• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Người Trung Quốc ra nước ngoài mua sắm hàng hiệu, tại sao lại là một việc vừa mừng vừa lo

    2012-02-09 16:11:48     CRIonline
    "Ai là người tiêu tiền như rác trên thế giới trong những dịp nghỉ lễ?" Đáp án như sau: Trong 20-30 năm trước có thể là người Nhật Bản hoặc người Hàn Quốc, cũng có thể là người Mỹ, nhưng hiện nay là người Trung Quốc.

    Những năm gần đây người Trung Quốc ngày càng dấy lên cơn sốt ra nước ngoài mua sắm, trở thành những "thượng đế" địch thực của các thương gia nước ngoài. Mỗi khi Trung Quốc chào đoán Tết Nguyên đán, thì những cửa hàng siêu thị, phố bán đồ điện và các công ty lữ hành của Nhật Bản, Hàn Quốc ở phương Đông đến các nước phương Tây như Mỹ và châu Âu đều "sôi động" hẳn lên, bởi vì đây là dịp lăm ăn tốt đón tiếp "những người Trung Quốc giàu có" đến tiêu tiền hàng năm. Nhật Bản gọi Tết Nguyên đán của Trung Quốc là "cuộc chiến thương mại dịp Tết" của Nhật Bản, các thương gia Anh cũng chuẩn bị sẵn sàng hốt bạc "đồng Bảng Bắc Kinh". Trong lúc kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn thì "cộng đồng mua sắm" đến từ Trung Quốc đã thể hiện khả năng tiêu dùng lớn mạnh tại nước ngoài, và trở thành nhân tố quan trọng trong vực dậy nền kinh tế địa phương.

    Mặc dù vậy, rất nhiều nơi ở nước ngoài một mặt "hốt tiền" của người tiêu dùng Trung Quốc, mặt khác lại nó này nói nọ trước những thói quen nào đó của các "thượng đế". Rất nhiều người tiêu dùng Trung Quốc cũng không hài lòng trước việc này, họ cho rằng khánh hàng là "thượng đế", hơn thế nữa họ từ xa vạn dặm mang tiền đến đây mua hàng cho nước sở tại, tại sao lại phải chịu sự "ngược đãi"? Người Trung Quốc "vung tiền" ở nước ngoài đầu chỉ có nửa mừng nửa lo? Các bạn nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Hoan nghênh các bạn đóng góp ý kiến tại địa chỉ là: vie@cri.com.cn

    *****************

    LQ: Thưa quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính Cuộc sống" trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

    SH: Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn. Hoan nghênh quý vị và các bạn đón nghe chương trình "Lăng kính cuộc sống" của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Trong chương trình hôm nay, ngoài Lệ Quyên và Sảnh Hoa, còn có Hải Vân cùng tham gia chương trình hôm nay, xin mời Hải Vân.

    HV: Hải Vân xin chào quý vị và các bạn.

    LQ: Rằm tháng giêng vừa qua đi, cũng có nghĩ là đã hết tết . Không biết các bạn cùng gia đình đã đón mừng Tết Nguyên tiêu như thế nào ?

    SH: Vâng. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm nay đã kết thúc, tuy nhiên một số thông tin mới đây đã khiến chúng ta phải suy ngẫm. Hiện nay, ngày càng nhiều lưu học sinh và tour du lịch Trung Quốc đến các nước phát triển "vét hàng" trong dịp Tết, khiến cho thương gia địa phương cứ tăng giá liên tục.

    LQ: Được biết hầu như tất cả những cửa hàng chuyên bán hàng hiệu, như: Burberiy, Gucci ... đều tăng thêm nhân viên bán hàng người Hoa để phục vụ khách hàng Trung Quốc, trong cửa hàng có đề những biển rất nổi bật cho khách hàng biết là khi mua hàng có thể dùng tiếng Trung Quốc. Lượng mua của khách du lịch Trung Quốc đã chiếm 30% kim ngạch tiêu thụ của hãng Burberry ở Luân Đôn và 22% kim ngạch tiêu thụ của hãng Gucci.

    SH: Điều này khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc. Vậy, xin hỏi chị Hải Vân, chị có biết "Đồng Bảng Bắc Kinh" nghĩa là gì không?

    HV: Tất nhiên là biết chứ, "đồng Bảng Bắc Kinh" có nghĩa là số tiền mà người Trung Quốc chi tiêu tại Anh, cụm từ này giờ đã trở thành từ mới của Anh. Năm 2009, chi tiêu của du khách Trung Quốc tăng gấp 4-5 lần so với năm trước. Theo thống kê, Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước tiêu thụ hàng xa xỉ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Nhật Bản.

    SH: Người nước ngoài luôn có thái độ "tế nhị" đối với khách hàng Trung Quốc. Tại các cửa hàng, khách Trung Quốc được nhân viên Trung Quốc tiếp đón, còn nhân viên nước ngoài luôn đứng ở bên cạnh, trố mặt nhìn những vị khách này như đến từ một thế giới khác. Kẻ cắp cũng ngắm trúng người Trung Quốc, bởi vì chúng đều biết "Người Trung Quốc có tiền, hơn nữa đều mang theo tiền mặt".

    LQ: Đúng vậy, bởi vì so với cá nhân mua sắm mà nói thì việc các doanh nghiệp và nhà nước mua sắm ở nước ngoài còn liên quan rất nhiều đến nguyên tố thương nghiệp và chính trị, không thể chỉ giải thích một cách đơn giản là tư duy đạo đức. Hải Vân cho rằng khách quan mà nói là như vậy phải không ?

    HV: Khách quan mà nói doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay vẫn thiếu những điển hình về các vụ mua lại ở nước ngoài, chúng ta thường nghe thấy những tiếng nói lạc lõng.

    Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu phụ trách về công nghiệp An-tô-ni-ô Ta-gia-ni mới đây còn có những lời phát biểu yêu cầu Liên minh châu Âu rà soát những "đầu tư mang tính đe doạ rõ rệt". Việc này được coi là trực tiếp ám chỉ vụ mua lại thất bại một doanh nghiệp sợi quang Hà Lan của một doanh nghiệp Trung Quốc nào đó. Hơn thế nữa, một quan chức cấp cao khác của Liên minh châu Âu, chuyên viên thương mại Ca-ren Đơ Gút mới đây còn chủ trương: Tiến hành trả đũa đối với việc mua lại và đấu thầu thương mại của Trung Quốc tại Liên minh châu Âu, nếu Trung Quốc không đối xử bình đẳng với các thương gia nước ngoài trong đấu thầu của Chính phủ.

    Trước những tranh cãi này, chúng ta dĩ nhiên cần phải phê phán và cảnh giác với sự quá khích chính trị và cách nhìn bằng kính màu của phương Tây đối với Trung Quốc, tuy nhiên cũng cần phải nhìn lại một số sách lược cần thiết của doanh nghiệp và Chính phủ Trung Quốc.

    SH: Rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc bình luận rằng: Hiện nay, chúng tả đã cảm nhận được, người Trung Quốc mua cái gì, thì cái đó sẽ tăng giá. Chị Hải Vân có nhận xét gì về vấn đề này?

    HV: Sau cuộc khủng hoảng vay thế chấp ở Mỹ, phần nước trong tài sản toàn cầu đã bị vắt kiệt, do đó những tài sản này hiện có thể nói là một loại "hàng khô", Trung Quốc bây giờ đi mua lại khi giá đã chạm đáy chẳng có gì là đáng ngại cả. Tuy nhiên mua lại khi "giá bèo" không có nghĩa là trực tiếp mua lại doanh nghiệp một cách tuỳ tiện, cũng không có nghĩa đều mua trái phiếu của Mỹ. Trung Quốc cần phải chú ý ba điều trong khi mua lại tại nước ngoài. Thứ nhất, là loại tài nguyên. Thứ hai, là mua lại nhân tài, chẳng hạn như nhân tài tài chính phố Uôn, nhà phân tích chứng khoán, nhà tính toán chính xác...mà trước kia đòi giá rất cao, còn bầy giờ đã thấp rất nhiều. Thứ ba là, tiếp tục "ăn miếng trả miếng" với Mỹ, tranh thủ du nhập được càng nhiều công nghệ.


    1 2 3
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>