N: "Chung quanh chúng ta, không có chuyện nhỏ", quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh các bạn đến với chương trình "Chung quanh chúng ta" phát vào tối thứ sáu hàng tuần và phát lại vào tối thứ hai tuần sau. Nam Dương xin chào quý vị và các bạn.
H: Thu Huyền xin chào quý vị và các bạn.
N: Thưa các bạn và thưa chị Huyền, hôm nay là ngày 2/3, ngày mai là ngày 3/3, Kỳ họp thứ 5 Chính hiệp Trung Quốc khoá 11 sẽ chính thức khai mạc, và ngày 5/3, tức là thứ hai tuần sau, ngày mà chương trình "Chung quanh chúng ta" phát lại, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khoá 11 cũng sẽ chính thức khai mạc.
H: Vâng, hai kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp là một sự kiện chính trị quan trọng nhất diễn ra hàng năm ở Trung Quốc. Tin rằng, các bạn bên máy thu thanh thường xuyên theo dõi chương trình của Đài chúng tôi cũng đã tìm hiểu phần nào về hai kỳ họp ở Trung Quốc.
N: Vâng, nhưng, cũng có thể vẫn có một số bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ về hai kỳ họp. Hơn nữa, kỳ họp năm nay là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội và Chính hiệp khoá 11, có một số đề tài được thảo luận tại hai kỳ họp lần này thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Vì vậy, trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về "Hai kỳ họp" và một số đề tài được mọi người quan tâm tại "Hai kỳ họp".
H: Vâng, hoan nghênh các bạn theo dõi nội dung hôm nay nhé.
Nhạc
N: Chị Huyền này, chị có biết Kỳ họp thứ nhất của Chính hiệp và Quốc hội Trung Quốc khoá 1 khai mạc vào năm nào không?
H: Vâng, qua tìm hiểu tài liệu, Thu Huyền được biết, Chính hiệp Trung Quốc với tên đầy đủ là Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc được thành lập trước ngày Nước Trung Hoa mới ra đời. Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc đã họp hội nghị toàn thể khóa 1 từ ngày 21-30/9/1949. Hôm sau, tức là ngày 1/10/1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại thành lầu Thiên An Môn.
N: Vâng, Kỳ họp thứ nhất Chính hiệp Trung Quốc đã tạm thời thi hành các quyền hạn của Quốc hội. Có 662 đại biểu đã tham dự hội nghị, bao gồm đại diện và nhân sĩ là khách mời đặc biệt thuộc 46 đơn vị như Đảng Cộng sản Trung Quốc, các đảng phái dân chủ, các khu vực, Quân giải phóng Nhân dân, các dân tộc thiểu số, Hoa kiều ở nước ngoài, các nhân sĩ giới tôn giáo... có tính đại diện hết sức rộng rãi.
H: Vâng, Huyền được biết, Kỳ họp thứ nhất Chính hiệp khoá 1 đã đại diện cho ý chí của Nhân dân cả nước Trung Quốc, tuyên bố thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; thông qua "Cương lĩnh chung Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc" mang tính chất Hiến pháp lâm thời cũng như "Luật tổ chức Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc", "Luật tổ chức Chính phủ Nhân dân Trung ương Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa"; quyết định Bắc Kinh là Thủ đô, cờ đỏ 5 sao là Quốc kỳ của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng như "Hành khúc quân nghĩa dũng" là quốc ca, lấy dương lịch làm kỷ niên của Trung Quốc; bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên của Chính phủ Nhân dân Trung ương, bầu ra Ủy ban toàn quốc khóa 1 Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.
N: Vâng, trong 5 năm đầu thành lập nhà nước, Chính hiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết nhân dân các dân tộc cả nước, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân, thi hành cải cách xã hội, phát triển mặt trận thống nhất.
H: Vâng, tháng 9/1954, Quốc hội khóa 1 họp kỳ họp thứ nhất, thông qua "Hiến pháp Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa". Tháng 12 cùng năm, Kỳ họp thứ nhất Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương khóa 2 đã xây dựng "Điều lệ của Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc", tuyên bố việc tạm thời thi hành quyền hạn Quốc hội của Hội nghị toàn thể Chính trị hiệp thương nhân dân kết thúc, nhưng là một tổ chức mặt trận thống nhất, Chính hiệp sẽ tiếp tục tồn tại và phát huy vai trò.
N: Vâng, sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Cờ đỏ 5 sao" do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Tôn Nam trình bày.
Thả bài hát...
N: Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn trở lại chương trình "Chung quanh chúng ta". Chị Huyền ơi, những năm qua, có nhiều bạn thính giả viết thư muốn tìm hiểu sự khác nhau giữa chế độ đại hội đại biểu nhân dân với Nhân Đại, tiếp theo chúng ta hãy giới thiệu sự khác nhau của hai cùm từ này nhé.
H: Vâng, chế độ đại hội đại biểu nhân dân khác với Nhân Đại tức Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Chế độ đại hội đại biểu nhân dân là cả một hệ thống chính quyền và chế độ tổ chức chính quyền lấy Quốc hội và Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra làm cơ sở, là chế độ bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng như thành phần, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan Nhà nước khác ra đời từ chế độ này, là chế độ hoạch định quan hệ chức năng giữa Quốc hội với nhân dân, giữa cơ quan Nhà nước Trung ương với địa phương v.v.
N: Vâng, còn Nhân Đại là tên gọi tắt của Đại hội đại biểu nhân dân, là cơ quan Nhà nước cụ thể, Nhân Đại chỉ là hạt nhân và một phần quan trọng trong chế độ đại hội đại biểu nhân dân.
H: Vâng, vì vậy, không nên hiểu rằng chế độ đại hội đại biểu nhân dân là các chế độ của Nhân Đại, cũng không nên coi chế độ đại hội đại biểu nhân dân như là chế độ tổ chức cụ thể và các chế độ khác của cơ quan Nhà nước .
Nhạc
N: Các bạn thân mến, các bạn có biết những đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được bầu ra như thế nào không, sau đây, Nam Dương và Thu Huyền sẽ giới thiệu với các bạn về điều này nhé.
H: Vâng, theo quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử và những bộ luật hữu quan khác của Trung Quốc, ngoài những người bị tước đoạt quyền lợi chính trị theo pháp luật ra, miễn là công dân của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tròn 18 tuổi, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài sản, thời hạn cư trú, đều có quyền tham gia bầu cử và được bầu cử; đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đều được bầu qua bầu cử dân chủ.
N: Vâng, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã sẽ do cử tri trực tiếp bầu cử theo khu vực bầu cử. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cấp khu thì do Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu cử, hình thức này được gọi là bầu cử gián tiếp.
H: Vâng, theo Huyền được biết, đoàn thể các chính đảng và nhân dân có thể liên hợp hoặc độc lập tiến cử người ứng cử đại biểu. 10 cử tri hoặc đại biểu trở lên có thể liên danh đề cử ứng cử viên. Danh sách ứng cử viên nên nhiều hơn danh sách đại biểu, thực thi phương thức bầu cử theo con số chênh lệch. Trong cuộc bầu cử trực tiếp, danh sách người ứng cử đại biểu cần phải vượt 1/3 hoặc nhiều gấp đôi so với số đại biểu trúng cử; trong cuộc bầu cử gián tiếp, danh sách người ứng cử đại biểu nên vượt 1/5 hoặc 1/2 số đại biểu được bầu.
N: Vâng, bầu cử đều phải áp dụng biện pháp bỏ phiếu kín, người bầu cử có thể bỏ phiếu tán thành người ứng cử đại biểu, có thể bỏ phiếu trống,cũng có thể bầu bất cứ cử tri nào, mà còn có thể bỏ phiếu trắng. Khi bầu cử trực tiếp, nếu phần lớn cử tri của khu vực bầu cử đã tham gia bỏ phiếu, thì cuộc bầu cử được coi là có hiệu lực; những ứng viên giành được quá bán phiếu thuận của cử tri tham gia bỏ phiếu, mới được coi là trúng cử. Khi tổ chức bầu cử gián tiếp, ứng cử viên đại biểu giành được già nửa phiếu thuận của toàn thể đại biểu mới được coi là trúng cử.
Nhạc
N: Các bạn thân mến, vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về những đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được bầu như thế nào, vậy thì ngoài thời gian các kỳ họp của Quốc hội, các đại biểu sẽ có những hoạt động gì?
H: Vâng, điều này cũng khá thu hút sự quan tâm của mọi người, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu những hoạt động của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội nghỉ họp.
N: Thực ra, Chương 3 trong Luật Đại biểu Quốc hội đã quy định tường tận về hoạt động của các đại biểu quốc hội trong thời gian Quốc hội nghỉ họp.
H: Vâng, 1, Tổ chức cho các nhóm đại biểu triển khai hoạt động của đại biểu Quốc hội. 2, Triển khai các hoạt động thị sát của các đại biểu Quốc hội.
N: 3, Có thể hẹn gặp người phụ trách cơ quan nhà nước đồng cấp hoặc cấp dưới. 4, Có thể được mời dự hội nghị Ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân cùng cấp; hội nghị của các ban chuyên môn Hội đồng nhân dân cùng cấp; hội nghị Hội đồng nhân dân và hội nghị Ban thường vụ Hội đồng nhân dân đơn vị bầu cử.
H: 6, Thường xuyên lắng nghe ý kiến quần chúng nhân dân qua nhiều hình thức. 7, Có thể tham gia Ủy ban điều tra về các vấn đề đặc thù. 8, Có thể nêu kiến nghị, phê bình và ý kiến đối với các mặt công tác.
N: Vâng, chúng ta vừa tìm hiểu hoạt động của Đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội nghỉ họp. Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài hát "Cờ đỏ phơi phới" vẫn do giọng ca Trung Quốc Tôn Nam trình bày.
Thả bài hát
N: Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn trở lại chương trình "Chung quanh chúng ta". Chị Huyền ơi, phần cuối chương trình, chúng ta hãy giới thiệu với các bạn về các quyền hạn chủ yếu của Quốc hội nhé.
H: Vâng, Theo qui định của Hiến pháp, Quốc hội có toàn quyền và vị trí tối cao, các quyền hạn chủ yếu gồm: 1, Xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, giám sát việc thực thi Hiến pháp; xây dựng và sửa đổi luật pháp cơ bản và các luật pháp khác của Nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc trên một phần năm đại biểu Quốc hội đề xuất và được hai phần ba số đại biểu Quốc hội thông qua. Luật pháp và các dự án luật khác được thông qua với số phiếu quá bán của toàn thể đại biểu Quốc hội. Hiến pháp còn qui định, Quốc hội có quyền thay đổi hoặc rút bỏ các quyết định không thích hợp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
N: Thứ hai là bầu các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước; quyết định bổ nhiệm người giữ chức Thủ tướng Quốc vụ viện căn cứ theo đề nghị của Chủ tịch nước; quyết định bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ căn cứ theo đề nghị của Thủ tướng; Bầu Chủ tịch Quân ủy Trung ương; quyết định bổ nhiệm các thành viên trong Quân ủy Trung ương căn cứ theo đề nghị của Chủ tịch Quân ủy Trung ương; bầu Chánh án Toà án Nhân dân tối cao; bầu Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Quốc hội có quyền bãi miễn đối với tất cả các thành viên nói trên.
H: Thứ ba là xem xét và phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc dân; xem xét và phê chuẩn dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; Phê chuẩn việc thành lập tỉnh, Khu tự trị và thành phố trực thuộc; quyết định việc thành lập Đặc khu hành chính và chế độ của Đặc khu hành chính; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
N: Cuối cùng là Quốc hội có quyền thi hành "các quyền hạn khác cần phải do Cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thi hành".
Nhạc
H: Nam Dương ơi, mới đây, trên trang web Ban tiếng Việt Nam mình đã tổ chức "Cuộc điều tra thăm dò ý kiến về 'Hai kỳ họp' năm 2012 ở Trung Quốc" phải không?
N: Vâng, để tìm hiểu sự quan tâm của đông đảo khán thính giả đối với các đề tài nóng và tình hình liên quan trước thềm diễn ra "Hai kỳ họp" năm nay, Đài chúng tôi đã tiến hành cuộcthăm dò ý kiến trên mạng này.
H: Như vậy thì trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng giới thiệu với các bạn thính giả về cuộc điều tra này nhé.
N: Vâng, cuộc điều tra thăm dò ý kiến này chủ yếu bao gồm ba phần, trước hết là những thông tin cá nhân gồm độ tuổi và trình độ văn hoá; phần thứ hai là những câu hỏi mà bạn quan tâm liên quan tới "Hai kỳ họp", còn phần thứ ba khá lý thú là: bạn muốn hỏi Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì về vấn đề gì tại cuộc họp báo của Thủ tướng và cuộc họp báo của Bộ trưởng Ngoại giao.
H: Vâng, những câu hỏi mà bạn quan tâm trong phần thứ hai chủ yếu bao gồm các vấn đề như: đề tài gì của "Hai kỳ họp" năm nay có sức hấp dẫn nhất đối với bạn; Nội dung nào mà bạn quan tâm nhiều nhất trong nghị trình của "Hai kỳ họp" năm nay; Bạn cho rằng Trung Quốc cần phải tăng cường biện pháp an sinh xã hội nào; Bạn cho rằng Trung Quốc cần phải tăng thêm đầu tư về mặt nào để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển tốt hơn; Bạn cho rằng Trung Quốc cần phải áp dụng biện pháp gì trong bảo vệ môi trường; Bạn cho rằng Trung Quốc nên áp dụng biện pháp gì để tăng việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; Bạn cho rằng tình hình kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển ra sao trong vài năm tới; Bạn có ấn tượng gì đối với công tác ngoại giao Trung Quốc năm 2011; Khi nói đến Trung Quốc, sự liên tưởng trước tiên của bạn là gì; Tài nguyên du lịch nào của Trung Quốc hấp dẫn bạn nhiều nhất?
N: Vâng, nếu các bạn có hứng thú tham gia cuộc điều tra này, hoan nghênh bạn truy cập trang web của Ban Tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc theo địa chỉ: vietnamese.cri.cn để trả lời những câu hỏi trên. Các bạn thân mến, như trong phần đầu chương trình chúng tôi đã giới thiệu, "Hai kỳ họp" là một sự kiện chính trị quan trọng nhất của Trung Quốc, vì vậy, trong những chương trình tuần tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận những vấn đề thu hút sự quan tâm của mọi người trong "Hai kỳ họp" năm nay, hoan nghênh các bạn tiếp tục theo dõi chương trình "Chung quanh chúng ta". Do thời gian có hạn, chương trình hôm nay xin khép lại tại đây. Xin chào các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |