• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Quảng Châu: Từ nơi bắt nguồn cách mạng đến tuyến đầu cải cách mở cửa

    2011-10-11 16:47:03     cri

    Nghe Online-I        Nghe Online-II

    Cách đây 100 năm, tiếng súng của Cách mạng Tân Hợi đã xé tan màn đêm tối mịt, mở màn cho người dân Trung Quốc cận đại lật đổ chế độ vua chúa phong kiến, theo đuổi cộng hòa dân chủ, trong khi đó Quảng Châu chính là nơi bắt nguồn cuộc cách mạng này. Quảng Châu, một thành phố nóng ẩm quanh năm trên đất miền nam Trung Quốc này, đã từ nơi bắt nguồn cách mạng năm xưa phát triển thành đô thị thương mại quốc tế hiện nay, 100 năm qua, Quảng Châu luôn viết nên những câu chuyện huyền thoại "mạnh dạn đi trước đón đầu"...

    Hùng Anh: "Câu chuyện hàng ngày, tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu về một Trung Quốc chân thực", hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã có mặt bên máy thu thanh của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn đến Quảng Châu, nơi bắt nguồn cách mạng năm xưa, tuyến đầu cải cách mở cửa ngày nay, cùng nhìn lại chặng đường lịch sử oanh liệt của Cách mạng Tân Hợi, cũng như tìm hiểu những đổi thay của Quảng Châu trong 100 năm qua.

    Hải Vân: Sau đó, xin mời quý vị và các bạn nghe Vinh Dung kể lại vài mẩu chuyện giữa ông Tôn Trung Sơn, người đi đầu cách mạng Trung Quốc với những người theo đuổi ông làm hoạt động cách mạng ở Việt Nam.

    Hùng Anh: Trước ngày thành công của cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương nổi tiếng năm 1911, Quảng Đông luôn là "trận địa chính" của cuộc đọ sức giữa người cách mạng với vua chúa phong kiến. Ông Tôn Trung Sơn, người đi đầu cách mạng Trung Quốc từng lấy Quảng Đông làm vũ đài chính lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa, nhưng đều bị thất bại. Người đi sau cho rằng, chính nhờ có những trải nghiệm hết lần này sang lần khác, các nhà cách mạng chí sĩ mới có thể người trước ngã xuống, người sau tiến lên, đổ máu, hy sinh để dấy lên cách mạng quốc dân nhằm lật đổ nhà Thanh mục nát bằng vũ trang. Chủ tịch Hội Bạn hữu Trường Quân sự Hoàng Phố tỉnh Quảng Đông Đặng Tân Liễu cho biết:

    "Nhằm lật đổ ách thống trị của Nhà Thanh, từ năm thứ 20 Quang Tự Nhà Thanh, tức năm 1894 sáng lập Hội Hưng Trung cho đến trước cuộc khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911, ông Tôn Trung Sơn từng tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, khởi nghĩa lớn khoảng 10 lần, trong đó có 8 lần tại tỉnh Quảng Đông, trong đó Khởi nghĩa Quảng Châu ngày 29-3 âm lịch năm 1911 có ảnh hưởng to lớn nhất, oanh liệt nhất, cuộc khởi nghĩa này đã vang lên tiếng súng đầu tiên cho Cách mạng Tân Hợi và mở màn cho Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc".

    Hải Vân: Sau Cách mạng Tân Hợi, dưới sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, ông Tôn Trung Sơn đã chọn đảo Trường Châu Hoàng Phố cách nội thành Quảng Châu hơn 20 cây số về phía đông nam làm trụ sở thành lập Trường quân sự Hoàng Phố. Từ ngày sáng lập Trường quân sự Hoàng Phố, giáo viên và học viên đến từ trường quân sự nổi tiếng này đã viết nên trang sử cận đại của Trung Quốc bằng sự từng trải của mình. Trên thế giới còn chưa có thầy trò của một trường học nào có thể gây ảnh hưởng sâu xa như vậy đối với vận mệnh của một quốc gia và dân tộc. "Vào Trường Hoàng Phố" từng trở thành tiếng kèn hiệu kêu gọi cả một thế hệ thanh niên ôm ấp chí lớn. Bà Vưu Lan Điền, Phó Ban Mặt trận thống nhất Trương ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh giá cao tinh thần Hoàng Phố.

    "Cách đây 87 năm, ông Tôn Trung Sơn đích thân sáng lập Trường quân sự Hoàng Phố, đây là con đẻ sau khi ông tổng kết kinh nghiệm và bài học của Cách mạng Tân Hợi cũng như các cuộc cách mạng sau đó, là thành quả quan trọng của sự hợp tác giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản, là ngôi trường đầu tiên đào tạo nhân tài chính trị quân sự cách mạng, trong các trận chiến Đông Chinh, Bắc Phạt và cuộc chiến chống Nhật, hàng loạt tướng sĩ trường Hoàng Phố chiến đấu anh dũng, người trước ngã xuống, người sau tiến lên lập nên công trạng lịch sử bất hủ cho nền độc lập và giải phóng của dân tộc Trung Hoa, thể hiện tinh thần yêu nước và cách mạng của trường Hoàng Phố bằng đổ máu hy sinh và hiến dâng tính mạng."

    Hùng Anh: Là kết tinh của thời kỳ hợp tác lần đầu tiên giữa Quốc Dân đảng và đảng Cộng sản, Trường quân sự Hoàng Phố lúc bấy giờ dạt dào tinh thần cách mạng và tình cảm yêu Tổ quốc nồng nàn. Mặc dù về sau trường quân sự phải di dời nhiều lần, nhưng sức mạnh của nhiệt huyết cách mạng đó đã vượt qua thời gian và không gian. Chủ tịch Hội Bạn hữu Trường Quân sự Hoàng Phố ở Niu-oóc Mỹ Trần Khánh Quốc là học viên khóa 33 của Trường Quân sự Hoàng Phố, khi cất giọng hát lên bài ca của mái trường xưa, ông vẫn dạt dào tình cảm như năm xưa.

    "Làn sóng phẫn nộ cuồn cuộn, cờ Đảng phất phới tung bay, đây là Trường Quân sự Hoàng Phố, Chủ nghĩa cách mạng phải quán triệt, kỷ luật đừng buông lỏng, sẵn sàng gương mẫu phấn đấu. Mở ra con đường máu đào, dẫn dắt dân chúng bị áp bức, xiết chặt tay cùng tiến lên, đường không xa, ta chẳng sợ, thương yêu đùm bọc nhau, tiếp tục kiên trì đến hơi thở cuối cùng. Phát huy truyền thống của ta, tôn vinh tinh thần Trường Quân sự."

    Hải Vân: Thời gian thấm thoát thoi đưa, biết bao vật đổi sao rời. Năm 1979, Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách cải cách mở cửa. Điều lý thú là lịch sử luôn có những điểm tương tự nhau, lần này vẫn là người Quảng Đông đi trước đón đầu.

    Hùng Anh: Là thành phố mở cửa đối ngoại đợt đầu của Trung Quốc, Quảng Châu đã được chính sách ưu tiên trước, kinh tế tăng trưởng và mức sống nhân dân được nâng cao đã khiến Quảng Châu từ thành phố cách mạng nhanh chóng trở thành đô thị tài chính tiền tệ. Hướng dẫn viên Quảng Châu Thẩm Lợi Lợi kể lại quang cảnh hoành tráng người dân lũ lượt kéo đến Khách sạn Bạch Thiên Nga, khách sạn 5 sao đầu tiên của Trung Quốc Đại Lục khai trương tại Quảng Châu vào thời kỳ đầu cải cách mở cửa.

    "Lúc bấy giờ quang cảnh hết sức đông vui, người chen chúc như nêm cối, hàng ngày nhân viên phục vụ khách sạn Bạch Thiên Nga ngoài quét dọn ra, còn phải làm thêm một việc nữa, đó là nhặt giầy dép. Ngày nào cũng nhặt được hàng đống giầy dép, bởi vì khách tham quan đông quá, rất dễ dẫm phải chân của người khác và dẫn đến giầy dép bị tụt, hiện tượng này đã kéo dài những ba tháng".

    Hải Vân: Ít lâu sau, người Trung Quốc phổ biến quan niệm rằng "Đông tây nam bắc trung, phát tài đáo Quảng Đông", kinh tế phát triển nhanh chóng, chế độ phân phối thu nhập linh hoạt, thông tin tiện lợi và phát triển, khiến Quảng Đông ngày một sôi động, sức hấp dẫn ngày một tăng, đã trở thành thành phố Trung tâm thu hút nhân tài. Anh Hoàng làm thuê trong một khách sạn ở Quảng Châu, khi nói đến Quảng Châu, anh nói, cảnh ban đêm của Quảng Châu rất đẹp, thu nhập cũng khá, anh tràn đầy ước mơ đối với tương lai.

    "Tôi mới đến Quảng Châu, chịu khó chăm chỉ làm việc, dành dụm ít tiền, đồng thời tìm hiểu nhiều hơn về công việc, lập nghiệp, về sau tự mở công ty".

    Hùng Anh: Từ xưa đến nay, Quảng Châu là một chặng quan trọng trên con đường tơ lụa biển, kết nối các tuyến đường biển giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, Vịnh Péc-xích cũng như châu Âu, cải cách mở cửa khiến Quảng Châu một lần nữa toát lên sức sống lớn mạnh hơn, phát triển thành đô thị quốc tế xán lạn, hội tụ nhân tài của toàn cầu. Anh chàng Gioóc-đa-ni I-háp đến Quảng Châu đã một năm, anh thường đi lại giữa Đu-bai và Quảng Châu, anh nói, sau giờ làm việc, anh thích cùng bạn bè đến phố thương mại Thượng Hạ Cửu sầm uất, uống cà-phê, trò chuyện, tận hưởng cuộc sống của Quảng Châu.

    "Đây là trung tâm tài chính tiền tệ, rất hay, món ăn Quảng Đông cũng rất ngon, tôi không thể tìm được một thành phố nào khác tốt hơn Quảng Châu, tôi từng đi qua Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, tôi thích nơi này hơn, giao tiếp với người Trung Quốc cũng dễ hơn".

    Hải Vân: Du thuyền ban đêm trên sông Châu Giang, có thể ngắm những kiến trúc tiêu biểu mới của thành phố như Hải Tâm Sa, Tháp Quảng Châu v.v ánh đèn điện rực rỡ sáng trưng, vô cùng hấp dẫn, những kiến trúc mới này đã thể hiện tinh thần sáng tạo đổi mới của người Quảng Châu.

    Hùng Anh: Tại Á vận hội Quảng Châu năm 2010, đảo Hải Tâm Sa nằm giữa sông Châu Giang trở thành nơi diễn ra lễ khai mạc và lễ bế mạc của Á Vận hội, tượng trưng cho Quảng Châu nói riêng và Trung Quốc nói chung đã vươn cánh bay ra thế giới. Chủ tịch Hội Bạn hữu Trường Quân sự Hoàng Phố Lâm Thượng Nguyên ngoài 80 tuổi vô cùng xúc động trước sự đổi thay của Quảng Châu ngày nay, cụ nói ước mơ của các nhà chí sĩ cách mạng đã được thực hiện tại thành phố này.

    "Tôi đã cảm nhận sự đổi thay long trời lở đất, tôi từng đến đây trước khi giải phóng Quảng Châu, lúc ấy không thể so sánh với hiện nay, Quảng Châu thay đổi từng năm, sau đó tôi một thời gian lại đến Quảng Châu, bây giờ tôi quay lại Quảng Châu và không còn nhận ra nữa, trước đây chưa có sân vận động, nhà cao tầng cũng không nhiều như vậy, cao vài tầng đã oai lắm rồi, bây giờ nhà cao mấy chục tầng nhiều lắm. Tôi cảm thấy đất nước chúng ta thực sự đã từng bước đi lên giàu mạnh, tôi nghĩ, những người theo đuổi ông Tôn Trung Sơn làm cách mạng năm xưa, nay ước mơ của họ đã được thực hiện, là người nối gót còn sống khoẻ mạnh, tôi thấy rất hạnh phúc".

    Hải Vân: Cách mạng Tân Hợi cho đến ngày nay đã trải qua 100 năm bể dâu, 100 năm trước, người đi trước miệt mài tìm tòi con đường cứu nước. 100 năm sau, Quảng Châu đã đồng bộ với nhịp đập của phát triển thế giới. Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc Ngô Đức Lập đã sống 26 năm tại Quảng Đông, ông nội của ông là Ngô Triệu Lân, Tổng chỉ huy lâm thời Khởi nghĩa Vũ Xương Cách mạng Tân Hợi. Ông Ngô Đức Lập cho rằng, nhìn dọc trăm năm, sự phát triển của Quảng Châu chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc từ lạc hậu đi tới giàu mạnh, Quảng Châu ngày nay vẫn kế thừa dòng máu của cách mạng.

    "Tôi suy nghĩ miên man, 100 năm qua, từ những bước đi chập chững, Trung Quốc đã đi lên con đường phát triển giàu mạnh ngày nay, khiến tôi xúc động biết bao. Sự phát triển của Quảng Châu hiện nay không chỉ về quy mô, không chỉ về phần cứng, gần đây tôi đến Quảng Châu tôi thấy quản lý cũng tiến bộ hơn. Người Quảng Đông một lần nữa đóng góp to lớn cho sự vực dậy của dân tộc Trung Hoa, vực dậy kinh tế, trong đó có tinh thần Tân Hợi, tinh thần Hoàng Phố, hai tinh thần này đều thể hiện rõ rệt ở Quảng Châu".

    Hùng Anh: Đúng như lời nói của đồng chí Đinh Hồng Đô, Ủy viên thường trực thành ủy Quảng Châu, Quảng Châu là nơi bắt nguồn của cách mạng dân chủ cận đại Trung Quốc. Việc sáng lập Trường Quân sự Hoàng Phố nổi tiếng thế giới đã gây dựng tinh thần Hoàng Phố cách mạng yêu nước, thương yêu đùm bọc, đoàn kết hợp tác, phấn đấu hy sinh. Cho đến ngày nay, tinh thần Hoàng Phố đã hòa nhập vào văn hóa Lĩnh Nam, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Lĩnh Nam.

    "Những sự kiện cách mạng rực rỡ trong dòng sông lịch sử đó, không những để lại biết bao di tích lịch sử cách mạng cho Quảng Châu ra, mà còn để lại di sản văn hóa tinh thần vô cùng quý giá. Quảng Châu ngày nay kế thừa truyền thống vẻ vang "mạnh dạn giải phóng tư tưởng, mạnh dạn đi trước mọi người", sự phát triển kinh tế-xã hội đã thu được thành tựu to lớn; lấy 'dẫn đầu đẩy nhanh nâng cấp chuyển đổi mô hình, xây dựng Quảng Châu hạnh phúc' làm nhiệm vụ cốt lõi, mưu cầu phát triển theo Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 từ khởi điểm mới; Quảng Châu ngày nay cũng sẽ tiếp tục phát triển và phát huy ý chí cách mạng của các bậc tiền bối cách mạng, cùng kế thừa và tôn vinh tinh thần Hoàng Phố, nỗ lực phấn đấu vì sự giàu mạnh của quốc gia, chấn hưng của dân tộc và thống nhất đất nước".

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi Chương trình Trung Quốc ngày nay do Hải Vân và Hùng Anh chủ trì. Vừa rồi chúng ta đã đến thăm Quảng Châu, nơi bắt nguồn của Cách mạng Tân Hợi để ôn lại chặng đường lịch sử oanh liệt của cách mạng và tìm hiểu những đổi thay của Quảng Châu trong 100 năm qua.

    Hải Vân: Tiếp theo, xin mời quý vị và các bạn nghe Vinh Dung kể vài câu chuyện giữa ông Tôn Trung Sơn, người đi đầu cách mạng Trung Quốc với những nhà cách mạng Việt Nam đi theo dấu chân của ông.

    Phóng viên Đài chúng tôi mới đây đã phỏng vấn ông Lâm Gia Hữu, Giáo sư Khoa Sử Trường Đại học Trung Sơn, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Tôn Trung Sơn. Giáo sư Lâm Gia Hữu cho biết, Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, chính sự gần gũi về địa lý này đã khiến Việt Nam trở thành một trong những hậu phương vững chắc trong hoạt động cách mạng hồi đầu thế kỷ 20 của ông Tôn Trung Sơn.

    "Ông Tôn Trung Sơn đã phát động và tổ chức cho Hoà kiều ở Việt Nam phối hợp với các đồng chí trong nước Trung Quốc, tổ chức lực lượng tại khu vực Việt Bắc lấy Hà Nội và Hải Phòng làm trung tâm để tiến quân về vùng biên giới. Khi gặp trắc trở hoặc thất bại sẽ rút về lãnh thổ Việt Nam, để chờ cơ hội tổ chức lại lực lượng, hoặc trở về Trung Quốc, hoặc đưa các đồng chí khởi nghĩa tới Nam Dương".

    Giáo sư Lâm Gia Hữu cho biết, ông Tôn Trung Sơn tháng 6 năm 1900 đến các nơi Hà Nội và Sài Gòn tuyên truyền cách mạng, nhưng trong số người bán tín bán nghi có một người là "Fan" trung thành của ông Tôn Trung Sơn, với tên gọi là Hoàng Cảnh Nam, bí danh "Tường giá đỗ", luôn có mặt trong các buổi diễn thuyết của ông Tôn Trung Sơn.

    "Hoàng Cảnh Nam-người Tân Hội, Quảng Đông, làm nghề bán giá đỗ ở Chợ Lớn, sau trở thành người theo đuổi ông Tôn Trung Sơn kiên định nhất. Mùa đông năm 1902, Hoàng Cảnh Nam gia nhập phân hội Hưng Trung do ông Tôn Trung Sơn thành lập tại Chợ Lớn, ông Tôn Trung Sơn mỗi lần đến Chợ Lớn hoạt động đều lấy cơ sở của "Tường giá đỗ" làm cứ điểm."

    Khi ôn lại quãng lịch sử đó, ông Trần Quốc Hoa, Phó Tổng Biên tập "Báo Sài Gòn Giải phóng" cho biết:

    "Sự tích cực ủng hộ ông Tôn Trung Sơn làm cách mạng của "Tường giá đỗ" Hoàng Cảnh Nam được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam. Sau khi ăn lên làm ra, "Tường giá đỗ" luôn đau buồn trước nỗi khổ đau của Tổ quốc, của kiều bào dưới ách thống trị thực dân mỗi khi nghĩ đến Chính phủ Nhà Thanh mục nát, bất lực".

    Khi tham quan Nhà kỷ niệm Chiến tranh Bắc Phạt, ông Trần Quốc Hoa cho biết:

    "Trong lịch sử Trung Quốc, ông Tôn Trung Sơn được tôn vinh là 'Quốc phụ', là sự giác ngộ của Trung Quốc, đã mở ra con đường phục hưng của dân tộc. Ở Việt Nam, ông Tôn Trung Sơn cũng sống trong lòng nhân dân, là người rất được tôn kính và sùng bái, ông từng ba lần đến Sài Gòn, Việt Nam tuyên truyền tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân, đã góp phần thúc đẩy tiến trình cách mạng của Việt Nam. Thông qua tham quan, chúng tôi hiểu biết hơn nữa lịch sử của cách mạng dân chủ Trung Quốc".

    Năm 1907, ông Hoàng Cảnh Nam quyên góp 3,000 đồng bạc ủng hộ cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan; tháng 2 năm 1911, ông mua vũ khí và thành lập đội cảm tử, chuẩn bị về Quảng Châu tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 29/3, nhưng vì khởi nghĩa được tiến hành trước và không thành công. Sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, ông lại tổ chức quyên góp được 300 nghìn đồng ủng hộ cách mạng. Năm 1920, ông Tôn Trung Sơn tiến đánh quân phiệt ở Quảng Tây, ông Hoàng Cảnh Nam đã thành lập đội Nghĩa dũng trong Hoa kiều Việt Nam về nước dẹp loạn, sau khi thành công ông trở về với cuộc sống bình thường.

    Chủ nhiệm Văn phòng Hoa kiều và người Hoa tỉnh Quảng Đông, ông Ngô Nhuệ Thành cho phóng viên biết:

    "Tại thành phố Hồ Chí Minh còn có một người làm nghề gánh nước khiến mọi người rất cảm động, ông gánh một gánh nước chỉ được trả công một xu, nhưng ông đã quyên góp 3.000 đồng mà ông tích cóp được trong suốt nửa cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của ông Tôn Trung Sơn."

    Giám đốc hành chính cao cấp của tờ "Nhật báo Quang Hoa" Ma-lai-xi-a, ông Hoàng Tất Thông phát biểu tại buổi lễ cho biết:

    "100 năm trước, Cách mạng Tân Hợi và tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân của ông Tôn Trung Sơn đã có ảnh hưởng sâu xa đối với các nước Đông Nam Á như Ma-lai-xi-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a...Tôi rất vui mừng là đại diện của báo giới được đến thăm quê hương của Nhà lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi Tôn Trung Sơn, tìm hiểu những dấu tích lịch sử của Cách mạng Tân Hợi. Tôi mong Ban tổ chức cung cấp cho chúng tôi những tư liệu sâu hơn về cuộc Cách mạng Tân Hợi, để chúng tôi đưa những thông tin về Cách mạng Tân Hợi tới người dân Ma-lai-xi-a."

    Qua những câu chuyện sinh động nói trên, phóng viên đã hiểu được phần nào về quá trình chuẩn bị cho Cách mạng Tân Hợi của ông Tôn Trung Sơn tại Việt Nam. Cuộc cách mạng này từng được phóng viên coi là một sự kiện oanh liệt trong sử sách, nhưng giờ đây đã trở nên vô cùng sống động, khiến phóng viên dường như nghe thấy tiếng kèn xung trận năm xưa.

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, Chương trình Trung Quốc ngày nay xin tạm dừng tại đây, Hải Vân và Hùng Anh xin chào quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>