• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Ngôi sao thể thao theo học đại học mà không cần thi cử liệu có hợp tình hợp lý hợp pháp hay không

    2012-02-16 16:43:44     CRIonline

    Nghe Online-I             Nghe Online-II

    Anh Diêu Minh chính thức ngồi vào lớp học của Trường Đại học Giao Thông Thượng Hải, bắt đầu đời sống học hành của anh. Với chất xám bóng rổ của Diêu Minh, hẳn anh cũng sẽ mở ra chân trời mới ngoài sân bóng rổ. Thực ra trước anh Diêu Minh, đã có nhiều ngôi sao thể thao và vô địch Đại hội Thể thao Ô-lim-pích vào theo học tại các trường đại học.

    Trong những sinh viên ngôi sao thể thao đó, tuy nhiên họ đã lập thành tích rực rỡ và đoạt chức vô địch trong các môn thi thể thao, giành vinh quang cho đất nước, song, đời sống học tập của họ chứ không phải thuận buồm suôi gió. Trong số họ người thì không có thời gian để hoàn thành nhiệm vụ học tập, người thì không đủ năng lực để theo học một chuyên ngành nào đó, rút cuộc không thể tốt nghiệp một cách toại nguyện.

    Đương nhiên, không phải tất cả các sinh viên ngôi sao thể thao đều như vậy, ví dụ như chị Đăng Á Bình từng đoạt 18 chức vô địch thế giới đã giành được bằng tiến sĩ kinh tế học của Trường Đại học Kem-brít Anh, vậy là "Bà hoàng bóng bàn" từng không được coi trọng bởi dáng người thập bé lại một lần nữa đứng trên bậc thềm cao mới. Liệu các ngôi sao thể thao theo học đại học không cần thi cử có hợp tình hợp lý và hợp pháp hay không? Hoan nghênh quý vị các bạn đến với chương trình "Lăng kính cuộc sống" cũng như đóng góp ý kiến quý báu qua mặt bằng: vie@cri.com.cn.

    ***********

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính Cuộc sống" trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tôi là Lệ Quyên.

    SH:Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn, rất hân hạnh lại gặp các bạn trong tiết mục Lăng kính cuộc sống.

    LQ: Đến với tiết mục "Lăng kính Cuộc sống" hôm nay, ngoài Sảnh Hoa và LQ ra còn có

    SH: Chủ đề thảo luận trong tiết mục hôm nay là: Các ngôi sao thể thao sau khi giải nghệ được miễn thi đầu vào các trường đại học có hợp tình hợp lý và hợp pháp hay không? Hoan nghênh các bạn ngồi bên máy thu thanh cùng tham gia thảo luận, nếu bạn có nhận xét gì, hoan nghênh quý vị và các bạn liên lạc với chúng tôi. Chị Lệ Quyên này, chị thích nhất ngôi sao thể thao nào ạ?

    LQ: Nói đến các ngôi sao thể thao, thì người đầu tiên mà LQ nghĩ đến vẫn là Diêu Minh, thành công trong sự nghiệp thể thao của Diêu Minh thì chúng ta ai nấy đều biết, ngoài ra, Diêu Minh còn có cống hiến to lớn cho sự nghiệp từ thiện của Trung Quốc, đã tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về Trung Quốc ở nước ngoài.

    SH: Cách đây không lâu, hai chị em mình có xây dựng một chương trình về cuộc sống của siêu sao bóng rổ Diêu Minh sau khi giải nghệ. Cũng giống như Diêu Minh, rất nhiều ngôi sao thể thao mà chúng ta quen thuộc đều đã bước vào cổng trường đại học. Sau khi cống hiến cho đất nước và giành được thành công to lớn trong sự nghiệp thể thao, các ngôi sao thể thao Trung Quốc đã chọn cho mình một trường đại học để trau dồi kiến thức. Trở lại giảng đường đại học đã trở thành con đường tất yếu của các ngôi sao thể thao sau khi giải nghệ.

    LQ: Năm 2002, trường Đại học Nhân dân Trung Quốc đã chính thức tiếp nhận Quách Tinh Tinh và 9 vận động viên nhẩy cầu của đội Tuyển Quốc gia Trung Quốc vào học. Đây là lần đầu tiên trường đại học trong nước Trung Quốc mở lớp dành riêng cho vận động viên.

    SH: Báo Thể thao Trung Quốc đưa tin, tính đến năm 2010, lớp dành riêng cho các ngôi sao quán quân thể thao của trường Đại học Thể thao Bắc Kinh đã tuyển sinh 204 người, trong đó gồm 43 quán quân Ô-lim-pích, 102 quán quân thế giới, và 59 là huấn luyện viên của các quán quân. Tính đến tháng 6 năm 2010, đã có 40 học viên hoàn thành chương trình cử nhân, 37 học viên giành được học vị thạc sỹ và 3 học viên giành được học vị tiến sỹ.

    LQ: Ngoài ra, vận động viên bóng bàn nổi tiếng của Trung Quốc Đặng Á Bình, sau khi giải nghệ, từ một sinh viên của trường Đại học Thanh Hoa, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ của trường Đại học Cambridge, chị được coi là một tấm gương thành công trên con đường học tập của các vận động viên sau khi giải nghệ; cầu thủ bóng đá nữ nổi tiếng của Trung Quốc Tôn Văn trở thành sinh viên khoa Báo chí của trường Đại học Phục Đán, và chị đã học hết chương trình đại học trong 5 năm. Một số vận động viên mà LQ vừa giới thiệu đều rất nổi tiếng và đã giải nghệ, vậy chị Yến Hoa có thể cho biết Trung Quốc đã ban hành những quy định gì để sắp xếp cho các vận động viên sau khi giải nghệ?

    YH: Về việc sắp xếp vận động viên sau khi rời khỏi làng thể thao, nhà nước Trung Quốc có quy định hữu quan. Năm 2002, Tổng Cục Thể thao Nhà nước, Văn phòng Biên chế Trung ương, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Bộ Nguồn nhân lực và Đảm bảo Lao động Trung Quốc đã phối hợp công bố "Ý kiến về làm tốt hơn nữa công tác sắp xếp việc làm cho vận động viên sau khi rời khỏi làng thể thao". Trong đó quy định rõ: Vận động viên lần lượt xếp ba ngôi đầu các giải thi thể thao toàn quốc, 6 ngôi đầu các giải thi thể thao châu Á, 8 ngôi đầu các giải thi thể thao thế giới cũng như vận động viên xuất sắc các loại bóng tập thể, vận động viên xuất sắc môn điền kinh, môn Wushu(võ thuật), vận động viên xuất sắc các môn thi khác thuộc hạng quốc tế có thể theo học tại các trường Đại học và cao đẳng trong tình hình không tham gia thi cử, các trường đại học và cao đẳng cũng có thể một mình tổ chức thi nhập học.

    LQ: Những ngôi sao thể thao vào học ở các trường đại học, cơ bản là không có trở ngại gì lớn, những ngôi sao thể thao vào học ở các trường đại học như Diêu Minh cũng không phải ít. Tất nhiên trau dồi kiến thức là nhu cầu thiết thực của các ngôi sao thể thao. Vậy chị Yến Hoa có nhìn nhận như thế nào đối với vấn đề này ?

    YH: Nói chung, các vận động viên thể thao bắt đầu tập huấn nghiêm khắc từ thuở bé, không có thời gian học tập, rời khỏi làng thể thao lại là điều tất nhiên đặt ra trước các vận động viên, sau khi đoạt chức vô địch và rời khỏi làng thể thao do nguyên nhân này nọ, lựa chọn học tập để tạo điều kiện cho mình hội nhập với xã hội đã trở thành điều hết sức quan trọng.

    Điều càng thực tế hơn là, mặc dù huy chương, tiền thưởng và tài trợ từ quảng cáo sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho vận động viên, song khoản thu nhập đó không thể đáp ứng nhu cầu cả cuộc đời của họ. Tin cho biết, ngoài nhà nước Trung Quốc thưởng cho vận động viện đoạt huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Bắc Kinh 250 nghìn tệ ra, chính quyền các tỉnh thành cũng có tiền thưởng, Quỹ Hoắc Anh Đông thưởng 1 ki-lô-gam vàng và 80 nghìn đô-la Mỹ, cộng thêm thu nhập quảng cáo, thì mỗi vận động viên đoạt một tấm huy chương vàng tổng cộng trị giá 1,5 triệu đồng Nhân dân tệ.

    SH: Nhưng vận động viên đoạt chức vô địch Đại hội Ô-lim-pích rất ít, hơn nữa những vận động viên có cơ hội phát triển theo mô hình thương mại Mỹ và có giá trị độc đáo như Diêu Minh quả thật không nhiều. Rất nhiều ngôi sao thể thao đã mất đi ưu thế sau khi giải nghệ. Vì vậy, học tập trau dồi kiến thức là con đường tất yếu của các vận động viên sau khi trở về cuộc sống bình thường.

    LQ: Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: "Vượt qua ước mơ", một bài hát có tiết tấu sôi nổi và bay bổng do Uông Chính Chính và Đổng Lôi Lôi thể hiện, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận. Đại ý lời ca như sau:

    Khi lần đầu châm ngọn lửa thiêng đã nhen lên niềm tin và hy vọng. Khi rời xa vạch đích sẽ mãi mãi là ngày hội thể thao của tâm hồn. Thì dù có chờ đợi bao lâu cũng không quản ngại, còn ngại chi nụ cười trong nước mắt, vượt qua ước mơ, cùng cất cánh bay cao.

    **********

    LQ: Mời các bạn tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính Cuộc sống" của CRI. Ở trên chúng ta đã thảo luận vấn đề có nhiều vận động viên sau khi giải nghệ đã tiếp tục đi trau dồi kiến thức tại các trường đại học. Thế nhưng cũng có một số người cho rằng, liệu trình độ của các ngôi sao thể thao có bằng những sinh viên khác hay không? Liệu có thể bảo đảm trình độ để tốt nghiệp hay không ? Chị Yến Hoa nhìn nhận như thế nào đối với vấn đề này ?

    YH: Do hạn chế bởi nguyên nhân này nọ, rất nhiều vận động viên không phải sau khi rời khỏi làng thể thao mới bắt đầu đi học, trên thực tế, nhiệm vụ thi đấu của các ngôi sao thể thao hết sức nặng nề, khó mà đảm bảo thời gian học tập, bên cạnh đó cơ sở học tập của anh chị em vận động viên phổ biến mỏng manh hơn, hiệu quả học tập chắc chắn không được tốt lắm.

    LQ: Võ sĩ Quyền anh Khâu Thị Minh đoạt huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Ô-lim-pích, năm 2005 đã vào học tại Học viện Thể thao Thượng Hải, giáo viên Chủ nhiệm của lớp cho phóng viên biết, hàng năm, Minh chỉ có hơn nửa năm học ở trường; Đinh Tuấn Huy là sinh viên chuyên ngành Quản lý Công thương Học viện Quản lý của trường Đại học Giao thông Thượng Hải khoá 2006, hàng năm, chỉ trong thời gian nghỉ thi đấu Huy mới trở lại trường tập chung học tập; Được biết, từ năm 2002, Nữ hoàng nhẩy cầu Quách Tinh Tinh vào học ở trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa lấy được bằng tốt nghiệp.

    YH: Nói chung các trường đại học và cao đẳng đều rất quan tâm chiếu cố các ngôi sao thể thao, nới lỏng thời gian học tập cho họ, ví dụ như sinh viên chính quy của các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc, thời gian học tập không quá 6 năm. Thế nhưng, việc học hành của các sinh viên ngôi sao thể thao lại diễn ra một cách gián đoạn không liên tục, đương nhiên ảnh hưởng tới hiệu quả học tập, khó mà đạt trình độ như sinh viên chính quy. Chính do vậy, các trường cũng khó mà quán triệt chính sách "ngưỡng nhập học thấp ngưỡng tốt nghiệp cao".

    SH: Xã hội vẫn đang tranh cãi về việc các ngôi sao thể thao được miễn thi đầu vào tại các trường đại học, trả lời của các trường đại học thì thường là "yêu cầu đầu vào không cao, nhưng tốt nghiệp thì khó", các vận động viên có thể miễn thi đầu vào, nhưng sẽ yêu cầu vận động viên một cách nghiêm khắc theo tiêu chuẩn học tập của nhà trường. Những năm gần đây, hình như còn có một số vận động viên bỏ học. Chị có chú ý đến tin này không?

    YH: Yến Hoa cũng đã lưu ý tới việc này, năm 2005, vận động viên bóng bàn nổi tiếng Trung Quốc Lưu Quốc Chính theo học chuyên ngành Kinh tế-Thương mại quốc tế Trường Đại học Giao thông Thượng Hải với mô hình tuyển nhân tài thể thao đặc biệt, nhưng anh chưa hoàn thành giờ học theo quy định của nhà trường, kết quả là anh Lưu Quốc Chính đã tự bỏ học; Ngày 30/8/2010, Trang web Khoa học Kỹ thuật Trường Đại học Hoa Trung ra thông báo, xóa tên 307 nghiên cứu sinh "vượt thời hạn học tập", trong đó có hai quán quân Đại hội Thể thao Ô-lim-pích: Cao Lăng và Dương Uy, việc này đã dẫn đến cuộc bàn thảo sôi nổi.

    Theo quan điểm của cá nhân Yến Hoa, nếu như anh Diêu Minh tự bỏ học cũng như các vận động viên khác không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập, chúng ta cũng không nên quá khắt khe. Dù sao họ đã trả giá đắt trên sân vận động để giành vinh quang cho đất nước.

    LQ: Thực ra hiện tượng bỏ học cũng không nhiều, có rất nhiều vận động viên vẫn có thể tốt nghiệp một cách thuận lợi. Từ năm 2001, vận động viên điền kinh nổi tiếng của Trung Quốc Lưu Tường đã trở thành sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, chỉ trong 5 năm Lưu Tường đã tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Thể thao. Vậy chị Yến Hoa có nhận xét như thế nào đối với việc này ?

    YH: Bất kể các ngôi sao thể thao theo học Đại học đạt được kết quả ra sao, thế nhưng các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc vẫn rất sốt sắng tuyển ngôi sao thể thao, trên thực tế đây là điều nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.

    SH: Sau khi kết thúc Đại hội Thể thao Ô-lim-pích, một số quán quân Ô-lim-pích đã trở thành tân sinh viên của một số trường đại học nổi tiếng. Các quán quân Ô-lim-pích lần lượt bước vào cổng trường đại học, nhưng các ngôi sao thể thao lại khó có thể lên lớp đầy đủ, điều này đã khiến dư luận cho rằng liệu có phải các ngôi sao thể thao đang lấy vinh quang đổi lấy bằng cấp. Chị có nhận xét gì về vấn đề này ạ?

    SH: Các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc cần phải cẩn trọng trong việc mở "Lớp Quán quân", bởi vì mô hình lớp này không thể giải quyết tận gốc vấn đề đào tạo lại và tái tạo việc làm cho vận động viên, việc các trường đại học và cao đẳng tuyển quán quân thế giới không qua thi cử có nghĩa là tự làm suy yếu giá trị của trường mình.

    LQ: Nói đi thì phải nói lại, không phải vận động viên nào cũng có cơ hội bước vào ngưỡng cửa của các trường đại học như các ngôi sao thể thao, bởi vì hàng năm số người được tuyển chọn vào các trường đại học là có hạn, có rất nhiều vận động viên không có cơ hội tốt như vậy, chị Yến Hoa có nhận xét như thế nào đối với việc này ?

    YH: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ vận động viên theo học đại học về mặt chính sách, song đây vẫn là điều bất cập đối với đội ngũ đông đảo vận động viên, chỉ có số ít ngôi sao và quán quân có dịp may mắn như vậy. Chị Dương Dương, vận động viên giành tấm huy chương vàng đầu tiên tại Đại hội Thể thao Ô-li-pích nói, hiện nay, hàng năm có khoảng 3000 vận động viên rời khỏi làng thể thao. Vận động viên theo học đại học không cần thi cử chẳng qua mới có trong gần 10, còn một số đông vận động viên vẫn phải đối mặt với vấn đề việc làm.

    Trong khi đó, tài nguyên của các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc vẫn rất có hạn, chỉ có số ít vận động viên đạt thành tích tốt có thể theo học đại học trong tình hình không tham gia thi, nhưng hàng loạt vận động viên cũng đã trả giá đắt nhưng do chưa đạt thành tích tốt trên sân vận động hầu như đều không thể thi vào trường đại học, điều cần phải nói rõ là không tham gia thi không có nghĩa là miễn giảm học phí, rất nhiều vận động viên cũng không đủ khả năng gánh chịu học phí đắt đỏ. Thậm chí có vận động viên cho rằng, chỉ có quán quân Đại hội Thể thao Ô-lim-pích mới có cơ hội thay đổi số phận của mình.

    LQ: Tất nhiên, cũng có thể là có một số vận động viên không muốn học đại học, nhưng điều không thể phủ nhận là phần lớn các vận động viên nổi tiếng đã giải nghệ được nhiều người mến mộ đều được hun đúc trong các trường đại học. Có được tiếp tục học tập hay không sẽ có tác động rất lớn đến các vận động viên.

    SH: Được đi học là quyền lợi của mỗi một công dân, vận động viên cũng không ngoại lệ, chỉ cần trong thi đấu bạn phấn đấu hết mình vì đất nước, thì cho dù bạn có phải là "quán quân" hay không, đều được hưởng quyền lợi như nhau.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>