• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tiểu blog về quản lý nhà nước đã trở thành kênh tương tác mới giữa chính phủ và người dân Trung Quốc

    2012-01-10 17:08:35     cri

    Nghe Online-I        Nghe Online-II

    Tiểu blog, tức blog ngắn, là trang mạng xã hội thu nhỏ đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ Trung Quốc, tiểu blog về quản lý nhà nước, tức là trang mạng xã hội chính thức của các ban ngành Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương cũng như quan chức của cơ quan nhà nước, hiện nay đã trở thành kênh tương tác mới giữa chính phủ và người dân Trung Quốc trong thời đại truyền thông mới...Xin mời quý vị và các bạn đến với chương trình Trung Quốc ngày nay do Hùng Anh và Hải Vân chủ trì.

    Hùng Anh: Tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu một Trung Quốc chân thực. Hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay. Tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc Ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn quý vị và các bạn đang đón nghe chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Hải Vân này, Hải Vân đã mở tiểu blog chưa?

    Hải Vân: Dạ, đang có ý định mở, nhưng còn chưa kịp mở.

    Hùng Anh: Vậy Hải Vân quả là lỗi thời rồi. Tôi thấy bây giờ ở giới trẻ Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng tiểu blog nhiều lắm.

    Hải Vân: Vâng, Hải Vân cũng công nhận điều đó. Không những ở giới trẻ, mà rất nhiều cơ quan nhà nước hoặc quan chức đều mở tiểu blog nhằm trao đổi với người dân về chính sách nhà nước, quản lý nhà nước, những tiểu blog này đã trở thành kênh tương tác mới giữa chính phủ và người dân Trung Quốc trong thời đại truyền thông mới ngày nay.

    Hùng Anh: Vâng. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn về tình hình phát triển của tiểu blog về quản lý nhà nước Trung Quốc.

    Hải Vân: Trước hết xin mời quý vị và các bạn làm quen với tiểu blog của một quan chức chính phủ Trung Quốc có tên ních "Vua sói Ba Tùng".

    Hùng Anh: Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Báo cáo tiểu blog về quản lý nhà nước của mạng Sina năm 2011, bản báo cáo thường niên của tiểu blog về quản lý nhà nước đầu tiên của Trung Quốc đã công bố tiểu blog cơ quan đảng, chính phủ và nhân viên cơ quan nhà nước xếp 10 ngôi đầu Trung Quốc. Trong đó, tiểu blog đăng ký theo tên thật của một quan chức chính phủ với tên ních "Vua sói Ba Tùng" khá nổi trội. Vị "Vua sói" này chính là ông Đỗ Thiếu Trung, Phó Giám đốc kiêm Người phát ngôn báo chí của Sở Bảo vệ môi trường thành phố Bắc Kinh. Nói đến tiểu blog của mình, ông Đỗ Thiếu Trung nói:

    "Phương thức truyền bá như Tiểu blog này khá tiện lợi, nếu sử dụng tốt, thông qua các phương thức giao lưu như viết bài, chuyển tải, bình luận, trả lời, chát v.v, dung lượng khá lớn. Năm nay tôi cả thảy viết hơn 600 tiểu blog, trả lời, bình luận hơn 1800 tiểu blog, thông qua phòng chát riêng giao lưu với các bạn, lúc nhiều lên tới hơn 1000 lần. Về mặt hình thức, tôi là người 'nghiện tiểu blog' , nhưng trên thực tế tôi thông qua kênh tiểu blog này để giao lưu với các bạn, nói theo cách khác cũng là "nghiện tiểu blog", có nghĩa là 'kiểm soát tiểu blog'".

    Hải Vân: Cho dù người "nghiện tiểu blog" hay là hay là người "tham gia tiểu blog", nói tóm lại, tiểu blog "vua sói" đã thu hút gần 140 nghìn cư dân mạng theo dõi trong thế giới tiểu blog bởi tư cách của quan chức Sở bảo vệ môi trường cũng như sự chăm chỉ và chân thật của mình. Nói về "Vua sói Ba Tùng", tên ních khá đặc sắc này, ông nói:

    "Thực ra tên ních này cũng chứa chan tình cảm In-tơ-nét của tôi, đây là tên ních tôi sử dụng hồi tôi mới lên mạng, hiện nay dùng tên ních này cho tiểu blog của tôi, cũng là muốn tiếp tục giữ liên hệ giữa tôi với cư dân mạng. Ba Tùng là tên một hồ nước rất đẹp của Tây Tạng, gọi là Ba Tùng Cuo, trong khi đó 'Vua sói' là mong có một sức mạnh và tính cách bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của tên ních là tôn sùng thiên nhiên, mong muốn thiên nhiên và con người có thể cùng tồn tại hài hòa. Tôi thấy nhiệt huyết của mỗi một người làm công tác bảo vệ môi trường đều chứa chan một tình cảm như vậy, tức là muốn trở về với thiên nhiên. Tôi cũng vậy".

    Hùng Anh: Nhưng một sự kiện xảy ra gần đây lại khiến ông Đỗ Thiếu Trung phải chịu sức ép to lớn. Thượng tuần tháng 12 năm 2011, Bắc Kinh và một số tỉnh, thành miền Trung và miền Đông Trung Quốc từng bị che phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, chất lượng không khí xấu đi. Tuy rằng lớp sương mù này đã tan rất nhanh khi gặp gió to vài ngày sau đó, nhưng ấn tượng về sương mù để lại trong lòng công chúng những khu vực này lại khó có thể xua tan trong thời gian dài.

    Hải Vân: Những thông tin về chất lượng không khí Bắc Kinh chồng chất trên tiểu blog và phương tiện truyền thông, sự khác biệt giữa chỉ số chất lượng không khí do một sứ quán nước ngoài tại Trung Quốc tự đo lường và bản báo cáo của Sở Bảo vệ môi trường Bắc Kinh đã khiến "PM 2.5" tức hạt bụi lơ lửng bị hít vào phổi đã từ một cụm từ chuyên môn ít gặp trở thành cụm từ nóng hổi được công chúng quan tâm, cư dân mạng bắt đầu viết tiểu blog nghi ngờ tính chân thực của số liệu giám sát đo lường môi trường và tính khoa học của phương pháp thống kê của Cơ quan bảo vệ môi trường.

    Hùng Anh: Tất nhiên, "Vua sói Ba Tùng" cũng bị lôi kéo vào cuộc thảo luận trên mạng, trước sau đã viết hơn chục bài trên tiểu blog nhằm phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường, giải thích cho những hiểu lầm của cư dân mạng. Trước những lời lưu bút khó nghe như"chúc ông 'mắc bệnh phổi bụi' bởi ô nhiễm không khí" của một số ít cư dân mạng, ông Đỗ Thiếu Trung có thái độ rất bình tĩnh:

    "Có một mặt bằng để cư dân mạng bày tỏ bất bình, hoặc để bạn bè trên mạng của tôi bày tỏ bất bình với tôi, tôi thấy tôi sẵn sàng chịu đựng sức ép này".

    Hải Vân: Ông Đỗ Thiếu Trung nói, đối với tình trạng chất lượng không khí của Bắc Kinh, ông luôn giữ nguyên tắc nói thẳng nói thật:

    "Tôi thấy công việc căn bản nhất chính là truyền đạt lời nói thẳng nói thật cho mọi người, tôi từng viết một thông tin trên tiểu blog như thế này: Ngủ một giấc tỉnh dậy tôi nhận ra rằng, lời nói thẳng nói thật là những lời nói rốt cuộc người ta sẽ chấp nhận, chứ không phải là vừa nói ra là đã vừa lòng mọi người. Khi mọi người nói chất lượng không khí tốt, thì tôi có trách nhiệm nhắc nhở mọi người rằng vẫn cần được cải thiện; khi mọi người đều bàn về vấn đề chất lượng không khí, thì tôi phải giới thiệu quá trình cải thiện chất lượng không khí, đồng thời còn phải chỉ rõ chúng tôi cần phải cải thiện về mặt nào".

    Hùng Anh: Ông Đỗ Thiếu Trung cho rằng, cuộc thảo luận trên tiểu blog của công chúng xoay quanh số liệu giữa PM 2.5 và PM 10 tức hạt bụi lơ lửng hít vào phổi trong giám sát đo lường chất lượng không khí, tuy có một số ít ngôn luận quá khích, nhưng vai trò tích cực của cuộc thảo luận này đã thúc đẩy cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của công chúng. Không ngoài dự kiến của ông, kết quả cuộc thảo luận này là đã thúc đẩy cơ quan bảo vệ môi trường nhà nước vào cuộc và đưa PM2.5 vào đánh giá chất lượng không khí bình thường, tức quy định tiêu chuẩn sau sửa đổi sẽ áp dụng vào năm 2016. Cuộc thảo luận về chất lượng không khí thành phố trên tiểu blog này chính là ví dụ điển hình về "dư luận tiểu blog" thúc đẩy công việc thực tế của chính phủ.

    Hải Vân: Sự thẳng thắn của ông Đỗ Thiếu Trung rốt cuộc đã giành được sự khẳng định của cư dân mạng, ngày 12 tháng 12, "Diễn đàn cấp cao thường niên tiểu blog về quản lý nhà nước năm 2011" diễn ra tại Bắc Kinh, tiểu blog của ông được xếp vào tóp 10 "tiểu blog về quản lý nhà nước" Trung Quốc. Diễn đàn đã chính thức công bố bản báo cáo thường niên tiểu blog về quản lý nhà nước đầu tiên của Trung Quốc. Báo cáo cho thấy, tiểu blog của cơ quan chính phủ và quan chức Trung Quốc bắt đầu tăng lên nhanh chóng sau "tiểu blog đầu tiên" năm 2010, mức tăng hơn 200%. Hiện nay, tiểu blog của cơ quan chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương cũng như quan chức nhà nước trong các lĩnh vực được kiểm chứng đã lên tới 20 nghìn, trong đó tiểu blog cơ quan chính phủ hơn 10 nghìn, tiểu blog quan chức cá nhân gần 9000.

    Hùng Anh: Theo thống kê liên quan, hiện nay số lượng cư dân mạng Trung Quốc lên tới hơn 485 triệu người, tài khoản tiểu blog được đăng ký trên các trang web vào khoảng 800 triệu, người sử dụng tiểu blog hàng ngày công bố khoảng 200 triệu thông tin, trong đó mở tiểu blog về quản lý nhà nước đang dấy lên phong trào, trở thành phương thức tương tác quan trọng giữa chính phủ và người dân Trung Quốc.

    Phó Tổng Thư ký Phòng giám sát đo lường Mạng Nhân dân, Phó Tổng biên tập Nhân dân online, đơn vị công bố báo cáo thường niên tiểu blog về quản lý nhà nước đầu tiên Thiền Học Cương đã phân tích tình hình chung của tiểu blog về quản lý nhà nước hiện nay:

    "Xét về phân bố khu vực, tiểu blog về quản lý nhà nước đã che phủ 34 tỉnh, thành và khu tự trị, cũng như Đặc khu Hành chính đặc biệt của Trung Quốc. Trong đó, tình hình mở tiểu blog của các khu vực Bắc Kinh, Quảng Đông, Giang Tô v.v đứng đầu cả nước, tương ứng với trình độ phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa. Xét về phân bố bộ ngành, tiểu blog của Bộ Công an, cơ quan tổng hợp chính phủ, cơ quan du lịch và những cơ quan liên quan đến dân sinh chiếm tỷ trọng khá lớn".

    Hải Vân: Hiện nay, tiểu blog tên thật do các ban ngành chính phủ Trung Quốc mở và thông qua kiểm chứng tăng nhanh chóng. Ngày 17 tháng 11 năm 2011, Bắc Kinh mở nhóm tiểu blog về quản lý nhà nước cấp tỉnh đầu tiên của Trung Quốc, đợt đầu gồm 20 tiểu blog về quản lý nhà nước của các cơ quan chính quyền Bắc Kinh tham gia "Phòng công bố tiểu blog Bắc Kinh", đã phát huy vai trò thí điểm và thúc đẩy trong công tác mở tiểu blog về quản lý nhà nước của các địa phương Trung Quốc. Sau đó, nhóm tiểu blog liên quan của các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu v.v lần lượt được ra mắt công chúng.

    Hùng Anh: Chủ nhiệm Văn phòng báo chí, Người Phát ngôn báo chí chính quyền thành phố Bắc Kinh Vương Huệ cho biết, đặc điểm lớn nhất của "Phòng công bố tiểu blog Bắc Kinh" là tổ hợp tài nguyên thông tin các ban ngành chính quyền Bắc Kinh, cùng sử dụng một mặt bằng công bố thông tin, là nhóm tiểu blog gồm hơn chục tiểu blog về quản lý Nhà nước của Bắc Kinh, tương đương với một "mặt bằng tiểu blog về quản lý nhà nước", biến "độc xướng" thành "hợp xướng", đã cung cấp một "phương tiện truyền thông" khổng lồ cho các ban ngành chính quyền thành phố Bắc Kinh trên tiểu blog.

    Phó Tổng biên tập Mạng Sina, mặt bằng mạng của Phòng công bố tiểu blog Bắc Kinh Chu Hiểu Bằng nói:

    "Sau khi 'Phòng công bố tiểu blog Bắc Kinh' ra mắt công chúng đã nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của cư dân mạng, trong thời gian một tuần, đã thu hút hơn một triệu cư dân mạng theo dõi".

    Hải Vân: Có học giả cho rằng, đặc điểm lớn nhất của tiểu blog này là xây dựng một mặt bằng trao đổi hiệu quả giữa cơ quan công quyền và dân chúng, rút ngắn khoảng cách giữa hai bên.

    Hùng Anh: Tháng 4 năm nay, "Phòng thí nghiệm nghiên cứu dư luận và Tuyên truyền" Trường đại học Phúc Đán đã hoàn thành một bản Báo cáo nghiên cứu tiểu blog về quản lý nhà nước Trung Quốc, chủ bút bản báo cáo, Phó Giáo sư Trương Chí An cho rằng, tiểu blog này cần có "phẩm chất" của nó:

    "Tiểu blog là một phương tiện truyền thông có nhiệt độ, muốn làm tốt tiểu blog về quản lý nhà nước, cần phải có đặc điểm như sau: Thứ nhất là thực dụng, người dân có thể được chia sẻ dịch vụ gì từ tiểu blog, thứ hai, cần phải gần dân, bởi vì trên tiểu blog con người là bình đẳng. Thứ ba, phương thức trao đổi phải mang tính nhân văn, cần phải trao đổi với mọi người bằng ngôn ngữ mạng".

    Hải Vân: Ngôn ngữ mạng có đặc điểm của nó. Sau đây là một tiểu blog công bố thông tin tuyển người được viết bằng ngôn ngữ mạng:

    "Bạn thân mến, bạn tốt nghiệp đại học chưa? Máy tính sử dụng thạo chứ? Tiếng Anh nói giỏi chứ? Có bằng lái xe không đấy? Hãy vào đây xem, Ban Thư ký hợp tác ba nước Trung, Nhật, Hàn đang tuyển người đấy!"

    Hùng Anh: Thông tin tuyển người này được viết bằng "ngôn ngữ Taobao, trang wéb thương mại điện tử" ngôn ngữ mạng thịnh hành nhất của Trung Quốc hiện nay. Chắc quý vị và các bạn khó có thể tin được thông tin này do "Weibo ngoại giao" của Bộ Ngoại giao, tiểu blog các bộ ngành nhà nước có hơn triệu fan hâm mộ đầu tiên của Trung Quốc công bố vào tháng 8 năm 2011. Thông tin này vừa được công bố thì điện thoại tư vấn của cư dân mạng gọi vào liên tục, cuối cùng tiểu blog này được chuyển tải hơn 7000 lần, có hơn 1500 cư dân mạng lưu bút bình luận "bình dị, tiếp sức".

    Hải Vân: Dư luận còn chú ý đến, tiểu blog đã xây dựng nên một mặt bằng giao lưu đối thoại và hành động bình đẳng, hiệu quả cao, chẳng hạn như một hành động "tiểu blog công ích" do một người bình thường phát động, "tiểu blog tự thú", "tiểu blog tố giác" của một quan chức cũng có thể thu được hiệu quả quan tâm của dư luận và hiệu quả thực chất chống tham nhũng mà trước đây khó có thể thực hiện.

    Hùng Anh: Tháng 1 năm 2011, giáo sư Vu Kiến Dung của Sở Nghiên cứu phát triển nông thôn Viện Khoa học xã hội Trung Quốc mở tiểu blog "chụp ảnh luôn tay", kêu gọi cư dân mạng đưa những bức ảnh của trẻ em thang lang cơ nhỡ lên tiểu blog, giúp bố mẹ của số trẻ em này tìm lại con cái mình. chỉ sau 5 ngày, tiểu blog này đã nhận được sự quan tâm của hơn 100 nghìn người, tiểu blog này đã đưa hơn 300 thông tin về trẻ em lang thang cơ nhỡ, đã thu hút sự quan tâm của cơ quan công an, đồng thời đã áp dụng hành động liên quan.

    Hải Vân: Tháng 4 năm 2011, hơn 500 nhà báo, hơn chục cơ quan truyền thông Trung Quốc đã phối hợp với Quỹ Giáo dục phúc lợi xã hội Trung Quốc phát động hành động "bữa trưa miễn phí" trên tiểu blog. Sau 5 tháng phát động hoạt động này, đã huy động hơn 16 triệu 900 nghìn nhân dân tệ, đã cung cấp bữa trưa miễn phí cho các em ở 77 trường, đồng thời đã khiến cơ quan nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ "bữa trưa miễn phí".

    Hùng Anh: Viện trưởng Viện Nghiên cứu công ích trường đại học Sư phạm Bắc Kinh Vương Chấn Diệu cho rằng, hành động của người dân được triển khai qua mặt bằng tiểu blog đã hình thành tương tác lành mạnh với chính sách nhà nước, không những có lợi cho sự nghiệp công ích, mà cải thiện bầu không khí xã hội.

    Hải Vân: Sở hữu tiểu blog, mỗi người đều có thể trở thành một phương tiện truyền thông, điều này khó có thể tưởng tượng trước khi thời đại tiểu blog ra đời. Xét từ ý nghĩa này, sự ra đời của tiểu blog không những là sự biến đổi về kỹ thuật, mà còn là cuộc cách mạng quan niệm, từ đó dẫn đến sự chuyển biến của bố cục dư luận thời đại truyền thông mới.

    Trước sự đổi thay của tuyên truyền dư luận, Tổng Thư ký Phòng Giám sát dư luận Mạng Nhân dân Trúc Hoa Tân cho biết:

    "Trước 'thời đại In-tơ-nét mới', 'thời đại phương tiện truyền thông đại chúng', hoặc là thời đại 'truyền thông cá nhân' mạng, làm thế nào phán đoán hiệu quả của dư luận, không phải chỉ xem tuyên truyền của phương tiện truyền thông nhà nước, mà cần phải xem tiếng nói của giá trị quan dòng chính liệu có thật sự đưa lên tiểu blog không, có nhận được sự chấp nhận của người dân hay không, đây là nhiệm vụ và thách thức hàng đầu đặt ra cho tuyên truyền chính trị hiện nay".

    Hùng Anh: Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật nhân văn trường Đại học Giao thông Thượng Hải Tạ Vân Canh cho rằng, ở Trung Quốc, những sự kiện báo chí được tiểu blog công bố sớm nhất trong một năm qua chiếm 1/4, tiểu blog đóng vai trò hết sức quan trọng trong dư luận xã hội, đứng trước môi trường dư luận mới nổi, cơ quan chính phủ không nên đứng ngoài cuộc.

    Hải Vân: Chuyên gia còn cho rằng, sự nổi lên của tiểu blog về quản lý nhà nước, ngoài thể hiện chuyển biến của bố cục dư luận thời đại truyền thông mới ra, điều càng quan trọng hơn là còn thể hiện sự chuyển đổi của quan niệm nắm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là sự chuyển biến từ tuyên truyền sang truyền thông, từ phong cách ngôn ngữ sang tâm lý, có thể nói, mở tiểu blog về quản lý nhà nước là cột mốc của việc công khai thông tin chính phủ. Tổng Thư ký Phòng Giám sát dư luận Mạng Nhân dân Trúc Hoa Tân nói:

    "Trung Quốc phát triển đến ngày nay, cần có sự điều tiết về lợi ích xã hội, cần có cơ chế hóa giải mâu thuẫn xã hội. Chính phủ thông qua tiểu blog để lắng nghe ý dân, mượn In-tơ-nét đảm bảo quyền được biết thông tin, quyền tham gia, quyền bày tỏ, quyền giám sát của công dân Trung Quốc, tiểu blog có thể nói là ra đời theo nhu cầu của thời đại. Công bố thông tin của chính phủ Trung Quốc trải qua hai giai đoạn, chính phủ lên mạng công bố thông tin nhằm tạo thuận tiện cho dân chúng nắm bắt thông tin là giai đoạn tiểu blog 1.0, tôi thấy hiện nay, việc lên mạng của chính phủ cần phải chuyển biến theo giai đoạn hai tiểu blog 2.0, từ công bố thông tin chính sách một chiều chuyển sang tương tác hai chiều giữa chính phủ và ý kiến nhân dân, tiểu blog này là một thể tải phát triển nhanh chóng trong đó. Do vậy, tiểu blog này đã thể hiện quan niệm nắm quyền mới tiến lên cùng thời đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây là cách đưa đường lối quần chúng truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên In-tơ-nét".

    Hùng Anh: Phó Viện trưởng điều hành Viện Nghiên cứu chính sách công Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Mao Thọ Long cho biết, tiểu blog này có lợi cho xóa bỏ ngăn cách giữa chính phủ và nhân dân, đã mở một kênh trực tiếp chuyển đạt ý kiến từ dưới lên trên:

    "Tiểu blog về quản lý nhà nước đã tăng thêm cơ hội đưa một số vấn đề mới vào diện chính sách, hơn nữa có lẽ có rất nhiều hiệu quả không thể dự tính trước được, do vậy ý nguyện bày tỏ chính sách, duy trì lợi ích, tính chủ động, tính tích cực quan tâm quốc gia đại sự của người dân đã được thể hiện nổi bật trong cuộc bàn luận về chính sách nhà nước. Ngoài ra, tiểu blog đã rút ngắn khoảng cách từ khi xác định chính sách đến quá trình thực thi."

    Hải Vân: Tiểu blog về quản lý nhà nước của Trung Quốc phát triển đến nay đã có quy mô ban đầu, tiếp theo đó cũng sản sinh hàng loạt vấn đề, chẳng hạn như một số tiểu blog về quản lý nhà nước mở thì nhiều, nhưng nói thì ít, quan chức cấp thấp nhiều, cấp cao ít, không cân bằng về khu vực v.v, có một số tiểu blog lúc đầu mới mở thì đao to búa lớn, nhưng không lâu sau thì âm thầm lặng lẽ. Cùng với những vấn đề này, tương lai của tiểu blog về quản lý nhà nước sẽ đi về hướng nào? Nhiệt độ có thể duy trì bao lâu? Tổng Thư ký Phòng Giám sát dư luận Mạng Nhân dân Trúc Hoa Tân cho biết:

    "Đối với tiểu blog về quản lý nhà nước, một là vận hành quy phạm, làm giám sát dư luận, nắm bắt rõ tâm lý của mạng; hai là mong mở tiểu blog về quản lý nhà nước là vận hành đoàn thể; ba là tiểu blog về quản lý nhà nước có thể học hỏi tiểu blog xã hội, chủ động nêu ra vấn đề bàn luận, trao đổi với nhân sĩ nổi tiếng. Bốn là không nên phô trương, người dân hôm nay cần một sự thành khẩn, một sự khiêm tốn của chính phủ, giải quyết vấn đề là xếp hàng đầu, thái độ chỉ xếp thứ hai. Tiểu blog về quản lý nhà nước có thể giữ nhiệt độ bao lâu quyết định bởi thể tải của tiểu blog xã hội có thể nóng bao lâu. Xét từ tình hình hiện nay, tiểu blog về quản lý nhà nước còn có sự sống khá dài, tiềm năng của nó còn chưa được phát huy đầy đủ".

    Hùng Anh: Chuyên gia còn cho rằng, hiệu quả truyền bá của tiểu blog về quản lý nhà nước, căn bản quyết định bởi hiệu quả công việc thực tế của chính phủ, chỉ có đi đến thống nhất giữa lời nói trên mạng và thực tế, tiểu blog về quản lý nhà nước mới có thể giành được sự tin cậy của càng nhiều công chúng, thông tin do chính phủ truyền bá mới được càng nhiều công chúng tiếp nhận.

    Hải Vân: Vâng. Lời nói phải đi đôi với hành động, quan trọng là phải nói thẳng và nói thật, nếu không thì sẽ mất đi giá trị mặt bằng giao lưu của tiểu blog cũng như sự uy tín của cơ quan nhà nước.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>