N: Mời bạn đến với phần thảo luận chủ đề chương trình hôm nay. Khách mời tham gia phần thảo luận hôm nay là chị Thu Huyền, cán bộ người Việt Nam đang làm việc tại Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Xin chào chị.
M: Chào chị.
H: Chào....
N: Trong thời gian làm việc ở Bắc Kinh, chị hay xem phim truyền hình dài tập Trung Quốc không ạ?
H: Dạ, thường xuyên ạ. Hầu như là theo dõi khá đầy đủ các bộ phim truyền hình phát trên sóng Đài truyền hình Bắc Kinh.
N: Vậy, không biết chị có để ý, mới đây có một bộ phim truyền hình đang chiếu trên các kênh truyền hình Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc, đó là bộ phim "Tân Hoàn Châu Cách Cách". Nếu Nam Dương nhớ không nhầm, bộ phim "Hoàn Châu Cách Cách" phiên bản cũ cũng từng chiếu tại Việt Nam và rất được khán giả Việt Nam yêu thích.
H: Vâng. Tôi đã xem.
Đúng như Nam Dương vừa nói, "Hoàn Châu Cách Cách" từng chiếu ở Việt Nam, các diễn viên đóng trong phim như Triệu Vi, Lâm Tâm Như v.v rất được khán giả Việt Nam yêu mến. Tôi thấy "Tân Hoàn Châu Cách Cách" cũng thu hút sự quan tâm của khán giả Việt Nam, có bạn cư dân mạng Việt Nam lưu ký trên mạng nói rằng: "Không 'trong sáng' như bản cũ, 'Tân Hoàn Châu Cách Cách' đang bị nhiều khán giả chỉ trích vì quá lạm dụng những 'pha' mùi mẫn của các Ca Ca và Cách Cách".
M: Vâng, thực ra không chỉ bộ phim "Hoàn Châu Cách Cách", mà rất nhiều bộ phim nổi tiếng mà khán giả Việt Nam quen thuộc như "Hồng Lâu Mộng", "Tây Du Ký", "Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Thủy Hử"...từng được chiếu trên màn ảnh nhỏ mười mấy năm trước, những năm gần đây đã được dựng lại bản mới. Các chuyên gia, học giả và khán giả đều có lời khen tiếng chê đối với bản mới của các bộ phim đó.
H: Vâng, tôi cũng để ý, tôi thấy vẫn thích xem bản cũ hơn. Tuy nhiên, bản mới của các bộ phim này vẫn có tỷ lệ xem rất cao ở Trung Quốc.
"Tân Hoàn Châu Cách Cách"
N: Vâng, chính vì chất lượng bản mới của các bộ phim nổi tiếng đó có tốt có xấu, cho nên Vụ Quản lý phim truyền hình Tổng Cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc đã quyết định không cho phép làm lại phiên bản mới của 4 tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc là "Hồng Lâu Mộng", "Tây Du Ký", "Tam Quốc Diễn Nghĩa" và "Thủy Hử" trong một thời gian ngắn. Dù thế nào, sao chép các bộ phim nổi tiếng là không có lợi cho việc sáng tác kịch bản mới.
M: Vâng, hôm nay chúng ta sẽ trao đổi với các bạn chủ đề "Có bao nhiêu phim truyền hình 'hot' ở Trung Quốc có thể sao chép".
N: Vâng, quan điểm của chị về việc dựng lại các bộ phim truyền hình nổi tiếng thế nào?
H: Theo tôi, quan trọng nhất là chất lượng của các bộ phim đó. Đối với những người đã từng xem bản cũ, tất nhiên sẽ có những đánh giá và nhận thức riêng, nhưng đối với thế hệ trẻ, chúng ta cũng cần có các bộ phim dàn dựng bằng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu giải trí của đối tượng khán giả này. Nguyên tắc chung là các phiên bản mới không nên quá xa rời nguyên tác.
"Tây Du Ký" mới
"Hồng Lâu Mộng" mới
"Thủy Hử" mới
M: Vâng. Chúng ta trở lại với bộ phim "Hoàn Châu Cách Cách", không biết chị Huyền và Nam Dương thế nào, còn Mẫn Linh thì đã theo dõi và xem lại nhiều lần "Hoàn Châu Cách Cách" bản cũ, tức là bản do Triệu Vi đóng Tiểu Yến Tử, khi được biết bộ phim này sẽ được dựng lại thành phiên bản mới, Mẫn Linh hoàn toàn không có hứng thú xem, nếu nói là xem, cũng chỉ vì bộ phim này đã gây xôn xao dư luận cư dân mạng In-tơ-nét, mình chỉ muốn xem những bình luận trên mạng thực hư thế nào thôi. Nào là....nào là ....
N: Vâng. Đúng như cảm nhận của Mẫn Linh đối với "Tân Hoàn Châu Cách Cách", những năm gần đây, các bộ phim truyền hình nổi tiếng Trung Quốc trước đây sau khi làm lại bản mới đã không được đánh giá cao. Ví dụ như, bản mới phim "Tây Du Ký" có đoạn miêu tả Đường Tăng biến thành "nữ", Tôn Ngộ Không yêu Đường Tăng, điều này đã khiến khán giả dở khóc dở cười.
H: Vâng. Việc dựng lại phiên bản mới các bộ phim truyền hình nổi tiếng trước đây quả thật không có mấy bộ phim có thể vượt qua được các phiên bản cũ.
M: Nhưng, các nhà đầu tư vẫn rất sốt sắng "sao chép" các bộ phim truyền hình nổi tiếng trước đây. Bởi vì, phê bình càng nhiều, tỷ lệ xem càng cao. Mặc dù không hài lòng với các bản mới, nhưng khán giả luôn có sự mong đợi và hiếu kỳ đối với các bộ phim kinh điển trước đây, nên họ đã không nén nổi sự hiếu kỳ, thậm chí lấy việc so sánh giữa cũ và mới làm niềm vui.
N: Theo Nam Dương thì rủi ro ít, tiết kiệm giá thành và sức lực cũng là một trong những nguyên nhân mà các nhà đầu tư sốt sắng "sao chép" các bộ phim truyền hình nổi tiếng trước đây. Bởi vì "tiền thân" của các bản mới đều là đề tài rất "hot", từng trải qua thử thách trên thị trường, có cơ sở khán giả nhất định, cộng thêm tình tiết mới, diễn viên mới lại có thể thu hút khán giả mới, cho nên cũng được các đài truyền hình – những chủ mua phim hoan nghênh.
H: Nhưng, từ một góc độ nào đó cũng nói lên Trung Quốc hiện đang thiếu kịch bản mới. Nếu giới biên kịch thiếu tinh thần sáng tạo, cứ theo đuổi các kịch bản kinh điển, như vậy rất có thể lại tạo ra vòng luẩn quẩn.
M: Vâng, chị nói rất đúng, nhưng việc dựng lại các bộ phim nổi tiếng không phải là hiện tượng riêng ở Trung Quốc, kể cả trong giới điện ảnh Hollywood, cũng có nhiều bộ phim kinh điển được dựng lại và nhận được sự hoan nghênh của khán giả. Bộ phim "Transformers" là một ví dụ sinh động nhất, bộ phim này được làm lại từ bộ phim hoạt hình cùng tên. Quan trọng là ở chất lượng.
N: Vâng. Ở Trung Quốc cũng có trường hợp thành công, ví dụ như phim "Cáp Nhĩ Tân dưới màn đêm", kịch bản của bộ phim này được chuyển thể từ vở kịch truyền thanh nổi tiếng trước đây.
M: Lại ví dụ như "Hồng Lâu Mộng", có thể có một số khán giả vẫn thích xem bản cũ hơn, nhưng không thể phủ nhận bộ phim này được đánh giá rất cao trong thế hệ trẻ hiện nay, vì vậy không nên cho rằng phiên bản mới của "Hồng Lâu Mộng" là thất bại.
H: Vâng. Vì vậy khi làm lại bản mới của các bộ phim kinh điển cần chú trọng sáng tạo, không nên "sao chép" thái quá phiên bản cũ.
M: Vâng. Làm lại các bộ phim nổi tiếng trước đây không nên chạy theo "mốt", người ta làm đề tài gì thì mình cũng làm đề tài ấy. Chúng ta nên lựa chọn những đề tài đã từng có sức ảnh hưởng đến cả một thế hệ và mang đậm hơi thở thời đại, như vậy phim bản mới không những có thể khiến khán giả thế hệ trước đây ôn lại những ngày tháng mà mình từng đi qua, mà còn có thể giúp thế hệ trẻ tìm hiểu những câu chuyện và con người thời đại đó.
N: Vâng. Ngoài ra còn cần phải chú trọng cả tính nghệ thuật và kỹ thuật. Cho dù kỹ thuật quay phim hiện nay hiện đại hơn trước đây rất nhiều, nhưng chúng ta không nên quá chú trọng thể hiện kỹ xảo điện ảnh. Ví dụ như đoạn này nhân vật không nên bay, nhưng vì chúng ta có kỹ thuật, chúng ta lại khiến họ bay, như vậy là không được. Nam Dương phát hiện nhiều bộ phim cổ trang mới sản xuất đều mắc bệnh "sính" dùng kỹ xảo.
H: Vâng. Tôi thì cho rằng dù "sao chép" cũng cần phải chú trọng sáng tạo. Làm thế nào có thể thể hiện nguyên tác thông qua cách nhìn mới và độc đáo đòi hỏi các nhà làm phim phải có cái nhìn thoả đáng, tránh để xảy ra hiện tượng lặp lại các cảnh trong phim bản cũ.
N: Vâng. Nói tóm lại, chúng ta hy vọng làng điện ảnh Trung Quốc sẽ có càng nhiều tác phẩm hay, dù là bản mới của các bộ phim truyền hình nổi tiếng trước đây hay là các tác phẩm hoàn toàn mới....
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |