N: các bạn thính giả thân mến, hoan nghên các bạn đến với chương trình "Chung quanh chúng ta" phát vào tối thứ 6 hàng tuần và phát lại vào tối thứ 2 tuần sau, Nam Dương xin chào quý vị và các bạn.
H: Thu Huyền xin chào quý vị và các bạn.
N: Chị Huyền ơi, mở đầu chương trình, em xin hỏi chị một vấn đề tương đối cá nhân nhé?
H: Vấn đề gì Nam Dương?
N: Chị đã đi làm nhiều năm rồi, nhưng hiện nay chị còn nhận sự hỗ trợ tài chính của bố mẹ không?
H: Thu Huyền không còn nhận sự hỗ trợ tài chính của bố mẹ từ lâu rồi.
N: Thực ra, Nam Dương hỏi câu hỏi này không phải là ngẫu nhiên, bởi vì, số liệu thống kê cho thấy, 38% giới trẻ đang làm việc ở các thành phố lớn ở Trung Quốc được hỏi cho rằng, họ vẫn phải xin trợ cấp thêm từ bố mẹ và 86,6% cho biết họ đang phải chịu những áp lực trong cuộc sống.
H: Vâng, theo Huyền được biết, "ăn bám bố mẹ" không những chỉ xuất hiện ở Trung Quốc, mà còn là một hiện tượng rất phổ biến trên cả thế giới hiện nay, ở nước ngoài, nhóm người "ăn bám bố mẹ" bị người ta gọi là "Bamboccioni", họ thường mang đặc trưng NEET, cụm từ 'NEET' được giải thích là 'not in education, employment or training', tức không bằng cấp, không nghề nghiệp, không được đào tạo. Tại Anh, rất nhiều người chỉ trích hiện tượng NEET, và gọi những thanh niên ăn bám này bằng một biệt danh rất nặng nề: "Kippers" – nghĩa là những người rút tiền tiết kiệm tuổi già của cha mẹ. Theo báo cáo của Anh, tỷ lệ nam thanh niên trên 20 tuổi vẫn đang sống chung với cha mẹ tăng từ 59% lên 80% trong 15 năm qua, trong khi tỷ lệ này ở nữ thanh niên là từ 41% lên 50%. Còn theo một nghiên cứu mới nhất tại Mỹ, báo cáo có đến gần 1/3 thanh niên Mỹ trong độ tuổi dưới 34 đang sống cùng với bố mẹ.
N: Vâng, ở Trung Quốc tuy cũng có hiện tượng như vậy, nhưng tình hình lại hơi khác, vì những "người ăn bám bố mẹ" này không thuộc vào nhóm "NEET", phần lớn họ đều có bằng cấp và có việc làm.
H: Thế thì nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng "ăn bám bố mẹ" ở Trung Quốc?
N: Vâng, có thể nói đây là một vấn đề xã hội tổng hợp. Tìm việc làm khó, khoảng cách thu nhập lớn, vật giá leo thang, giá nhà cao... những vấn đề này là nguyên nhân quan trọng khiến một số người phải sống dựa vào bố mẹ. Mặt khác, theo truyền thống của người Trung Quốc thì bố mẹ luôn mong muốn lo cho con cái có một cuộc sống tốt hơn. Khi những khó khăn của giới trẻ đã trở thành khó khăn của cả gia đình, khi người tóc trắng phải gánh vác sức ép cuộc sống với người tóc đen, "ăn bám bố mẹ" đã không chỉ là vấn đề đạo đức, mà là một vấn đề xã hội.
H: Vâng, tôi có xem một chương trình đàm thoại trên truyền hình Trung Quốc, trong chương trình này, một người mẹ già dưng dưng nước mắt nói, hiện nay cạnh tranh xã hội quá lớn, con cái quá vất vả, tôi có thể hỗ trợ được con cái bao nhiêu thì hỗ trợ bấy nhiêu, chỉ có khi nào về với tổ tiên thì thôi, còn bây giờ tranh thủ mình còn sức khoẻ, giúp được gì thì giúp. Khi trả lời người dẫn chương trình, những giọt nước mắt này là vì con cái hay là vì bản thân mình? Người mẹ này ngậu ngùi trả lời, vì cả hai.
N: Vâng, câu chuyện này thật ấn tượng, qua đó có thể thấy, việc xuất hiện hiện tượng "ăn bám bố mẹ" ở Trung Quốc vừa có nguyên nhân khách quan, vừa có nguyên nhân chủ quan. Trong chương trình hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến một số bạn trẻ phải "ăn bám bố mẹ" nhé.
H: Nhất trí.
N: Nguyên nhân đầu tiên là tìm việc làm khó, không có tiền đành phải "ăn bám bố mẹ".
H: Những năm gần đây, tìm việc làm ngày càng khó đối với các sinh viên tốt nghiệp đại học, nếu muốn tìm được một công việc ưng ý là cực kỳ khó khăn. Tuy đã bước vào xã hội, nhưng không có công việc thì không có thu nhập, bất đắc dĩ phải sống dựa vào bố mẹ.
N: Có một ví dụ, bạn Văn Gia tốt nghiệp đại học ở tỉnh Giang Tô hồi tháng 7/2010. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Gia rất mong có thể tìm được việc làm để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ. Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp, do không tìm được công việc ưng ý, hơn nữa lại thường xuyên thay đổi công việc, nên hàng tháng Gia không có thu nhập ổn định.
H: Vâng, ban đầu, bạn Gia từng tham gia các cuộc thi tuyển công chức trong cả nước và tỉnh Giang Tô nhưng đều không trúng tuyển; sau đó, thông qua bạn bè Gia đã tìm được một việc làm tại một doanh nghiệp tư nhân ở quê, song chẳng được bao lâu, Gia lại xin nghỉ vì mức lương quá thấp và không có triển vọng trong công việc. Chỉ trong nửa năm, Gia đã thay đổi ba bốn công việc, nhưng không có công việc nào làm được lâu dài và tiền lương cũng chỉ khoảng tầm 1200 Nhân dân tệ/tháng.
N: Từ đáy lòng mình, bạn Gia không muốn "ăn bám bố mẹ", nhưng sức ép tìm việc làm hiện nay khiến Gia không còn sự lựa chọn nào khác. Gia nói rằng: "tìm việc làm khó, tìm được việc làm ưng ý càng khó hơn, trước mắt, không có cách nào đành phải xin trợ cấp của bố mẹ".
H: Vâng, kinh nghiệm của bạn Gia là một ví dụ tiêu biểu trong giới trẻ hiện nay, có rất nhiều bạn buộc phải "ăn bám bố mẹ" do tiền lương quá ít hay chưa tìm được việc làm.
N: Vâng, nguyên nhân tiếp theo là "giá nhà cao", không đủ tiền mua nhà đành phải xin trợ cấp bố mẹ.
H: Vâng, giá nhà leo thang và gần như không có dấu hiệu sẽ giảm, còn thu nhập của các bạn trẻ hoàn toàn không thể theo kịp tốc độ giá nhà tăng chóng mặt. Không có cách nào đành phải xin hỗ trợ với bố mẹ.
N: Vâng, tìm việc làm khó sẽ dẫn đến việc "ăn bám bố mẹ", nếu cộng thêm sức ép cuộc sống sẽ càng dễ dẫn đến hiện tượng này.
H: Hiện nay, ở các thành phố lớn, giá nhà cao đã trở thành nguyên nhân quan trọng khiến càng nhiều bạn trẻ phải "ăn bám bố mẹ".
N: Sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh thạc sĩ năm 2007, bạn Vương Hạo làm việc cho một cơ quan sự nghiệp của thành phố Bắc Kinh, thu nhập cũng hơn 6000 Nhân dân tệ/tháng. Mặc dù ở Bắc Kinh – một trong những thành phố có mức sống cao trong cả nước Trung Quốc, nhưng đây có thể nói là một khoản thu nhập tương đối khá. Sau vài năm, Hạo đã tiết kiệm được khoảng 70-80 nghìn Nhân dân tệ, cuộc sống khá sung túc. Thế nhưng, khi Hạo chuẩn bị mua nhà lấy vợ, mọi thứ đã thay đổi. Hạo dự định mua một căn hộ 70 mét vuông ở gần vành đai 4, tổng số tiền mua nhà khoảng 1,4 triệu Nhân dân tệ. Nhưng, tiền tiết kiệm của Hạo không đủ để đóng khoản tiền mua nhà đợt đầu cho dù đã vay thêm ngân hàng, Hạo đành phải nhờ đến giúp đỡ của bố mẹ. Biết con có ý định mua nhà, bố mẹ Hạo không hề do dự, rút ra toàn bộ tiền gửi tiết kiệm 300 nghìn Nhân dân tệ đưa cho con. Tuy đã mua được nhà, nhưng Hạo không cảm thấy vui chút nào. Hạo cho biết, "thực ra, tôi muốn dựa vào khả năng của mình để mua nhà và lấy vợ, nhưng bây giờ, giá nhà quá cao. Không có cách nào, đành phải xin trợ cấp của bố mẹ, cứ tạm gia nhập đội ngũ 'ăn bám bố mẹ' mà thôi, sau này có tiền thì tôi sẽ trả tiền cho bố mẹ". Hạo cho biết, chỉ mua một căn hộ mà đã tiêu hết toàn bộ số tiền tiết kiệm của cả gia đình, nhưng quả thật không còn cách nào khác.
H: Vâng, sống tại những thành phố lớn như Bắc Kinh, rất nhiều người có cùng hoàn cảnh như bạn Hạo. Do áp lực lớn giá nhà ngày càng cao, rất ít bạn trẻ có thể tự mua nhà mà không dùng tiền của bố mẹ. Theo tôi được biết, hiện nay ở Bắc Kinh, ngay cả khu vực gần Đài Quốc tế, có nghĩa là khu vực gần vành đai 5, giá nhà cũng đã lên tới gần 30 nghìn Nhân dân tệ/mét vuông, như vậy, làm sao cho các bạn trẻ mới ra trường có thể mua nổi nhà?
N: Còn một nguyên nhân nữa là không có mối quan hệ xã hội, cũng là nguyên nhân khiến một số bạn phải "ăn bám bố mẹ".
H: Vâng, đến đây "Ăn bám bố mẹ" không chỉ đơn thuận là phải dùng tiền của bố mẹ nữa, mà nhiều lúc còn cần sự giúp đỡ của bố mẹ thậm chí cả gia đình để tìm kiếm các mối quan hệ xã hội. Nếu nhìn từ khía cạnh này, có thể nhiều người chúng ta đều đã từng "ăn bám bố mẹ".
N: Bạn Lâm Tĩnh 21 tuổi đã tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tiểu học Học viện dạy nghề. Sau khi tốt nghiệp, Tĩnh đã tham gia cuộc thi tuyển dụng giáo viên của huyện. Tĩnh rất tự tin với kết quả bài làm của mình, nhưng cuối cùng vẫn bị trượt. Trong khi đó, một số thí sinh thành tích không bằng Tĩnh lại được ký hợp đồng tuyển dụng. Cuối cùng, Tĩnh đã ý thức được rằng, tìm việc làm không những phải dựa vào bản lĩnh của mình, mà còn cần phải có những "tài nguyên xã hội" như bối cảnh gia đình và quan hệ xã hội. Không còn cách nào khác, cuối cùng Tĩnh đành phải nhờ sự giúp đỡ của người quen của bố.
H: Tĩnh cho biết, hồi thi đỗ đại học, em từng nghĩ sau khi tốt nghiệp sẽ tìm việc bằng khả năng của mình. Không ngờ, thực tế không đơn giản như vậy. Khi học đại học, Tĩnh rất tự lập, không bao giờ xin tiền bố mẹ, nhưng đến khi tìm việc làm vẫn phải nhờ đến sự giúp đỡ của bố.
N: Vâng, thực ra, sống trong xã hội hiện nay, chúng ta ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội, nếu xét từ khía cạnh này, thì rất nhiều người đều từng một lần "ăn bám bố mẹ" phải vậy không?
H: Vâng, cùng với ngày càng nhiều thế hệ 8X bước vào xã hội và thành lập gia đình, bố mẹ thì già đi theo năm tháng. Rất nhiều bạn trẻ 8X cho rằng, cuộc sống hiện nay áp lực hơn trước kia nhiều.
N: Vâng, bạn người trẻ này sẽ đảm nhiệm càng nhiều trách nhiệm gia đình và xã hội trong tương lai, vì vậy, chất lượng cuộc sống của họ như thế nào sẽ liên quan trực tiếp tới sự hài hoà và ổn định của xã hội. Làm thế nào tạo ra thêm càng nhiều cơ hội và phát triển không những là sự đòi hỏi của giới trẻ, mà còn là mong muốn chung toàn xã hội. Đối với thanh niên bây giờ, chúng ta nên có thái độ thông cảm nhiều hơn chỉ trích.
H: Còn đối với các bạn trẻ mà nói, cũng không nên coi "ăn bám bố mẹ" là một chuyện bình thường với lý do cạnh tranh mạnh và áp lực xã hội lớn, những nguyên nhân này đều không phải là cái cớ để "ăn bám bố mẹ", vì bố mẹ đã trải qua nhiều nỗ lực và vất vả cả cuộc đời mới có cuộc sống tốt đẹp hôm nay.
N: Vâng, cảm ơn chị Huyền đã tham gia phần thảo luận hôm nay.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |