N: "Chung quanh chúng ta, không có chuyện nhỏ", quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh các bạn đến với chương trình "Chung quanh chúng ta" phát vào tối thứ 6 hàng tuần và phát lại vào tối thứ 2 tuần sau. Nam Dương xin chào quý vị và các bạn.
H: Thu Huyền xin chào quý vị và các bạn.
N: Các bạn thân mến, ngày 25/12 là ngày lễ Nô-en. Tuy ngày này không phải là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam, nhưng cùng với sự hội nhập thế giới, hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ Trung Quốc và Việt Nam rất thích ăn mừng ngày lễ này.
H: Vâng, trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy đón ngày lễ này cùng các bạn thính giả qua làn sóng điện nhé.
N: Nhất trí. Mở đầu chương trình, Nam Dương xin giới thiệu một vị khách mời đến từ Việt Nam mới đến Đài làm việc, nếu các bạn thường xuyên nghe chương trình của Đài thì sẽ phát hiện ra giọng nói quen thuộc của vị khách mời này.
T: Xin chào quý vị và các bạn, mình là Thành Trung, đến từ Việt Nam, hiện đang học tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc.
N: Chị Huyền và Thành Trung đều đã sống ở Trung Quốc nhiều năm, vậy chị và Trung đã đón Nô-en ở Trung Quốc lần nào chưa?
H: Huyền đến Bắc Kinh đã được gần 2 năm. Năm ngoái Huyền có cùng với một đồng nghiệp Trung Quốc đón lễ Nô-en ở Bắc Kinh. Hình thức tổ chức đón Nô-en ở Bắc Kinh rất phong phú và đa dạng.
T: ...
N: Thường đón lễ Nô-en như thế nào?
H: Năm ngoái Huyền có dịp được tham gia buổi lễ đón Nô-en của những người theo Ki-tô giáo ở một khu dân cư ở Bắc Kinh. Nói một cách nôm na là những tín đồ Ki-tô giáo ở đây đã tổ chức theo hình thức "cây nhà lá vườn", buổi biểu diễn văn nghệ toàn do người dân tự biên tự diễn, nội dung đặc sắc, không khí rất ấm cúng.
T: ...
N: Trào lưu đón lễ Nô-en ở Trung Quốc cũng bắt đầu sôi động trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Ở Trung Quốc, lễ Nô-en cũng đã trở thành ngày hội mua sắm. Nhân dịp này, rất nhiều siêu thị và trung tâm thương mại tổ chức các hoạt động khuyến mại.
H: Vâng, một vài người bạn của tôi đã lên kế hoạch đi shopping nhân dịp ngày lễ này.
T: Không những thế, cũng có rất nhiều bạn trẻ sẽ đón lễ Nô-en lãng mạn với người yêu của mình.
N: Vâng, thực ra ở Trung Quốc có rất nihều hình thức đón lễ Nô-en, tuy nhiên về nguồn gốc của ngày lễ này không phải ai cũng biết tường tận. Vậy sau đây mời bạn Trung giới thiệu với các bạn nguồn gốc của ngày lễ Nô-en nhé.
T: Vâng, các bạn thân mến, lễ Nô-en hay còn gọi là Lễ Giáng sinh, ngày kỷ niệm Chúa Giê-su thành Na-da-rét ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bê-lem thuộc tỉnh Giu-đê-a của nước Do Thái, I-xra-en ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 trước Công nguyên.
H: Vâng, Huyền cũng được biết, có một số nước ăn mừng vào ngày 25/12, nhưng một số nước lại đón sớm hơn, tức là vào tối ngày 24/12, vì theo lịch Do Thái, một ngày bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Theo Công giáo Rô-ma, lễ chính thức vào ngày 25/12 còn gọi là "lễ chính", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24/12 thường thu hút tín đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7/1 theo lịch Gre-go-ry.
N: Vâng, phải công nhận chị Huyền và Trung đã tìm hiểu rất kỹ về nguồn gốc lễ Nô-en. Thực ra, truyền thống đón Nô-en và các tập tục liên quan đến nó có lịch sử lâu đời và ở mỗi đất nước lại có những phương thức riêng làm phong phú thêm nội hàm của ngày này, để lễ Nô-en là một kỷ niệm khó phai trong lòng mỗi thành viên trong gia đình, cũng là dịp để mọi người quan tâm chăm sóc lẫn nhau, gửi gắm hy vọng và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp. Ý tưởng kỷ niệm lễ Nô-en vào ngày 25/12 bắt đầu từ thế kỷ thứ 6. Mặc dù vào thời gian đó việc kỷ niệm sinh nhật không phổ biến, nhưng những người đứng đầu nhà thờ Thiên Chúa giáo đã quyết định tổ chức lễ mừng sinh nhật Chúa Giê-su. Nói đến lễ Nô-en thì nhất định phải có cây Nô-en.
T: Vâng, cây Nô-en có nguồn gốc từ Ðức từ thế kỷ 16. Cây thông đóng vai trò quan trọng trong lễ hội của người Đức thời Trung đại bởi màu xanh trường tồn của nó. Người ta thường trang trí cây Nô-en cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.
H: Vâng, có người cho rằng Ma-tin Lu-thơ, nhà lãnh đạo phái cải cách tôn giáo Tin lành là người đầu tiên thắp nến trên cây Nô-en. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành cây thông Nô-en trong nhà.
N: Vâng, cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới. Và trên cây Nô-en chắc chắn không thể thiếu Ngôi sao Giáng sinh.
T: Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ, sau đó căng dây ra bốn phía, rồi gắn rất nhiều ngôi sao nhỏ, đèn lồng và hoa lên trên, trông rất đẹp mắt.
H: Vâng, ngôi sao trong Lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, tương truyền lúc Chúa vừa chào đời trên trời xuất hiện một ngôi sao sáng rực rỡ. Ánh sáng của nó tỏa ra khắp một vùng rộng mấy trăm dặm. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ I-ran và Xy-ri, có 3 vị vua tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao chắc chắn sẽ tìm được phép lạ gọi là lễ ba vua. Theo sự dẫn đường của ánh sáng, 3 vị vua đã đến được hang đá thành Bê-lem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật như trầm hương, châu báu, vàng bạc...
N: Vâng, ngôi sao trở thành biểu trưng có ý nghĩa nhất trong mùa Giáng sinh và được treo ở chỗ trang trọng nhất ở các nhà thờ, đó chính là biểu tượng để mọi người nhớ đến sự tích trên trong đêm Giáng sinh. Ngoài ra, ngôi sao còn có ý nghĩa tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.
Còn có một yếu tố rất quan trọng trong ngày lễ Nô-en, chị Huyền và Trung có biết là gì không?
H: Liên quan tới Nô-en thì chắc là Ông già Nô-en rồi.
N: Vâng, Ông già Nô-en với chòm râu trắng dài trong bộ quần áo đỏ, ngồi trên cỗ xe kéo bởi 8 con tuần lộc mang quà và đồ chơi cho các em thiếu nhi. Nhưng mà các bạn có biết không, nguồn gốc của từ "Ông già Nô-en" hay thánh Ni-cô-la bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ 4.
T: Vâng, từ lúc còn nhỏ Thánh Ni-cô-la đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời mình cho đạo Cơ Ðốc. Thánh Ni-cô-la đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của Ngài. Thánh Ni-cô-la là người bảo vệ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, Hy Lạp, Nga và tất nhiên Ngài cũng là người luôn bảo vệ trẻ em.
H: Vâng, vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc tất của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng sẽ được Ông già Nô-en tặng quà.
N: Nhưng cũng có một truyền thuyết khác về quà tặng Nô-en. Theo truyền thuyết, lúc còn sống, Giám mục Mi-ra đã thả đồng tiền vàng vào ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào để ý đến, vì gia đình các cô quá nghèo. Những đồng tiền vàng rơi từ ống khói xuống đúng các đôi tất mà các cô đang hong bên lò sưởi. Từ đó, có tục trẻ em treo tất cạnh lò sưởi để mong nhận được quà của Ông già Nô-en.
N: Các bạn thân mến, các bạn đang nghe là bài hát Jingle Bell, một bài hát không thể thiếu trong đêm Giáng sinh.
H: Bài Jingle Bell do nhạc sĩ Pierpont sáng tác nhưng lại được đưa vào danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác dành riêng cho đêm Nô-en như mọi người vẫn nghĩ. Lời bài hát mang đậm phong cách dân gian mộc mạc, diễn tả tâm trạng của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi may mắn và tốt lành. Hình ảnh Ông già Nô-en với túi quà đồ chơi, ngồi trên cỗ xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng được miêu tả hết sức sinh động và vui nhộn, và nó đã trở thành bài hát quen thuộc trong đêm Giáng sinh.
T: Vâng, còn một bài nữa là bài Silent Night có xuất xứ từ Đức do linh mục Joseph Mohr sáng tác. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ…nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.
N: Các bạn thân mến, Nam Dương, Thu Huyền và Thành Trung vừa giới thiệu một số nội dung liên quan đến lễ Nô-en. Chị Huyền và Trung có kế hoạch đón lễ Nô-en năm nay chưa?
T: ...
H: ...
N: Như vừa rồi Nam Dương đã giới thiệu, ở Trung Quốc, lễ Nô-en còn là một ngày hội mua sắm, ngày hội của các hoạt động giải trí và chúc mừng náo nhiệt. Sau đây, xin mời các bạn nghe Hùng Anh giới thiệu về lễ Nô-en ở Trung Quốc.
"Tại quốc gia phương Đông Trung Quốc này, từ Mạc Hà tỉnh Hắc Long Giang cực bắc, đến Tam Á tỉnh Hải Nam bờ biển miền Nam, đâu đâu cũng thấy cây Noel rực rỡ và Ông già Noel. Trung tâm thương mại và Nhà hàng ăn uống đều bán hàng khuyến mại ngày lễ, Nhà hát có buổi biểu diễn dành riêng cho Lễ Giáng sinh, Công ty Du lịch mở tua đặc sắc ngày lễ Giáng sinh.v.v... Tất cả những điều trên khiến mọi người cảm nhận được bầu không khí ngày lễ thật đậm đà. Ngày lễ Noel --- Ngày lễ tràn đầy sắc thái Tôn giáo này ở Trung Quốc đã trở thành Ngày hội vui tươi bao gồm tiêu dùng, giải trí và chúc mừng.
Tại thôn Bắc Cực huyện Mạc Hà tỉnh Hắc Long Giang, Bắc Lộc Đại Hưng An Lĩnhcực bắc Trung Quốc mới xây dựng "Thôn Giáng Sinh Cực Bắc". Bước vào thông Giáng Sinh giống như bước vào một thế giới cổ tích của trẻ em. "Ông già Noel".v.v... điêu khắc bằng tuyết nổi bật, những kiến trúc mang phong cách châu Âu hết sức nổi bật như Bưu điện Giáng sinh, Ngôi nhà của Ông già Noel.v.v... Ở đây còn có một Quán rượu xây dựng bằng những tảng băng tuyết trắng muốt, du khách ngồi trong căn nhà âm hơn 30 độ C thưởng thức đồ uống lạnh giá, thật hết sức diệu kỳ.
Phóng viên Đài chúng tôi đã đến phỏng vấn thôn Giáng Sinh Bắc Cực cho biết :
Thôn Bắc Cực nằm ở vĩ độ bắc 53 độ 27, tại cực bắc Trung Quốc, được ví là Bắc Cực Thần Châu. Ở đây có rất nhiều kiến trúc điêu khắc bằng băng tuyết. Có một số Bar Tuyết, mọi người nô nức vào thể nghiệm cảm giác mùa đông. Đồng thời, bên ngoài cũng có đống lửa, mọi người ở bên ngoài vây quanh đống lửa nhảy múa, chúc mừng ngày lễ Giáng sinh đang đến.
Điều đáng nhắc là trong thôn Giáng Sinh Bắc Cực có một bưu điện Giáng Sinh, nhiều Bức Thiếp mừng viết nhiều lời chúc phúc, đóng dấu kỷ niệm "Cực bưu điện Giáng Sinh Mạc Hà Trung Quốc" và dấu "Phân cục bưu chính Giáng Sinh Thế giới" được du khách bỏ vào Hòm thư làm bằng gỗ đặc biệt, chuyển những lời chúc phúc đi khắp nơi.
Mừng Lễ Giáng sinh không thể thiếu bữa ăn mừng Giáng sinh truyền thống. Anh Andren người Mỹ làm việc tại Bắc Kinh nói, hiện nay các cửa hàng bách hóa và siêu thị ở Bắc Kinh đều có bán đồ ăn nhập khẩu. Anh và bạn bè chuẩn bị kỹ lưỡng bữa tiệc tối Giáng sinh, là giờ phút đáng mong đợi nhất của ngày lễ Giáng sinh.
Bữa ăn tối mừng Giáng sinh chúng tôi đại loại ăn gà Tây, khoai tây nghiền, đây là những món ăn tiêu biểu nhất của bữa tối Giáng sinh. Bữa tối này của chúng tôi không tốn nhiều tiền, bởi vì ở Bắc Kinh chúng tôi có thể mua những được những thứ này. Tôi cảm thấy trong ngày lễ Giáng sinh được ăn món gà Tây thật tốt quá.
Bầu không khí ngày lễ Giáng sinh ngày một nồng đượm, thương gia các nơi Trung Quốc cũng nô nức đưa ra những hoạt động chào hàng mang chủ đề Giáng sinh. Nếu bản thân không muốn chuẩn bị bữa tối ở nhà, thì ăn bữa tối Giáng sinh tại Nhà hàng cũng là một sự lựa chọn rất thực tế. Nhà hàng ăn tự chọn tân thời nhất Bắc Kinh --- Bách Hội Ẩm thực Quốc tế Kim Tiền Báo đã mở bữa tiệc thính soạn đêm bình an. Ở đây đã hội tụ ẩm thực đến từ các nơi trên thế giới, để cho ngày lễ Giáng sinh phương Tây này tràn đầy hương vị phương Tây. Giám đốc quản lý khách hàng Nhà hàng Kim Tiền Báo Ngô Đình nói :
Chúng tôi thường ngày có hơn 400 món ăn Quốc tế. Đêm Bình an Giáng sinh, đầu bếp giỏi của chúng tôi còn làm một bữa thịnh soạn "Long Phượng háu ăn", còn có rượu ngon và bốc thăm trúng thưởng, có biểu diễn văn nghệ tuyệt vời. Chúng tôi cũng mong thông qua hoạt động Giáng sinh tạo bầu không khí ngày lễ càng tươi đẹp hơn cho khách hàng.
Khách sạn 5 sao Hua-mei-da Bắc Kinh nằm sát sân vận động Tổ Chim thường tiếp đón nhiều khách nước ngoài. Trước thềm lễ Giáng sinh, họ cũng chuẩn bị từ sớm. Phó giám đốc phụ trách cung tiêu Từ Nhược Trúc nói, Mừng lễ Giáng sinh hàng năm là dự án truyền thống tất yếu của khách sạn chúng tôi.
Ẩm thực cơ bản có món ăn Trung Quốc và món ăn Tây, thích hợp khẩu vị với người Trung Quốc và người nước ngoài, thịnh soạn và phong phú hơn nhiều so với kiểu ăn tự chọn thường ngày, còn có món gà Tây Giáng sinh truyền thống.v.v... Chúng tôi có một đêm biểu diễn văn nghệ rất tuyệt vời, biên soạn tiết mục cũng có một số tình tiết giao lưu, mong quí khách vui đón Giáng sinh không những xem biểu diễn, mà còn để cho họ hòa mình vào đêm liên hoan, đạt được hiệu quả giao lưu và rất vui nhộn.
Ngoài ẩm thực và liên hoan biểu diễn ra, đối với người có hứng thú với văn hóa tôn giáo mà nói, ngày lễ Giáng sinh càng không thể thiếu lời cầu nguyện chân thành. Tại nhà thờ Xi-shi-ku --- Nhà thờ Thiên Chúa nổi tiếng Bắc Kinh, Lễ Mi-sa Giáng sinh là giờ phút quan trọng nhất trong một năm.
Hoạt động Giáng sinh của Nhà Thờ chủ yếu gắn bó với tiếng hát, còn có một tên riêng là "Hội sùng bái Thánh ca". Giữa những lời ca xen kẽ tiếng cầu nguyện, lời cảm tạ và những câu chuyện Giáng sinh. Hoạt động phần lớn bắt đầu từ 7 giờ tối, kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ, nhưng nếu 4 giờ chiều mà bạn còn chưa có mặt, thì đành xếp hàng dài ngoài cửa Nhà Thờ.
Giáp ngày lễ Giáng sinh, nhiều Trung tâm thương mại và siêu thị của Trung Quốc lấy đồ vật trang trí Giáng sinh làm quang cảnh chủ yếu. Năm nay, quan niệm bảo vệ môi trường là con đường đi thênh thang, nhiều cây Noel bảo vệ môi trường được làm bằng những phế liệu trở thành phong cảnh mới. Tại một siêu thị lớn của thành phố An Sơn miền đông bắc Trung Quốc có một cây Noel cao hơn 2 mét, cây Noel này được làm bằng những chai nhựa phế liệu, vừa đẹp mắt lại bảo vệ môi trường.
Nhân viên siêu thị cho chúng tôi biết, cây Noel này cao 2 mét, đế cây có đường kính 1,5 mét, được làm bằng hơn 400 chiếc chai nhựa cũ. Tuy cả cây Noel treo đầy những chai nhựa cũ, nhưng không mất vẻ mỹ quan, nhân viên siêu thị còn lấy những dải lụa màu và đèn màu cuốn vắt lên cây, càng làm nổi bật bầu không khí ngày lễ. Giám đốc phụ trách tiếp đón khách hàng của siêu thị Trần Kiệt nói :
Nhân viên của cả siêu thị đều quyên góp một chiếc chai nhựa, khoảng hơn 400 chiếc chai nhựa chúng tôi kết thành một cây Noel kiểu mới và bảo vệ môi trường, trông rất đẹp mắt. Như thế chúng tôi đã thực hiện các bon thấp và bảo vệ môi trường, có tác dụng làm đẹp môi trường mà lại giảm bớt rác rưởi, một công đôi việc.
Cây Noel kết bằng chai nhựa cũ mới mẻ này mang lại niềm kinh ngạc cho người qua lại, rất nhiều cư dân dừng chân ngắm nhìn cây Noel. Một cư dân cho biết :
Cây này làm bằng chai nhựa cũ đấy. Cảm thấy rất bảo vệ môi trường mà lại tiết kiệm, không lãng phí.
Bất kể là Ngày lễ Giáng sinh tuyết trắng của thôn Bắc Cực hay là Cây Noel bảo vệ môi trường có sáng kiến mới mẻ, Ngày lễ Giáng sinh ở Trung Quốc thật sinh động, muôn hình muôn vẻ. "
N: Các bạn thân mến, do thời gian có hạn, chương trình hôm nay xin tạm ngừng tại đây, cảm ơn chị Huyền và Thành Trung tham gia chương trình hôm nay.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |