![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Ảnh: Đạo diễn Trương Nghệ Mưu
Như Ngọc: Có lẽ sự sống của chúng ta rất là nhỏ bé, nhưng mỗi một người đều có một lúc nào đó tỏa sáng. Tác giả kịch bản Lưu Hằng từng nói: "Bộ phim này là thể hiện cái thiện của con người tuyên chiến với cái ác của con người. Sở dĩ có thể khiến mọi người cảm động là bởi vì trong sâu thẳm tâm hồn mỗi một người đều có một hạt giống thiện, tôi cho rằng một khi hạt giống này được ươm trồng thì sẽ nhận được sự cộng hưởng và đồng tình nhiều hơn".
Khác với các bộ phim lịch sử về vụ thảm sát Nam Kinh, trong " Kim lăng Thập tam thoa" chúng ta đã nhìn thấy máu của người lính Trung Quốc. Tiểu đội trưởng Lý do Đông Đại Vi đóng lẽ ra có thể cùng tiểu đội rút khỏi thành phố, nhưng là một quân nhân, cảnh tượng thảm khốc của cuộc chiến đã khiến họ kinh hoàng, nỗi sợ hãi trong tâm khảm trở thành nỗi ám ảnh, mỗi người đều phải vật lộn giữa sự sống và cái chết. Chị có nhận xét gì về nhân vật này trong phim?
Như Ngọc: Chiến tranh thờ ơ với tôn nghiêm của sự sống, khắp nơi tràn lan cảnh giết chóc, đau thương, mất mát, nhưng đồng thời cũng tập trung thể hiện nhân tính, tình đồng chí đồng đội, sự giúp đỡ trong cảnh tuyệt vọng, sự đồng tình đối với phụ nữ và trẻ em, sự chăm sóc đối với thương binh, đều là tình cảm quý giá. Nói theo cách của tác giả kịch bản Nghiêm Ca Linh: "Loài người có bản tính là bảo vệ người yếu, vào một lúc nào đó, tình mẫu tử trong mỗi con người sẽ được đánh thức dậy và đi bảo vệ sự sống của người yếu ớt hơn".
Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật liên quan tới vụ thảm sát Nam Kinh đều để lại cho người xem cảm giác tuyệt vọng, gam màu chính là đen và trắng, nhưng bộ phim "Kim lăng Thập tam thoa" lại đặc biệt nhấn mạnh khung kính cửa sổ nhiều màu sắc trong nhà thờ, những vụn giấy màu bay lơ lửng trên không trung, những bộ Xường xám màu sắc rực rỡ. Được biết, khi quay bộ phim này, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã thảo luận nhiều lần về màu sắc tấm kính màu cửa sổ nhà thờ với chuyên gia dựng phim của Nhật, có thể thấy, đạo diễn hết sức coi trọng chi tiết này. Theo chị Ngọc, liệu đạo diễn Trương Nghệ Mưu có ý làm nổi bật màu sắc riêng của câu chuyện không?
Như Ngọc: Tôi thấy chắc đạo diễn cũng không nghĩ đến vấn đề trừu tượng như vậy. Tôi từng xem cuộc phỏng vấn của ông Trương Nghệ Mưu, ông trả lời phóng viên rằng, chủ yếu là sau khi đọc tiểu thuyết của bà Nghiêm Ca Linh, trong đầu ông ngay lập tức hiện lên bức tranh trong phần cuối điện ảnh: xuyên qua cửa kính màu bị vỡ của nhà thờ, trong tiếng tỳ bà uyển chuyển, nữ sinh Thư Quyên sống sót trong chiến tranh hình như đã nhìn thấy các kỹ nữ sông Tần Hoài trong bộ xường xám rực rỡ đang đến trước mặt cô.
Hải Vân: Vâng, có thể miêu tả những màu sắc rực rỡ này trong chiến tranh tàn khốc. Sự so sánh này rất tuyệt vời, hơn nữa màu sắc rực rỡ này không chỉ là một hình thức bề ngoài, nó kết hợp với cái đẹp của nhân tính, kết hợp với chủ đề giải cứu. Cho nên, bất kể người khác đã làm bao nhiêu bộ phim về đề tài vụ thảm sát Nam Kinh, bộ phim này chắc chắn có đặc sắc của nó.
Bộ phim này quả thật rất đặc biệt, đây lại là một đột phá của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Bộ phim có hai lớp xung đột, xung đột lớn và xung đột nhỏ. Xung đột lớn là cuộc chiến chống lại kẻ xâm lược Nhật của một tiểu đội trong một nhà nhờ, bắt đầu từ cuộc phục kích trên nóc nhà với bối cảnh cuộc chiến trên đường phố; xung đột nhỏ là sự thức tỉnh về đạo đức của các kỹ nữ đối với các nữ sinh trong nhà thờ, tình tiết gay cấn nhất đã bùng phát ở ngay trong bối cảnh bị ức chế. Xung đột nhỏ giữa nữ sinh với kỹ nữ đã bị đẩy lên đỉnh cao khi các nữ sinh không cho kỹ nữ đi chung nhà vệ sinh, kịch tính kết thúc bằng một viên đạn chí mạng của quân Nhật xâm lược bắn trúng đầu một nữ sinh.
Hải Vân: Nữ sinh trong phim nhằm bảo vệ kỹ nữ trong hầm rượu đã từ bỏ cơ hội ẩn náu; kỹ nữ chăm sóc tận tình thương binh trẻ khiến nữ sinh thay đổi cách nhìn đối với các kỹ nữ. Trong bối cảnh sinh tồn cực kỳ khủng khiếp, chỉ trong vài ngày sống chết có nhau thôi, nhưng lại khơi dậy sự lựa chọn sống chết khảng khái nhất và vô tư nhất như vậy. Vai chính John vốn chỉ muốn kiếm chút tiền trong chiến tranh, nhưng trước sự thử thách nhân văn, ông đã lựa chọn giải cứu tính mạng mềm yếu, khiến nhân cách của ông được thăng hoa. Hơn nữa, với nghề nghiệp độc đáo là thợ khâm liệm, với đôi bàn tay kỳ diệu có thể giữ được tuổi thanh xuân cho dung nhan của người chết, ông đã giữ mãi mãi tuổi ấu thơ cho con gái bị chết yểu của ông, cũng giữ được khuôn mặt trẻ thơ cho thương binh chết anh dũng, cuối cùng lại khiến các cô gái bên sông Tần Hoài thăng trầm bể dâu thực hiện ước mơ trở lại thời học sinh. Trong tay ông, các cô gái đó, không hề chết. Là người yêu thích điện ảnh, chị Như Ngọc có cảm nhận gì đối với bộ phim này?
Như Ngọc: Bộ phim công chiếu vào thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới, giới điện ảnh một lần nữa phới bầy đoạn lịch sử đau xót này trước mặt người Trung Quốc, hơn nữa do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu dàn dựng, để khán giả Trung Quốc phải nhìn thẳng vào cái chết đau xót trong địa ngục mùa đông giá rét của đồng bào cách đây 74 năm. Đối với người Trung Quốc mà nói, đoạn ký ức đó cực kỳ sâu sắc, không cần mất nhiều giấy mực để trình bầy bối cảnh lịch sử và miêu tả tỷ mỷ cả một quá trình dẫn đến tai nạn cuối cùng. Đối với người phương Tây mà nói, sự trắng đen của cuộc chiến tranh này cũng đã hết sức rõ ràng, mở đầu của bộ phim ngay lập tức hiện lên cảnh mưa bom bão đạn và giết chóc trong ngõ hẻm đã khiến người xem hiểu ngay về bối cảnh của bộ phim. Cùng với mâu thuẫn lớn là sự xâm lược của nước ngoài và mâu thuẫn nhỏ là sự xung đột ý thức giữa hai nhóm nữ giới đã trực tiếp chuyển vào cao trào tự sự, và đã hoàn thành chuyển đổi triệt để giữa mâu thuẫn chính và mâu thuẫn phụ một cách âm thầm và khéo léo, có thể nói là điểm sáng của bộ phim. Hơn nữa, khác với những tác phẩm đề tài vụ thảm sát Nam Ninh, cũng khiến Kim Lăng Thập tam thoa mang ngụ ý sâu xa là sự sắp xếp của vai chính được thăng hoa từ tiểu thuyết của bà Nghiêm Ca Linh, người Mỹ John do ông Bale sắm vai không còn là một linh mục trước đó, mà là một thợ khâm liệm có thể giữ sự tôn nghiêm cuối cùng cho người chết. Bàn tay kỳ diệu của ông có thể khiến người chết hình như đã trở về tuổi thanh xuân, thậm chí có thể khiến người bị nạn trong vụ thảm sát hình như chưa hề đi xa. Sự sắp xếp khéo léo về mâu thuẫn và vai diễn cũng khiến bộ phim vừa mới bắt đầu đã hết sức căng thẳng này tiếp tục đẩy khán giả đi từ lo lắng này đến lo lắng khác, nhà thờ thiêng liêng làm bối cảnh trong phim, cũng như cửa trời ngoạn mục hình như có thể đi đến thiên đường, đã khiến khoảnh khắc thoát được nguy hiểm cũng trở thành khoảnh khắc xúc động lòng người nhất. Tôi thấy hai tiếng rưỡi trôi đi rất nhanh chóng.
Hải Vân: Cảm ơn sự phân tích và bình luận của chị Như Ngọc. Thưa quý vị và các bạn, tin rằng sắp tới bộ phim này cũng sẽ được công chiếu tại Việt Nam, nếu quý vị và các bản cũng muốn tìm hiểu về bộ phim này thì cũng hoan nghênh quý vị và các bạn đến rạp chiếu thưởng thức bộ phim này. Nếu quý vị các bạn có những cảm nghĩ gì về bộ phim này, cũng hoan nghênh các bạn giao lưu với chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm và theo dõi chương trình này.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |