1- Khái quát tình hình
Sau năm 1991 hai đảng, hai nước Trung Việt thực hiện bình thường hoá quan hệ đến nay, dưới sự quan tâm ủng hộ trực tiếp của nhà lãnh đạo và chính phủ hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai nước đã được khôi phục và phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ sau chuyến thăm Việt Nam vào năm 1999 của Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ, sự hợp tác kinh tế thương mại hai nước Trung Việt đã bước vào giai đoạn mới phát triển sâu rộng toàn diện. Thương mại song phương giữ sự tăng trưởng khá nhanh, hợp tác kinh tế và bao khoán công trình bước vào quỹ đạo phát triển bình thường, đầu tư trực tiếp của TQ đối với Việt Nam có đà tăng mạnh, dự án viện trợ Việt Nam tiến triển thuận lợi, dự án bàn định giữa chính phủ hai nước đã thu được tiến triển nhất định.
2- Thương mại hai nước
(1)Thương mại song phương giữ sự tăng trưởng khá nhanh. Năm 2001, trong ảnh hưởng của nhân tố bất lợi sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới giảm xuống rõ rệt, kim ngạch thương mại hai nước vẫn thu được mức tăng khá cao là 14,2%, đạt 2 tỉ 815 triệu đô la Mỹ. Theo thống kê của Việt Nam, năm 2001 TQ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.
Năm 2002 kim ngạch thương mại hai nước đạt 2 tỉ 850 triệu đô la Mỹ, TQ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và nơi nguồn nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam. Tháng 1 đến tháng 4 năm 2003, TQ là đối tác thương mại lớn thứ hai, thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và nơi nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
6 tháng đầu năm 2003, kim ngạch thương mại hai nước tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Theo thống kê của Hải quan, kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỉ 140 triệu đô la Mỹ, tăng 68,3% so với cùng kỳ. Hai bên Trung Việt đã đi đến nhận thức chung, đưa kim ngạch thương mại song phương lên tới 5 tỉ đô la vào năm 2005. Việt Nam còn nêu ra, đưa kim ngạch thương mại song phương lên tới 10 tỉ đô la vào năm 2010.
(2) Đặc điểm chủ yếu thương mại hai nước năm 2003
6 tháng đầu năm 2003, hai nước Trung Việt đã lần lượt xảy ra dịch SARS, do đó đã gây ảnh hưởng nhất định đối với việc triển khai thương mại hai nước, nhưng nhìn chung, thương mại hai nước vẫn đã giữ đà tăng trưởng cao tốc.
a-Dầu thô và dầu thành phẩm. 6 tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của tình hình quốc tế, giá dầu trên thị trường quốc tế cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng dầu thành phẩm và kim ngạch của TQ xuất khẩu sang Việt Nam đều tăng với mức lớn; mặt khác, 6 tháng đầu năm nay vì giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng cao, số lượng dầu thô TQ nhập khẩu từ Việt Nam có phần giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch giao dịch vẫn tăng 24% so với cùng kỳ. Nếu 6 tháng cuối năm giá dầu tiếp tục giữ ở mức cao, có thể dự kiến thương mại dầu thành phẩm giữa hai nước trong cả năm sẽ tăng rõ rệt so với năm ngoái.
b-Nguyên liệu dệt và hàng may mặc. Từ năm ngoái đến nay, TQ xuất khẩu nguyên liệu dệt và hàng may mặc sang Việt Nam tăng với mức lớn, chủ yếu là vì Mỹ tạm không giới hạn đối với hàng dệt may Việt Nam sau khi Việt Nam và Mỹ ký hiệp định thương mại song phương, đã thúc đầy hàng may dệt Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, cũng đã tạo cơ hội cho loại hàng này của TQ xuất khẩu sang Mỹ qua Việt Nam.
c-Xe máy và ô tô. 6 tháng đầu năm 2003 TQ xuất khẩu xe máy sang Việt Nam tiếp tục hạ xuống, số lượng ô tô và linh kiện ô tô và kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam có phần tăng lên.
d- Hàng nông phẩm phụ. Hàng nông phẩm phụ chiếm vị trí quan trọng trong thương mại hai nước nhất là trong nhập khẩu từ việt Nam của TQ. 6 tháng đầu năm 2003, TQ xuất khẩu ngũ cốc, hoa quả sang Việt Nam xuất hiện đà tăng lên .
3. Tình hình TQ triển khai nghiệp vụ công trình thầu khoán tại VN
Từ khi TQ và VN thực hiện bình thường hóa quan hệ đến nay, TQ triển khai nghiệp vụ công trình thầu khoán tại VN đại thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn tìm tòi kỳ đầu từ đầu thập kỷ 90 đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á; giai đoạn khởi bước là từ cuối thập kỷ 90 đến năm 2001; giai đoạn tăng trưởng khá nhanh là bắt đầu từ năm 2002.
Các công ty công tình TQ thời đầu tiến vào thị trường địa phương là điều kiện khá gian khổ, đấu thầu nhiều nhưng trúng thầu ít. Năm 1995, thị trường công trình thầu khoán TQ tại VN có thay đổi. Trong năm, qua gọi thầu quốc tế tại VN, Công ty Công trình Hải ngoại TQ đã giành được quyền thầu khoán chung dự án mở rộng 102 ki-lô-mét đoạn từ Hà Nội đến Nô Tây trên đường Quốc lộ số 1 VN được Ngân hàng Thế giới cho vay, đây là dự án thầu khoán đầu tiên của TQ tại VN. Năm 1997, qua gọi thầu quốc tế, Tổng công ty Đối ngoại Thủy lợi Điện lực TQ lại giành được quyền nhận thầu dự án Đập Bãi Thượng Thanh Hóa được Ngân hàng Thế giới cho vay, kim ngạch hợp đồng là 8 triệu 460 nghìn USD.
Cuối thập kỷ 90, nền kinh tế VN dần dần bứt khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và bắt đầu hồi phục, mức tăng GDP bình quân mỗi năm của VN trong 3 năm liền kể từ sau năm 1999 là khoảng 7 %. Để giữ mức tăng nhanh chóng của nền kinh tế, Chính phủ VN tăng mức đầu tư vào công trình hạ tầng, nên khiến thị trường công trình thầu khoán được khôi phục từng bước và trở nên sống động. Do khả năng đấu thầu quốc tế của các công ty TQ tại dự án địa phương được tăng cường, nên tỷ lệ trúng thầu các dự án lớn được nâng cao rõ rệt.
Năm 1999, Tổng Công ty Công trình Kiến trúc TQ đã trúng thầu dự án cầu Phả Lại trong khi gọi thầu Quốc tế. Cùng năm, qua gọi thầu quốc tế, Công ty Tập đoàn Xây dựng Luyện kim TQ đã nhận thầu dự án xây dựng công trình cấp nước của thành phố Hải Phòng được Ngân hàng Thế giới cho vay. Năm 2000, Công ty Hợp tác Kỹ thuật Kinh tế Quốc tế Thẩm Dương TQ đã nhận thầu dự án 36,3 ki-lô-mét đoạn từ Hồng Gai đến Cửa Ông trên đường Đuốc lộ số 18 của VN. Năm 2001, Tổng Công ty Xây dựng TQ đã trúng thầu dự án Cầu Trà Khúc qua gọi thầu quốc tế.
Tháng 8 năm 2001, Tập đoàn Kinh tế Đối ngoại Thượng Hải, Tập đoàn Công trình Xây dựng Thượng Hải và Tập đoàn Thiết kế Hiện đại Thượng Hải đã giành được quyền thầu khoán chung dự án xây Sân Vận động Quốc gia VN. Đây là dự án lớn nhất của các công ty TQ từ khi tiến vào thị trường VN qua gọi thầu quốc tế, đánh thời kỳ phát triển mới của TQ trên thì trường công trình thầu khoán tại VN.
Điều cần được nêu rõ, từ giai đoạn tìm tòi đến giai đoạn khởi bước, phần lớn các công ty TQ đều rất coi trọng vấn đề chất lượng và danh dự của công trình thầu khoán, hợp tác chặt chẽ với nhà thầu địa phương, nên dành được sự tin cậy của chủ khoán và các bên hữu quan, đã đặt cơ cở cho việc mở mang hơn nữa thị trường tại địa phương. Trong thời gian này, dự án mở rộng đường Quốc lộ số 1 do Tổng Công ty Công trình Hải ngoại TQ bao thầu đã được Bộ Giao thông VN tặng danh hiệu là "Công trình Mẫu mực"; dự án Cầu Phả Lại do Tổng Công ty Xây dựng TQ bao thầu đã hoàn thành trước thời hạn 5 tháng và được phía VN khen là dự án "Công nghệ tiên tiến, tốc độ nhanh, chất lượng tốt và giá thành thấp"; Dự án công trình cấp nước của thành phố Hải Phòng do Công ty Tập đoàn Xây dựng Luyện kim TQ bao thầu đã được Ngân hàng Thế giới đánh giá là " Dự án Thành công nhất" trong các dự án cùng loại của các nước đang phát triển; sau khi khánh thành vào ngày 14 tháng 8 năm 2003, dự án Sân Vận động Quốc gia VN do Khối Liên hiệp Thượng Hải xây dựng đã được phía VN công nhận là công trình hiện đại số 1 với "tiến độ nhanh nhất, an toàn nhất và đẹp nhất".
Bước vào năm 2002, công trình thầu khoán của TQ tại VN đã có khởi sắc mới, tỷ lệ trúng thầu các dự án lớn được nâng cao hơn nữa. Điều cần được lưu ý là, trong thời kỳ này, TQ đã thu được đột phá quan trọng trong việc triển khai nghiệp vụ tư vấn và thiết kế. Tháng 2 năm 2003, Viện Nghiên cứu Thiết kế Thăm dò Côn Minh của Công ty Điện lực TQ đã trúng thầu trong hoạt động gọi thầu tư vấn thiết kế nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Tháng 5, Công ty Công trình Hoàn cầu TQ lại trúng thầu dự án tư vấn quản lý Nhà máy Phân lân Hải Phòng. Viện Thiết kế Thăm dò Thủy lợi Hoa Đông cùng phía VN hợp tác thiết kế và tư vấn một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Việc thực thi các dự án nói trên, đánh dấu TQ đã chính thức tiến vào thị trường thiết kế tư vấn công trình thầu khoán tại VN.
4. Tình hình TQ đầu tư tại VN
Hai năm qua, một số doanh nghiệp TQ có thực lực nghiêm chỉnh quán triệt chính sách phương châm chiến lược "tiến ra ngoài" của Nhà nước, tới tấp đi khảo sát thị trường VN và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.
Đặc điểm chủ yếu gồm:
(1) Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp.
(2) Phương thức đầu tư phần lớn là dư án độc doanh.
(3) Quy mô đầu tư doanh nghiệp không lớn. Xét về tổng thể, quy mô đầu tư của TQ tại VN còn nhỏ, tổng kim ngạch đầuy tư trên hiệp nghị còn chưa bằng 1 % Tổng kim ngạch thu hút vốn nước ngoài của VN, xếp thứ 18 trong các nước và khu vực đầu tư tại VN.
Hiệu quả thu hồi đầu tư là khá.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |