm công, khóa này đã có ba đại biểu nông dân làm công. Trước đây trong đội ngũ anh hùng lao động không có nông dân làm công, năm 2010, đội ngũ anh hùng lao động xuất hiệu rất nhiều nông dân làm công các ngành. Chính sách an sinh xã hội trước kia không chiếu cố đến lợi ích của nông dân làm công, hiện nay đang được từng bước cải thiện. Tại Thượng Hải, nông dân làm công được hưởng đãi ngộ bảo hiểm xã hội chung của thành phố, đây cũng là sự tiến bộ của thời đại."

    Hùng Anh: Hiện nay, chị Chu Tuyết Cần trở thành Đại biểu Quốc hội, hàng năm chị đều chuẩn bị hai đến ba đề án liên quan tới nông dân làm công. Năm nay cũng vậy, ngoài những đề án về đẩy nhanh chuyển đổi mô hình kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sự sống v,v, cho nông dân làm công của thành phố ra, chị còn bắt đầu quan tâm đến vấn đề tinh thần và cuộc sống hôn nhân của nông dân làm công.

    "Trước đây khá nhiều đề án xoay quanh vấn đề việc làm và cuộc sống của nông dân làm công, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, chúng ta cũng phải dành nhiều quan tâm hơn cho lĩnh vực tinh thần của nông dân làm công. Chẳng hạn như vụ nhảy lầu của nông dân làm công ở công ty Foxconn, nếu lúc đó có một mặt bằng để cho họ có thể dốc bầu tâm sự, thổ lộ tâm tình, tôi nghĩ sẽ không có nhiều người nhảy lầu như vậy".

    Hải Vân: Chị Chu Tuyết Cần nói, nông dân làm công "thế hệ mới" không có nhiều anh chị em, vào thành phố làm công bạn bè cũng ít, họ càng cần một mặt bằng như vậy để tìm kiếm một chỗ dựa tinh thần và giúp đỡ về mặt tâm lý, để càng dễ hoà nhập vào cuộc sống đô thị. Dưới sự giúp đỡ của Tổng Công đoàn Trung Quốc, chị Chu Tuyết Cần đã thành lập "văn phòng Chu Tuyết Cần" vào năm 2009, nhằm cung cấp tư vấn và giúp đỡ cho nông dân làm công thế hệ mới. Trong đó, "Văn phòng Chu Tuyết Cần" còn hợp tác với Khoa tư vấn tâm lý trường đại học Sư phạm Hoa Đông, triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý tại Thượng Hải.

    Hùng Anh: Đối với nông dân làm công thế hệ mới như anh Thái Á Vĩ, chị Chu Tuyết Cần hy vọng họ không ngừng trang bị kiến thức cho mình, không ngừng phấn đấu vươn lên, bởi vì chỉ có nỗ lực mới có thu hoạch. Đối với tương lai, anh Thái Á Vĩ cũng tràn đầy niềm tin. Bài hát mà anh thích nhất là "Tương lai của tôi không phải là ước mơ", anh thường dùng bài hát này để khích lệ cho mình, không bao giờ từ bỏ sự theo đuổi đối với tương lai:

    "Trên thực tế tôi không đòi hỏi nhiều, tôi chỉ cần một phòng khách, hai phòng ngủ, một nhà vệ sinh riêng, một nhà bếp, tôi có thể ở với mẹ, không muốn để mẹ ở nhà hầm nữa. Tôi muốn tìm một việc làm ổn định, sau đó chuyển hộ khẩu, giấy tờ đến Bắc Kinh, có được thu nhập ổn định."

    Hải Vân: Ước mơ dường như khá xa vời, nhưng con đường chính ở dưới chân ta. "Giấc mơ đô thị" của nông dân làm công thế hệ mới trên thực tế đã hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

    Hùng Anh: Theo thông kế mới nhất của Cục thống kê nhà nước Trung Quốc, dân số thành thị cả nước năm 2011 lần đầu tiên vượt nông thôn, trình độ đô thị hóa vượt 50%. Sự đổi thay mang tính lịch sử này sẽ thúc đẩy nhất thể hóa phát triển kinh tế-xã hội thành thị và nông thôn, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân làm công thế hệ mới thực hiện ước mơ, để họ cảm nhận sự bình đẳng và quan tâm nhiều hơn, sớm thực hiện giá trị nhân sinh và ước mơ của mình.

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, vừa rồi chúng ta đã làm quen với anh Thái Á Vĩ, một nông dân làm công thế hệ 9X, bây giờ chúng ta cùng theo dõi một số điểm nóng trên tiểu blog Trung Quốc.

    Nhiều nhà hàng khách sạn ở Hồng Công chấm dứt cung cấp vây cá đề xướng bảo vệ môi trường.

    Hải Vân: Kết quả điều tra do một cơ quan truyền thông chuyên đưa tin về đám cưới Hồng Công công bố ngày 7/3 cho thấy, Hồng Công đang có xu hướng tổ chức đám cưới bảo vệ môi trường, nhiều nhà hàng khách sạn cao cấp đã chấm dứt cung cấp món vây cá, giới trẻ cũng đang có xu hướng tổ chức đám cưới không có món vây cá.

    Hùng Anh: Tháng 1 năm nay, cơ quan truyền thông này đã phỏng vấn hơn 30 khách sạn và nhiều cặp vợ chồng trẻ, để tìm hiểu các ý kiến về "đám cưới không vây cá". Điều tra cho thấy, 10 nhà hàng khách sạn đã hoàn toàn ngừng bán món vây cá, 11 khách sạn khác cho biết, nếu khách hàng không có yêu cầu đặc biệt, thì sẽ chỉ cung cấp thực đơn không vây cá.

    Hải Vân: Ngoài ra, kết quả điều tra còn phản ánh phần lớn giới trẻ Hồng Công đều không thích món vây cá, mà cho rằng tính toán chi tiêu mới là điều quan trọng nhất.

    Trung Quốc lại dấy lên cao trào học tập Lôi Phong

    Hùng Anh: Năm nay là kỷ niệm 50 năm ngày hy sinh của Lôi Phong, một chiến sỹ bình thường nhưng rất vĩ đại mà tất cả người dân Trung Quốc đều biết đến. Hiện nay ở Trung Quốc đã dấy lên một cao trào học tập Lôi Phong, tái hiện tinh thần Lôi Phong.

    Hải Vân: 50 năm qua, tinh thần phục vụ nhân dân, tương thân tương ái, không ngừng vươn lên, phấn đấu gian khổ và cần kiệm của Lôi Phong đã giáo dục và khích lệ biết bao thế hệ ở Trung Quốc theo đuổi sự thăng hoa cao cả của chân-thiện-mỹ.

    Hải Vân: Lôi Phong sinh năm 1940, lớn lên tại nông thôn, sau đó làm công nhân nhà máy, từng lái xe công nông và máy ủi, năm 1959 nhập ngũ và trở thành một chiến sĩ lái xe. Lôi Phong ngày thường lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui của mình, anh đã làm rất nhiều việc tốt. Năm 1962, Lôi Phong hy sinh trong một sự cố tai nạn, khi đó anh mới 22 tuổi. Lúc đó, các nhà Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã đề từ, kêu gọi nhân dân học tập Lôi Phong.

    Các đại biểu đề nghị rút ngắn thời gian đi học, thực thi giáo dục nghĩa vụ 10 năm

    Hùng Anh: Bạn tham gia công tác năm bao nhiêu tuổi? Cùng với yêu cầu về bằng cấp ngày càng cao, rất nhiều bạn trẻ học xong đại học lại học tiếp thạc sỹ, khi ra trường đã 26-27 tuổi. Liệu có thể rút ngắn thời gian đi học hay không? Liệu các bạn trẻ có thể ra trường và tham gia công tác sớm hơn được không? Ông Trần Hoa Vĩ, Đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5 Quốc hội lần thứ 11 đã trình lên một đề án về thực thi giáo dục nghĩa vụ 10 năm.

    Hải Vân: Ông Hứa Hạo, Ủy viên Chính hiệp cũng đề nghị rút ngắn thời gian học tiểu học và trung học, để ứng phó các vấn đề như già hoá dân số, thiếu hụt lao động trẻ. Ông cho rằng, Trung Quốc hiện nay đang có xu hướng già hoá dân số, sau 20 năm, lao động trẻ không những phải tham gia sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, mà còn phải chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, đến lúc đó, thiếu hụt lao động trẻ sẽ trở thành vấn đề xã hội rất lớn. Hơn nữa, thời gian học tiểu học và trung học quá dài sẽ chiếm nhiều thời gian tiếp xúc xã hội và cuộc sống của trẻ, điều này sẽ không lợi cho bồi dưỡng tố chất tổng hợp của trẻ. Ông đề nghị rút ngắn thời gian tiểu học và trung học còn từ 9 đến 10 năm.

    Hùng Anh: Chương trình Trung Quốc ngày đến xin tạm dừng ở đây, Hải Vân và Hùng Anh xin chào tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại các bạn vào chương trình này tuần sau.

    Hải Vân: Xin chào và hẹn gặp lại.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>