![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Minh Trang đang viết nhật ký
Nhật ký Minh Trang du Phúc Kiến:Ngày 4 tháng 12:
Sáng nay mình dậy rất sớm, trước giờ báo thức của khách sạn bởi hồi hộp đợi chuyến đi thăm tỉnh Phúc Kiến miền Đông nam Trung Quốc, nơi đối diện với Đài Loan-Hòn đảo đẹp giàu của Trung Quốc. Mình và 9 đại diện của 10 Câu lạc bộ thính giả xuất sắc được sàng lọc từ hơn 4000 câu lạc bộ thính giả CRI trên thế giới đến từ 10 nước cũng đã tập chung đông đủ, trông ai nấy cũng rất hồi hộp như mình vậy.
Đoàn chúng tôi đi thăm tỉnh Phúc Kiến, còn Đoàn thính giả đoạt giải đặc biệt của Cuộc thi "Kỷ niệm lần thứ 70 Ngày thành lập Đài Phát Thanh Quốc tế Trung Quốc" đi Quảng Tây. Thính giả của hai đoàn bịn rịn chia tay nhau. Tôi đã có cuộc hẹn hò với Vũ Bá Nha, khách mời đến biểu diễn cho đêm liên hoan chào mừng ngày thành lập CRI, sau này sẽ thường xuyên liên hệ với nhau.
Nhật ký của Minh Trang
Ngọc Ánh và các bạn trong Ban đối ngoại CRI đã đến khách đón và cùng chúng tôi ra sân bay. Trong chuyến bay ba tiếng đồng hồ, sau khi dùng bữa nhẹ trên không, tôi tranh thủ chợp mắt ngủ một giấc, còn Ngọc Ánh vẫn miệt mài trước máy vi tính đặt trên chiếc bàn gấp nhỏ trước ghế ngồi. Mình biết Ngọc Ánh đêm qua đã phải thức rất khuya để làm cho xong chương trình trước khi lên đường, bây giờ lại tiếp tục biên tập cho các chương trình tiếp theo để phục vụ thính giả. Sau gần ba tiếng đồng hồ bay trên không, gần 2 giờ chiều máy bay hạ cánh xuống sân bay Hạ Môn Phúv Kiến. Gió biển và nắng vàng ấm áp đã chào đón chúng tôi. Nếu Bắc Kinh có mưa tuyết, gió lạnh, nhiệt độ dưới không, thì ở Hạ Môn lúc này lại 21 độ C. Dọc hai bên đường cây cối xanh tốt, hoa đủ sắc màu, những dãy lầu cao tầng nối nhau dọc bờ eo biển hoặc trên sườn đồi. Phong cảnh Hạ Môn đúng là hữu tình. Thật xứng đáng với tên gọi "Thành phố Thiên thời địa lợi nhân hòa". Được đánh giá là thành phố "Thích hợp cư trú" trên thế giới.
Điểm đầu tiên đến thăm của đoàn chúng tôi là Khu Lưu niệm Trần Gia Canh. Ông là một vị Hoa Kiều yêu nước, nhà Doanh nghiệp, Nhà Giáo dục, Nhà Từ thiện, Nhà Hoạt động xã hội nổi tiếng ở Singapo. Quê ông ở Tập Mỹ huyện Đồng An tỉnh Phúc Kiến. Năm 1949 sau khi nhận điện mời của Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông đã về nước tham dự Hội nghị Chính Hiệp và Lễ Khai sinh Nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa. Sau đó, ông quyết định trở về nước định cư, quyên góp hết tài sản và 3 triệu đồng xây dựng trường học. Ông quyên góp xây dựng mười mấy tòa nhà của Trường Tập Mỹ và Trường Đại học Hạ Môn, song ông lại sống rất giản dị, chỉ ở trong ngôi nhà hai tầng rất bình thường, ông một lòng hiến dâng cho sự nghiệp giáo dục của Nước Trung Hoa mới. Ông mất vào ngày 12 tháng 8 năm 1961, nửa thế kỷ qua, người Trung Quốc vẫn luôn nhớ đến ông, khu nhà lúc sinh thời của ông đã trở thành điểm thăm quan, nhiều người đã đến trước mộ dâng hoa viếng ông.
Ngày nay, Trường Đại học Hạ Môn do ông Trần Gia Canh đầu tư đã trở thành trường Đại học điểm nổi tiếng Trung Quốc.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |