• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Trung Quốc đang "khát lao động"; "Nhịp sống chậm đô thị" trong thư viện Chung Nam

    2012-02-29 15:45:34     CRIonline

    Nghe Online-I               Nghe Online-II

    Sau tết Nguyên Đán, rất nhiều chủ doanh nghiệp Trung Quốc phải lao tâm khổ tứ nghĩ cách làm thế nào để giữ được người lao động ở lại cũng như tuyển công nhân từ nơi khác. Xin mời quý vị và các bạn đến với chương trình Trung Quốc ngày nay theo dõi tình trạng "thiếu lao động" của Trung Quốc...

    Mực giấy thơm ngát, tiếng đàn du dương, nghệ thuật cắm hoa ngây ngất, nước trà thơm ngào ngạt...đó là "Thư viện Chung Nam", một thế giới thơ mộng ở Tây An Trung Quốc... Hoan nghênh quý vị và các bạn đến với chương trình Trung Quốc ngày nay, cảm nhận "Nhịp sống chậm đô thị" trong thư viện Chung Nam....

    Hùng Anh: "Câu chuyện hàng ngày, tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu về một Trung Quốc chân thực", hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã có mặt bên máy thu thanh của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và các bạn về tình hình "thiếu lao động" của Trung Quốc. Sau đó chúng tôi dẫn quý vị và các bạn đi thăm thư viện Chung Nam ở thành phố Tây An Trung Quốc, cảm nhận "Nhịp sống chậm đô thị" ở đó.

    Hải Vân: Trước hết xin mời quý vị và các bạn theo dõi tình hình "thiếu lao động" ở Trung Quốc.

    Hùng Anh: Các bạn thân mến, sau Tết Nguyên Đán, đa số người đã trở về với công việc của mình, thế nhưng có nhiều địa phương của Trung Quốc lại xuất hiện tình trạng "thiếu hụt lao động", mà tình hình này đã diễn ra liên tục trong những năm gần đây.

    Hải Vân: Vâng, một số chuyên gia và học giả cho rằng, thiếu hụt lao động trầm trọng đầu năm" đã phản ánh lao động Trung Quốc có tính lưu động rất lớn, tiến trình đô thị hóa vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn.

    Hùng Anh: Tại chợ lao động ở đường Kinh Bát, thành phố Tế Nam, tỉnh lỵ tỉnh Sơn Đông, phóng viên có cuộc phỏng vấn với anh Lưu Văn Chí, nông dân ở Vũ Thành, tỉnh Sơn Đông đến tìm việc làm. Anh Chí năm nay 39 tuổi, dự định tìm việc làm về trang trí nội thất hoặc ở công trường xây dựng, mức lương tối thiểu là 120 tệ/ngày, anh nói, hiện nay tìm việc làm với mức lương như vậy không khó.

    Hải Vân: Giống như anh Lưu Văn Chí, hàng năm sau Tết, rất nhiều nông dân Trung Quốc về quê trước Tết đều trở lại thành phố tìm việc làm. Những năm trước, cơ quan chính quyền các cấp Trung Quốc luôn phải đau đầu vì việc làm thế nào giúp lao động nông dân tìm được việc, tuy nhiên những năm qua, cùng với kinh tế phát triển nhanh chóng và nhu cầu sử dụng lao động tăng lên, các nhà quản lý lại phải nghĩ cách làm thế nào để giữ được người lao động ở lại cũng như tuyển công nhân từ nơi khác.

    Hùng Anh: Mới đây, ông Trương Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH Kim cương Vĩnh Cơ, huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông cũng lao tâm khổ tứ để làm thế nào tuyển được lao động thích hợp. Ông nói, nhân viên hiện nay của công ty nếu thuyết phục được nhân viên cũ rời khỏi công ty trước đây trở lại làm việc, sẽ được thưởng 3000 tệ; trong khi đó cách đây 10 năm, ai muốn vào làm việc ở công ty thì phải "đi cửa sau", tìm quan hệ.

    Hải Vân: Hiện tượng "thiếu hụt lao động" phản ánh sự di chuyển của lao động Trung Quốc đã đi vào "bước ngoặt Lewis" (bước ngoặt Lewis là một thuật ngữ kinh tế học, đánh dấu giai đoạn mà tính cạnh tranh sản xuất và tốc độ tăng trưởng bắt đầu đi xuống khi các chi phí lao động tăng). Ông Trương Vệ Quốc, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Học viện Khoa học Xã hội tỉnh Sơn Đông nói: "Nguồn lao động nông thôn không còn là vô tận nữa, các ngành nghề và khu vực đều đang tranh giành lao động, vì vậy, giá lao động cũng theo đó mà tăng lên."

    Hùng Anh: Những năm qua, tình trạng "thiếu hụt lao động nghiêm trọng" thường xảy ra sau Tết Nguyên Đán và để tuyển được công nhân, một số doanh nghiệp buộc phải nâng cao mức lương.

    Hải Vân: Hiện tượng "thiếu hụt lao động" xuất hiện hàng năm vừa tạo cơ hội cho tăng giá lao động, vừa phản ánh lao động Trung Quốc vẫn tồn tại tính lưu động rất lớn cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động không ổn định, hiện tượng này thể hiện rõ nét nhất đối với đội ngũ lao động nông dân và người có thu nhập thấp ở thành phố.

    Hùng Anh: Anh Lưu Văn Chí nói, hàng năm cứ đến đầu năm anh lại tìm việc làm mới, có khi một năm phải đổi 5-6 việc làm, ai trả lương cao, anh sẽ làm cho người ấy. Chi phí sinh hoạt ở thành phố rất cao, anh không mua nổi nhà, hiện nay mỗi năm anh kiếm được 30-40 nghìn Nhân dân tệ, còn phải trả học phí cho con, dựa vào mức thu nhập này khó mà sống hết đời ở thành phố, đến lúc tuổi già, không thể làm tiếp được nữa, anh sẽ về quê sinh sống.

    Hải Vân: Mối quan tâm lo lắng đối với vấn đề dưỡng lão trong tương lai của anh Lưu Văn Chí cũng chính là mối quan tâm chung của đa số lao động nông dân Trung Quốc. Theo báo cáo phát triển dân số vãng lai do Ủy ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc công bố năm ngoái, hiện nay, tỷ lệ dân số vãng lai tham gia đóng bảo hiểm xã hội vẫn tương đối thấp. 52% dân số vãng lai có việc làm chưa tham gia đóng bất cứ loại bảo hiểm xã hội nào, đặc biệt đối với các ngành khai thác, chế tạo và xây dựng có rủi ro tai nạn lao động cao, thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động vẫn chưa đạt quy định của "Điều lệ bảo hiểm tai nạn lao động".

    Hùng Anh: Ông Trương Vệ Quốc nói, các nhân tố như giá nhà ở thành phố cao, tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm dưỡng lão thấp, thu nhập của lao động không cao... đã tác động tới tiến trình đô thị hóa, trong khi đó, tính không ổn định của tiến trình đô thị hóa và tính lưu động của lao động lại tác động tới tính ổn định của quan hệ lao động, từ đó làm tăng sức ép "thiếu hụt lao động" ở Trung Quốc.

    Hải Vân: Chuyên gia chỉ rõ, năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 46,59%, trong khi đó dân số có hộ khẩu thành phố chỉ chiếm khoảng 33% tổng dân số, điều này có nghĩa là có 13,6% dân số, tức 128 triệu người sinh sống ở thành phố chưa thực hiện đô thị hóa thực sự, hiện tượng bán đô thị hóa này đã trở thành nguyên nhân quan trọng khiến lao động Trung Quốc có tính lưu động quá lớn.

    Hùng Anh: Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định cuộc sống cho người lao động ở thành phố, để duy trì quan hệ lao động ổn định, họ đã đưa ra nhiều nỗ lực. Ở quận Bác Sơn, thành phố Tri Bác, tỉnh Sơn Đông, một số doanh nghiệp mạnh đã cung cấp ký túc xá miễn phí cho nhân viên, thậm chí còn cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% để nhân viên mua nhà, hoặc cung cấp nhà ở cho thuê với giá rẻ.

    Hải Vân: Ông Vương Úy, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn, Đại học Tài chính Sơn Đông nói, muốn nâng cao tính ổn định của tiến trình đô thị hóa và tính ổn định của quan hệ lao động, điều quan trọng nhất là phải nâng cao mức lương của người lao động. Nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang đứng trước tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đơn đặt hàng nước ngoài không nhiều, muốn tăng lương, thì đòi hỏi phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất lao động.

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, vừa rồi chúng tôi vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về tình hình "thiếu lao động" của Trung Quốc.

    Hải Vân: Sau đây chúng tôi xin mời quý vị và các bạn đến thăm thư viện Chung Nam ở thành phố Tây An, Trung Quốc, trải nghiệm "nhịp sống chậm trong đô thị".

    Hùng Anh: "Cầm kỳ thư họa" là kỹ năng mà văn nhân cổ đại Trung Quốc cần phải nắm được, trong đô thị hiện đại nhịp sống nhanh hiện nay, văn hóa Quốc học truyền thống lại dần dần tỏa ánh sáng ấm áp, bồi bổ cho tâm hồn của mọi người. Trên Đường Trường An Nam thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, trong phố thương mại huyên náo ẩn náu một khu nhà tĩnh mịch, đó là "Thư viện Chung Nam".

    Hải Vân: Bước vào cổng của "Thư viện Chung Nam" chẳng khác nào vào thế giới thơ mộng, mực giấy thơm ngát, tiếng đàn du dương, nghệ thuật cắm hoa ngây ngất, nước trà thơm ngào ngạt. Mọi người ở đây tôn kinh điển Quốc học làm thầy, làm bạn với văn hóa truyền thống, tu thân dưỡng tính, cảm nhận cuộc sống, nhịp sống đô thị khẩn trương bận rộn ở đây bỗng chốc chậm bước lại.

    Hùng Anh: Tiếng nhạc các bạn vừa nghe được truyền từ hiện trường dạy chơi đàn cổ Thư viện Chung Nam. Thư viện là một cơ cấu giáo dục độc lập xuất hiện từ đời Đường Tống cho đến đời Minh Thanh Trung Quốc, là nơi giảng dạy, nghiên cứu học vấn. Hiện nay, Thư viện lấy giảng dạy văn hóa Quốc học làm nội dung chủ yếu tại thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây lại lặng lẽ trỗi dậy, thư viện Chung Nam là một trong những thư viện kể trên. Cứ đến cuối tuần, ở đây lại tụ tập rất nhiều người hâm mộ Quốc học nghiên cứu học tập nghệ thuật văn hóa truyền thống.

    Hải Vân: Anh Vương Lục là nhân viên của một Công ty Bất động sản thành phố Tây An luôn có hứng thú sâu sắc với nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, luôn hướng về cuộc sống nhân văn cổ đại. Khi xem trên mạng biết thư viện Chung Nam có dạy đàn cổ, anh Lục liền đến đây theo học. Muốn nắm được một môn nghệ thuật là đòi hỏi phải mất thời gian và công sức, nhưng anh Lục đã kiên trì học.

    "Lúc đầu người nhà cũng không ủng hộ, nhưng sau khi theo học, có thể gảy được những làn điệu khá trôi chảy rồi, mọi người mới ủng hộ. Xã hội hiện nay đang ở vào nhịp sống nhanh, sau khi học gảy đàn tôi cảm thấy tâm hồn của mình dần dần tĩnh lặng. Chơi đàn vào lúc đêm khuya yên tĩnh có cảm giác rất tuyệt vời, giống như cặn nước trong bình lơ lửng khiến cho nước đục. Sau đó dần dần lắng xuống, nước trở nên trong veo".

    Hùng Anh: Anh Vương Lục không những bản thân học đàn, anh còn mong con anh có thể nghe quen tai nhìn quen mắt, để cho văn hóa truyền thống thấm sâu vào tâm hồn con mình.

    "Tôi cũng không cố tình yêu cầu con phải học đàn, nhưng tôi nghĩ lời ăn tiếng nói cũng như hành vi của tôi cũng sẽ thấm sâu vào tâm hồn của nó, thỉnh thoảng nó hứng lên cũng say mê gảy đàn".

    Hải Vân: Đàn cổ còn gọi là đàn bảy giây, đứng đầu trong "Cầm kỳ thư họa" của quân tử cổ đại. Tiếng đàn du dương êm ả, khi gẩy đàn phải tĩnh tâm chăm chú. Lâu ngày sẽ làm cho con người thoát khỏi cảnh phù hoa hào nhoáng, để cho tâm hồn nhẹ nhõm thảnh thơi.

    Giáo viên dạy đàn cổ thư viện Chung Nam Trang Du nói:

    "Thư viện thường phải giữ yên tĩnh, ngoài ra tâm hồn của bản thân từng người cũng thật tĩnh lặng mới có thể đi vào thế giới đàn cổ kỳ diệu của thiên địa nhân hợp nhất".

    Hùng Anh: Thiên, địa, nhân hợp nhất, thật là một thế giới kỳ diệu mà văn nhân cổ đại hằng theo đuổi. Trong thư viện Chung Nam, chị Trang Du hơn 20 tuổi là giáo viên trẻ nhất. Giáo viên Thôi Tùy Căn năm nay hơn 30 tuổi, dạy môn thư pháp tỏ ra nghiêm khắc hơn so với cô giáo Trang Du trong giảng dạy.

    "Học thư pháp trước hết phải hiểu biết chữ, hai là phải biết thưởng thức văn, ba là phải có kiến thức lịch sử qua đọc sách, bạn phải có kiến thức mỹ học về kết cấu chữ, liên quan đến khá nhiều mặt, không chỉ đơn thuần là viết chữ".

    Hải Vân: Thư pháp là một nghệ thuật truyền thống chữ Hán Trung Quốc, là một bộ phận của Quốc học, đứng vị trí rất quan trọng trong văn hóa truyền thống. Thầy giáo Thôi Tùy Căn cho biết, học viên học tập thư pháp tại thư viện đều bắt đầu từ "Giảng giải chữ nghĩa" cơ bản nhất, bắt đầu từ đó làm khởi điểm để tìm hiểu một cách hệ thống văn tự và văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

    Chị Bùi Lâm Quyên là giáo viên Trường đại học Khoa học Kỹ thuật Tây An, bình thường cứ có thời gian là chị lại đến thư viện kiên trì luyện tập thư pháp.

    "Không gian tao nhã, mộc mạc của thư viện giúp những người đến thư viện đều cảm thấy nhẹ nhõm thanh thản. Học thư pháp dần dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống. Hàng ngày tập viết thư pháp, tâm hồn sẽ trở nên tĩnh lặng. Từ thư pháp mở rộng ra, cũng giúp ích cho trải nghiệm cuộc sống, điều chỉnh tâm lý".

    Hùng Anh: Thực ra bất kể là học tập thư pháp, đàn cổ hay là học tập nội dung Quốc học khác nào, không chỉ là luyện tập kỹ nghệ đơn thuần, mà còn từ các góc độ khác nhau để mở cánh cửa thông hiểu văn hóa Quốc học, hấp thụ tinh hoa, để cho nghệ thuật hòa quyện cuộc sống, để cho cuộc sống tràn đầy nghệ thuật.

    "Cắm hoa, mang lại rất nhiều thay đổi cho cuộc sống của tôi. Tác phẩm cắm hoa hôm nay là hoa mai châu Âu, có nghĩa là hoa mai nở trong mùa đông, mang chút cảm giác tuyết rơi. Thể hiện tinh thần bất khuất, trong trắng của hoa mai".

    Hải Vân: Chị Khương Thái Hồng học nghệ thuật tạo hình hoa cảnh tại thư viện Chung Nam đã hơn 6 tháng, hiện nay đã có thể độc lập sáng tác tác phẩm nghệ thuật hoa. Từ thiết kế chủ đề đến tuyển chọn tạo hình, hoa tươi, bình chậu hoa, cho đến khi hoàn thành tác phẩm, chị chăm chút tỉa từng chiếc cành chiếc lá, tạo nên tác phẩm tuyệt đẹp cho mọi người thưởng thức, đồng thời trong lòng chị cũng vui hơn. Đúng như chị Trương Vi, giáo viên dạy nghệ thuật hoa cảnh của thư viện Chung Nam từng nói, "Một bông hoa một thế giới, nghệ thuật hoa cảnh phản ánh tình cảm nội tâm của người sáng tác.

    Hùng Anh: Mọi người thường hướng về sự vật tốt đẹp, nội dung giảng dạy của thư viện Chung Nam cũng từ ba mặt: Trí tuệ Quốc học, cuộc sống nghệ thuật và sức khỏe con người để xây dựng lên ngôi nhà tinh thần.

    "Đưa trí tuệ, nghệ thuật vào cuộc sống, để cuộc sống chúng tôi trở nên tao nhã, quan trọng nhất là cần có tinh thần nhân văn".

    Hải Vân: Bất kể là cầm kỳ thư họa hay là nghệ thuật hoa cảnh, bất kể là nghiên cứu học tập kỹ nghệ hay là ngâm đọc kinh điển, thư viện Chung Nam thu hút được nam nữ đô thị là vì nguồn gốc của sức quyến rũ đến từ Nền văn hóa truyền thống Trung Hoa vĩ đại. Bạn bè tâm đầu ý hợp quây quần, thong thả tận hưởng cuộc sống, gieo mầm hạnh phúc, sáng tạo niềm vui trong học tập văn hóa Quốc học.

    Hùng Anh: Các bạn thân mến, nhịp sống chậm không phải là ủng hộ lười biếng, giữ nhịp sống chậm càng không phải là kéo dài thời gian, mà là để cho mọi người tìm cân bằng trong cuộc sống hãy học cách biết giữ nhịp sống chậm, phong phú ngôi nhà tinh thần.

    Hải Vân: Thư viện Chung Nam lấy giáo dục Quốc học làm nội dung chủ yếu đã giải thích một cách đúng mức về cuộc sống này, trong cầm kỳ thư họa có nếp sống thư giãn, trong đô thị huyên náo hưởng thụ cuộc sống thanh thản, "Nhịp sống chậm" dần dần giúp mọi người trở về với tự nhiên và truyền thống, trở thành sự theo đuổi cuộc sống đô thị mới mẻ.

    Hùng Anh: Chương trình Trung Quốc ngày nay xin tạm dừng tại đây, Hải Vân và Hùng Anh xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn vào giờ này tuần sau.

    Hải Vân: Xin chào và hẹn gặp lại.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>