• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của nước Trung Hoa mới

    2011-10-25 17:50:46     CRIonline

    Nghe Online-I          Nghe Online-II

    Trụ sở Liên Hợp Quốc

    Phòng họp vàng trong Trụ sở Liên Hợp Quốc, là nơi triệu tập các phiên họp quốc tế của Liên Hợp Quốc, biết bao đề án gây ảnh hưởng tới tình hình quốc tế được thảo luận tại đây, biết bao nghị quyết giữ gìn hòa bình thế giới được sản sinh tại đây. Thứ tự ghế ngồi trong phòng họp này mỗi năm thay đổi một lần, mỗi một chiếc ghế đều tượng trưng cho chủ quyền quốc gia và tôn nghiêm dân tộc của một nước thành viên. Để lấy lại chiếc ghế hợp pháp của nhân dân Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, nước Trung Hoa mới đã đấu tranh và chờ đợi những 22 năm 24 ngày. Trong chương trình Trung Quốc ngày nay, xin mời quý vị và các bạn cùng Hùng Anh và Hải Vân ôn lại chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của nước Trung Hoa mới...

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Xin chào quý vị và các bạn bên máy thu thanh, tôi là Hải Vân, hôm nay xin mời quý vị và các bạn cùng ôn lại chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của nước Trung Hoa mới.

    Hùng Anh: Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức tuyên bố thành lập, theo thông lệ quốc tế và chuẩn tắc luật pháp quốc tế công nhận, chiếc ghế hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nên do nước Trung Hoa mới tiếp nhận, nhưng lúc bấy giờ các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ mượn cớ ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa Cộng sản để cô lập và phong tỏa nước Trung Hoa mới, các nước phương Tây lần lượt xây dựng ba phòng tuyến, ngăn cản Trung Quốc trở về Liên Hợp Quốc.

    Hải Vân: Từ năm 1951 đến năm 1960, Mỹ thao túng Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mượn cớ hoãn thời gian thảo luận, thời cơ chưa chín muồi v.v để gác lại vấn đề quyền đại diện của nước Trung Hoa mới. Sau năm 1961, Mỹ mượn cớ vấn đề thay đổi quyền đại diện của Trung Quốc là vấn đề quan trọng, đề xuất cần phải có 2/3 phiếu ủng hộ trong đại hội mới có thể thông qua; đến đầu thập niên 70 thế kỷ 20, Mỹ thấy tình thế đã thay đổi, đề xuất dự án quyền đại diện kép, yêu cầu khi kết nạp Trung Quốc, cũng phải giữ quyền đại diện của Đài Loan. Nhắc lại đoạn lịch sử này, nguyên đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp quốc từ năm 1990 đến năm 1993 Lý Đạo Dự nói:

    "Nguyện vọng chủ quan của Mỹ thứ nhất là muốn ngăn chặn Trung Quốc vài năm, thứ hai nếu không ngăn nổi, tốt nhất có thể thực hiện 'hai nước Trung Quốc', đây là nguyện vọng của Mỹ, thể hiện ở đề án của Mỹ".

    Hùng Anh: Trước những cản trở của Mỹ, Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh bền bỉ, đồng thời cũng cố gắng tăng cường thực lực quốc gia. Ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung Quốc đã thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, ngày 17 tháng 6 năm 1967, Trung Quốc thử thành công bom khinh khí, ngày 10 tháng 9 năm 1970, Trung Quốc phóng thành công tên lửa xuyên lục địa đầu tiên, thành tựu to lớn của Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và năng lực vận tải tầm xa đã phá vỡ độc quyền hạt nhân và răn đe hạt nhân của các nước lớn phát triển hạt nhân.

    Hải Vân: Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, vào bất kỳ lúc nào và trong bất kỳ tình huống nào, Trung Quốc đều không trước tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời tích cực kiến nghị triệu tập hội nghị cấp cao thế giới, thảo luận cấm toàn diện và tiêu diệt triệt để vũ khí hạt nhân.

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Tôi là Hải Vân, hôm nay xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi ôn lại chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của nước Trung Hoa mới.

    Hùng Anh: Bắt đầu từ cuối thập niên 50 thế kỷ 20, phong trào giành độc lập dân tộc của các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh như trào dâng thác đổ, rất nhiều nước thế giới thứ ba lần lượt lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng nhà nước độc lập dân tộc mới mẻ, nước Trung hoa mới luôn ủng hộ và viện trợ vô tư cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Á-Phi, đối với những nước bạn có ý muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc, Trung Quốc áp dụng phương châm: phàm những chính phủ cắt đứt quan hệ với phe phản động Quốc Dân đảng và có thái độ hữu nghị với Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới, Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều có thể đàm phán và xây dựng quan hệ ngoại giao với nước này trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau. Nguyên Đại sứ Lý Đạo Dự nói:

    "Thế giới thứ ba sở dĩ mong đợi và ủng hộ Trung Quốc trở lại Liên Hợp Quốc trước hết là bởi vì những nước này đích thân cảm nhận được Trung Quốc là người bạn trung thực nhất của thế giới thứ ba. Hai là bởi vì trong Liên Hợp Quốc, luôn phải chịu sự áp bức của nước siêu mạnh và một số ít nước theo đuổi nước siêu mạnh, cho nên mong có một người bạn trong thế giới thứ ba mạnh mẽ, bênh vực lẽ phải cho thế giới thứ ba, họ cho rằng, Trung Quốc chính là nước như vậy, họ mong Trung Quốc có thể sớm trở về Liên Hợp Quốc, đứng trong hàng ngũ của họ".

    Hải Vân: Tháng 9 năm 1965, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ, Nguyên soái Trần Nghị tổ chức họp báo trong và ngoài nước, trình bày toàn diện chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tái khẳng định phương châm ngoại giao cùng tồn tại hòa bình, độc lập tự chủ, đưa ra tiếng nói mạnh nhất cho toàn thế giới, thể hiện đầy đủ khí thế vĩ đại đứng vững vàng hàng ngũ các dân tộc thế giới của dân tộc Trung Hoa, những thành tựu thu được trong nội chính và ngoại giao của nước Trung Hoa mới đã trở thành nhân tố nội tại có lợi cho Trung Quốc giành lại chiếc ghế hợp pháp của mình tại Liên Hợp Quốc.

    Hùng Anh: Cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 thế kỷ 20, quốc lực Mỹ giảm, sức ly tâm các nước Tây Âu gia tăng, các nước thế giới thứ ba trỗi dậy đã hình thành điều kiện bên ngoài có lợi cho Trung Quốc giành lại chiếc ghế hợp pháp tại Liên Hợp Quốc. Tháng 7 và tháng 10 năm 1971, Trợ lý An ninh quốc gia Mỹ Kít-xinh-gơ hai lần thăm Trung Quốc, đây là sự kiện lớn trong lịch sử quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ và trong lịch sử ngoại giao thế giới, quan hệ đối đầu hơn 20 năm giữa Trung-Mỹ đã dịu lại, điều này khiến một số nước theo đuổi Mỹ cản trở Trung Quốc đã thay đổi thái độ, tình hình phát triển nhanh đến nỗi ngay cả các nhà chính trị như ông Kít-xin-gơ cũng không thể đánh giá chính xác, Mỹ vẫn ngoan cố phản đối khôi phục ghế hợp pháp cho Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 26.

    Hải Vân: Thế nhưng, điều đáng mỉa mai là, chính trong chuyến thăm Trung Quốc của mình, ông Kít-xinh-gơ đã tuyên bố Tổng thống Mỹ Ních-xơn sẽ thăm Trung Quốc vào năm 1972 đã thúc đẩy hữu hiệu sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại quyền đại diện hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Tôi là Hải Vân, hôm nay xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi ôn lại chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của nước Trung Hoa mới.

    Hùng Anh: Ngày 21 tháng 9 năm 1971, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 26 khai mạc, vấn đề quyền đại diện của Trung Quốc là vấn đề thảo luận chính của đại hội. Ngày 26 tháng 10 năm 1971, trụ sở Liên Hợp Quốc, ánh đèn sáng trưng, trong phòng họp, không khí căng thẳng. Qua 8 ngày tranh luận sôi nổi, vào khoảng 23 giờ tối ngày 25 tháng 10 giờ địa phương, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tiến hành biểu quyết dự thảo nghị quyết khôi phục chiếc ghế hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

    Hải Vân: 131 nước thành viên đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết số 2758 mang ý nghĩa lịch sử với 76 phiếu thuận, 17 phiếu trắng, 35 phiếu chống. Lúc đó, cả phòng họp vang lên tràng pháo tay nồng nhiệt.

    Hùng Anh: Ngày hôm đó là một ngày đáng để Trung Quốc thậm chí cả thế giới ghi nhận. Đó không những là sự thắng lợi của nhân dân Trung Quốc, cũng là sự thắng lợi của tất cả các nước chủ trương chính nghĩa, có ảnh hưởng lịch sử đối với tình hình quốc tế và sự phát triển của Liên Hợp Quốc. Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc từ năm 1980 đến năm 1985, từng tham gia đấu tranh khôi phục chiếc ghế hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và công tác trù bị vào Liên Hợp Quốc, ông Lăng Thanh nói:

    "Trung Quốc trở lại Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế liên chính phủ lớn nhất toàn cầu, có thể nói là một thắng lợi to lớn về ngoại giao của Trung Quốc. Xét từ ý nghĩa thế giới, tất nhiên cũng là một thắng lợi to lớn, bởi vì ngoại giao của Trung Quốc là giữ gìn hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng nhau phát triển, ủng hộ thế giới thế ba, đây là phương châm chính sách cơ bản của chúng tôi, một lực lượng chính trị như vậy tham gia vào Liên Hợp Quốc, sẽ phát huy vai trò to lớn".

    Hải Vân: Sau khi thông qua nghị quyết số 2758, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc U-than lúc bấy giờ gửi điện tới Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, hoan nghênh Trung Quốc chính thức cử đoàn đại biểu dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 26, ông U-than xúc động nói, kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông luôn dốc sức vào việc thực hiện tính phổ biến của Liên Hợp Quốc, nhưng Liên Hợp Quốc trước đó giống một người học sinh. Hiện giờ, khôi phục ghế hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Liên Hợp Quốc mới có thể thực sự bắt đầu làm việc. Đây là thắng lợi vĩ đại của ngoại giao Trung Quốc.

    Trung Quốc trở lại Trụ sở Liên Hợp Quốc

    Hùng Anh: Qua sự phê chuẩn của Trung ương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng trả lời chính thức cho ông U-than, cho biết Trung Quốc sẽ cử đoàn dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 26, từ đó, Trung Quốc bắt đầu công tác chuẩn bị nước rút.

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Tôi là Hải Vân, hôm nay xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi ôn lại chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của nước Trung Hoa mới.

    Hùng Anh: Vào lúc 13 giờ giờ GMT, tức 21 giờ giờ Bắc Kinh ngày 1 tháng 11 năm 1971, cờ đỏ 5 sao của Trung Quốc lần đầu tiên được kéo lên và tung bay phấp phới trước trụ sở Liên Hợp Quốc ở phía đông bờ sông của Niu-oóc. Ngày 9 tháng 11, tin về đoàn đại biểu Trung Quốc lên đường đến Niu-oóc tham gia hội nghị Liên Hợp Quốc trở thành tin nổi bật nhất trong ngày của toàn thế giới, với nụ cười đầy tự tin, trưởng đoàn Kiều Quan Hoa đã dẫn đoàn đại biểu nước Trung Hoa mới đến Liên Hợp Quốc. Là một trong những thành viên trong đoàn đại biểu dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 26, cụ Hùng Hướng Huy nói:

    "Chủ tịch Mao nói, năm 1950, ông Ngũ Tu Quyền đến Liên Hợp Quốc là lên án Mỹ xâm lược Đài Loan, nay các vị đi không phải là lên án, cũng không phải khiếu nại, mà là chủ trương lẽ phải, chính nghĩa, là tăng thêm khí thế cho nhân dân thế giới, làm giảm oai phong của nước siêu mạnh".

    Hải Vân: Ngày 15 tháng 11, Đoàn đại biểu Trung Quốc dự hội nghị Liên Hợp Quốc, nghị trình dự định của hội nghị là giải trừ quân bị thế giới, cuối cùng lại trở thành hội nghị chào mừng đoàn đại biểu Trung Quốc, một vị đại biểu Chi-lê từng miêu tả tình cảnh lúc bấy giờ, "người Trung Quốc đến Liên Hợp Quốc cứ như là đến từ mặt trăng hoặc sao hỏa, là nhân vật chưa từng quen biết hoặc từ trong thần thoại bước ra". Sự có mặt của đoàn đại biểu nước Trung Hoa mới đã gây chấn động chưa từng có trong lịch sử Liên Hợp Quốc. Bài phát biểu lanh lảnh và hùng hồn của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc Kiều Quan Hoa vẫn còn vang vọng bên tai:

    "Chúng tôi luôn chủ trương, quốc gia bất kể lớn nhỏ đều bình đẳng, nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình nên trở thành chuẩn tắc quan hệ giữa các nước, nhân dân các nước có quyền lựa chọn chế độ xã hội theo ý nguyện của nước mình, có quyền duy trì chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước mình, bất kỳ một quốc gia nào đều không có quyền tiến hành xâm lược, lật đổ, thống trị, can thiệp, hiếp đáp nước khác, chúng tôi phản đối thuyết chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân về nước lớn hiếp đáp nước nhỏ, nước nhỏ phụ thuộc vào nước lớn, chúng tôi phản đối chính trị cường quyền và chủ nghĩa bá quyền nước lớn hiếp đáp nước nhỏ, nước mạnh hiếp đáp nước yếu, chúng tôi chủ trương, công việc của bất kỳ nước nào đều phải do nhân dân nước đó tự quản lý, việc của cả thế giới phải do các nước trên thế giới quản lý, việc của Liên Hợp Quốc phải do tất cả các nước trong Liên Hợp Quốc cùng quản lý. Không cho phép nước siêu mạnh lũng đoạn, nước siêu mạnh không có nghĩa là cao cấp hơn, có thể cưỡi lên đầu người khác xưng vương xưng bá, Trung Quốc hiện nay không làm như vậy, tương lai và vĩnh viễn sẽ không làm nước siêu mạnh xâm lược, lật đổ, thống trị, can thiệp hoặc hiếp đáp nước khác".

    Hùng Anh: Bài phát biểu của ông Kiều Quan Hoa đã mở màn cho Trung Quốc tham gia công việc của Liên Hợp Quốc. Sau khi khôi phục chiếc ghế hợp pháp tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc kiên định đứng về lập trường của đông đảo các nước đang phát triển, tích cực ủng hộ Liên Hợp Quốc triển khai các công việc thể theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, và đã nhận được tin cậy và đánh giá cao trong công việc Liên Hợp Quốc bằng nỗ lực mang tính xây dựng của mình. Là 5 nước Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, bất kỳ trong thương lượng đa phương, hai bên Liên Hợp Quốc, hay là vấn đề cải cách Liên Hơp Quốc, Trung Quốc đều đặt duy trì lợi ích của đông đảo các nước đang phát triển lên vị trí hàng đầu, kiên quyết ủng hộ các nước thế giới thứ ba, duy trì độc lập dân tộc, phát triển kinh tế dân tộc. Trung Quốc trở lại Liên Hợp Quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ lớn nhất toàn cầu không những là sự thắng lợi của ngoại giao Trung Quốc, cũng là sự thắng lợi to lớn của cả thế giới. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, từng làm Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Lý Triệu Tinh nói:

    "Xuất phát từ lợi ích chung của cả nhân loại, Trung Quốc luôn làm việc nghiêm khắc thể theo nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Trung Quốc bênh vực lẽ phải, lên tiếng vì chính nghĩa, Trung Quốc kiên trì nguyên tắc, chủ trương chính nghĩa cho nhân dân thế giới đặc biệt là nhân dân các nước đang phát triển".

    Hải Vân: Kể từ khi khôi phục chiếc ghế hợp pháp tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã đóng góp đáng kể trong việc giữ gìn hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng phát triển trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc. Trên vấn đề điểm nóng quốc tế và khu vực, Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp hòa bình bằng biện pháp chính trị và ngoại giao đàm phán, đối thoại, phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

    Hùng Anh: Ngày 22 tháng 10 năm 1995, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân lúc bấy giờ đến Niu-oóc, Mỹ dự hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập Liên Hợp Quốc, đây là nguyên thủ Trung Quốc lần đầu tiên tham gia hội nghị Liên Hợp Quốc. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tặng bảo đỉnh thế kỷ, một món quà mang ngụ ý sâu sắc cho Liên Hợp Quốc. Chiếc bảo đỉnh này cao 2,1 mét, tượng trưng cho thế kỷ 21, trên đỉnh dài 2 mét có khắc 56 con rồng, tượng trưng cho Trung Quốc có 56 dân tộc, đều là con cháu rồng.

    Hải Vân: Trong bài phát biểu của mình, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ga-li lúc bấy giờ đã hiểu và trình bầy một cách chính xác về hàm ý sâu sắc của chiếc bảo đỉnh. Ông nói, chiếc bảo đỉnh tượng trưng cho bình yên và hòa bình trong lịch sử Trung Quốc, đã thể hiện phẩm cách vĩ đại của văn minh và lịch sử cổ truyền đáng tự hào của Trung Quốc, càng thể hiện quyết tâm tiếp tục sáng tạo tương lai vĩ đại hơn trên cơ sở lịch sử huy hoàng của nhân dân Trung Quốc.

    Hùng Anh: Liên Hợp Quốc cần có Trung Quốc, Trung Quốc cần có Liên Hợp Quốc. Trong hơn 60 năm qua, Liên Hợp Quốc đã trải qua những biến đổi khôn lường, đã trưởng thành và lớn mạnh trên con đường khúc khuỷu, đã đóng góp quan trọng cho hòa bình và phồn vinh nhân loại. Liên Hợp Quốc đã từ 51 nước thành viên lúc mới thành lập phát triển thành một đại gia đình quốc tế gồm 193 nước thành viên, trở thành tổ chức quốc tế liên chính phủ mang tính rộng rãi nhất, uy tín nhất của các nước có chủ quyền đương đại.

    Hải Vân: Tại hội nghị cấp cao kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Liên Hợp Quốc diễn ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc năm 2005, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có bài phát biểu quan trọng nhan đề "Cố gắng xây dựng thế giới hài hòa với hoà bình lâu dài, cùng phồn vinh", trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu rõ, việc thành lập Liên Hợp Quốc là một sự kiện lớn mang ý nghĩa thời đại trong lịch sử nhân loại.

    "Liên Hợp Quốc là cốt lõi của cơ chế an ninh tập thể, vai trò của Liên Hợp Quốc chỉ có thể tăng cường, không thể suy yếu. Chúng ta cần phải xây dựng quan niệm an ninh mới là tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hợp tác, xây dựng cơ chế an ninh tập thể công bằng, hữu hiệu; chúng ta cần phải khuyến khích và ủng hộ giải quyết tranh chấp quốc tế hoặc xung đột bằng phương thức hòa bình; cần phải tăng cường hợp tác".

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, trong chương trình hôm nay, Hùng Anh và Hải Vân đã cùng các bạn ôn lại chặng đường trở lại Liên Hợp Quốc của Trung Quốc, Chương trình Trung Quốc ngày nay xin tạm dừng tại đây, cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

    Hải Vân: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình này tuần sau.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>